Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đã tìm thấy nơi đản sinh Đức Phật Thích Ca

04/05/201103:10(Xem: 3445)
Đã tìm thấy nơi đản sinh Đức Phật Thích Ca


ad-lumbini-1b

ĐÃ TÌM THẤY NƠI ĐẢN SINH ĐỨC PHẬT THÍCH CA

(Theo Asia Week)



Trụ đá bia ký của vua A Dục trồng 300 năm BC, đánh dấu nơi Phật Đản sanh

Hàng thế kỷ qua, những người hành hương từ các nơi trên thế giới đã lùng sục khắp các chân đồi của dãy Hy Mã Lạp Sơn với hy vọng tìm ra vị trí chính xác nơi sinh của đức Phật. Và lòng kiên nhẫn của họ đã được đền bù. Ngày 4 tháng 2 năm 1996 vừa qua, một đội các nhà khảo cổ quốc tế cho biết họ đã tìm được bằng chứng cuối cùng cho thấy đức Phật được sinh ra tại Lumbini thuộc miền Tây Nam nước Nepal.

Hoang tàn và đổ nát, ngôi đền Maya Devi ở Lumbini - được xây dựng cách nay gần 2600 năm, cách Kathmandu thủ đô vương quốc Nepal khoảng 240 Km - là cái nôi của Phật giáo. Hầu hết các Phật tử từ lâu đã tin rằng đây là nơi đức Phật ra đi. Ngày nay các nhà khảo cổ đã khẳng định điều này và nói rằng họ đã phát hiện một mảnh chứng cớ còn thiếu, nhưng cực kỳ quan trọng - một "tảng đá hoàn hảo" được đặt trên nền của ngôi đền Maya Devi và năm 249 trước Công nguyên, đ đánh dấu vị trí chính xác nơi đức Phật được sinh ra. Tảng đá này, cỡ 45 cm x 15 cm, được tìm thấy sâu bên dưới, cách bề mặt đống đổ nát gần 5m.

Trên đây là khám phá của nhà khảo cổ Babu Khrisna Rijal của Nepal và Satoru Uessaka của Nhật Bản vào ngày 18-2-1995. Tuy nhiên mãi cho đến gần một năm sau đó, họ mới công bố nó - sau khi các chuyên gia Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka đã xác nhận những vật này. Mặc dù các học giả Ấn Độ vẫn cho rằng đức Phật không phải được sinh ra ở Nepal mà là quận Gorakhpur thuộc bang Uttar Pradesh ngày nay, tuy nhiên, một tuần sau công bố trên, vẫn không có phản ứng chính thức nào.

Theo các kinh sách của Phật giáo, vào năm 623 trước Công nguyên, thân mẫu của đức Phật, Hoàng hậu Maya Devi, đã ghé qua Lumbini (Lâm Tỳ Ni) trên đường về nhà cha mẹ tại Rangram. Bà đã tắm trong một cái ao linh thiêng, và sau đó đi 25 bước đến một khu rừng nhỏ để sinh con. Nhiều Phật tử tin rằng đứa bé này, Hoàng tử Siddhartha, đã nhỏm dậy và bước đi bảy bước.

Gần 400 năm sau đó, Hoàng đế Ashoka (vua A Dục) - người được cho rằng đã truyền bá Phật giáo khắp Đông Á - đã làm một chuyến hành hương đến nơi này và đặt một tảng đá lên vị trí chính xác của nơi sinh đức Phật. Ông còn cho dựng một cây trụ đá cao lớn gần đó, trên trụ đá có khắc chữ nói về tảng đá này.

Một số ngôi đền đã được xây dựng ngay trên vị trí này. Nhưng hàng nghìn năm sau đó, Lumbini đã suy tàn đến nỗi vị trí của nó đã bị xóa đi trong hàng trăm năm. Sau nhiều cuộc tìm kiếm của các Phật tử, vào năm 1895, cây trụ đá Ashoka đã được tìm thấy. Mãi đến năm 1993, công việc khai quật mới bắt đầu được tiến hành với 200 công nhân. Họ đã khám phá một cấu trúc bao gồm 15 phòng. Tại trung tâm cấu trúc này, họ đã mở được một căn hầm, bên trong là tảng đá mà người ta tin là do Ashoka đặt. Các quan chức Nepal khẳng định rằng nó cách cái ao mà Hoàng hậu đã tắm đúng 25 bước chân.

Việc phát hiện chính xác nơi sinh của đức Phật có một tầm quan trọng to lớn đối với khoảng 350 triệu Phật tử trên khắp thế giới.

Hai ngày sau lịnh công bố trên, đức Vua Birenda của Nepal cùng Hoàng hậu Aishwarya và Thủ tướng Sher Bahadur Deuba đã đến Lumbini để xem tảng đá và trụ đá lớn Ashoka. Rijal và Satoru đã giải thích với nhà Vua rằng đây là một tảng đá khối không có ở vùng này. Nó đã được mang đến đây và đặt vào trung tâm của ngôi đền. Và họ tiếp tục khẳng định đây chính là tảng đá được nhắc đến trong lịnh khắc ghi trên trụ đá lớn Ashoka.

(Theo Asia Week)



Lâm Tỳ Ni (Lumbini)

Tuy rằng Lâm Tỳ Ni là một trong những nơi quan trọng của thánh tích Phật giáo nhưng nhiều năm tháng đã bị bỏ hoang; ngay cả sau khi đã được nhà khảo cổ người Đức, ông Fuhrer, phát hiện vào năm 1895 qua tàn tích trụ đá vua A Dục (Asoka), nhân một cuộc du ngoạn dưới chân một ngọn đồi thuộc rặng núi Churia.

Lâm Tỳ Ni dầu ngày nay điêu tàn, nhưng khi Đại đế Asoka đến viếng thì vẫn còn là một thôn thịnh vượng có nhiều cảnh trí nên thơ. Nhà vua đã cho dựng bốn ngọn tháp và một trụ đá bằng sa thạch có tượng một con ngựa trên đầu trụ. Trên trụ đá ngày nay chúng ta vẫn còn thấy hàng chữ: "Sau hai mươi năm lên ngôi, vua Priyadarsi (1), người được chư Thiên yêu mến, đã thân hành viếng thăm và cúng dường cũng như lễ bái nơi đây, bởi vì Đức Phật, thánh nhân dòng họ Thích, đã được sanh ra nơi đây"(2).

Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII, cũng như Ngài Thích Minh Châu vào thế kỷ thứ XX. Trong cuốn Phật Quốc ký, Ngài Pháp Hiền đã ghi lại như sau: "Năm mươi lý về phía Đông của cung thành là một vườn ngự uyển mang tên Lâm Tỳ Ni; chính nơi đây Hoàng Hậu đã tắm rửa và sau đó đi về phía Bắc khoảng hai mươi trượng. Người vịn vào một nhánh cây, khi dõi mắt về phương Đông, Hoàng Hậu đã sanh ra Thái Tử. Khi sanh ra, Thái Tử đã đi bảy bước và hai vị vua rồng đã phun nước để rửa thân thể Ngài. Nơi này về sau đã được đào thành một cái giếng, ở đây nó giống như là một cái hồ, những nhà sư dùng nước trong đó để uống"(3). Pháp sư Huyền Trang đã tường trình như sau trong cuốn ký sự của mình: "Từ cái giếng tên (tiễn tĩnh -nơi mũi lao của Thái Tử Tất Đạt Đa ghim vào và tạo thành) đi về phía Đông Bắc 80 hay 90 lý gì đó, chúng ta sẽ gặp vườn Lâm Tỳ Ni. Nơi đây có một hồ tắm của dòng họ Thích, nước trong hồ chói sáng và trong suốt như một tấm gương, trên mặt hồ nở nhiều loại hoa.

Về hướng Bắc cách hồ khoảng 24,25 trượng là một cây hoa Vô ưu, mà bây giờ đã tàn rụi; đây chính là nơi Bồ tát đã ra đời vào ngày thứ tám hạ tuần của tháng Vaisakha, tương ứng với ngày tám tháng Ba cuả lịch ta. Thượng tọa bộ thì cho rằng ngày đản sanh nhằm vào ngày 15 cuả hạ tuần tháng đó, trùng với rằm tháng Ba của ta. Phía Bắc của cây là một cái tháp được dựng bởi Vua A Dục, chính là nơi mà hai con rồng đã tắm Thái Tử. Khi Bồ tát hạ sanh, Ngài đã đi không cần ai dìu dắt về bốn hướng, mỗi hướng bảy bước và nói rằng: "Ta là vị chúa tể duy nhất trên trời và trên đất. Từ nay trở đi không còn sanh nữa"(4). Nơi nào mà chân Ngài chạm đến nơi đó nảy sanh một hoa sen lớn. Hơn tất cả, hai con rồng bay bổng lên và lượn trên không, từ trên đó phun ra một dòng nước lạnh và một dòng nước ấm để tắm Thái Tử.

Phía Đông của tháp là hai cái vòi nước tinh khiết, bên hông đó được dựng lên hai cái tháp. Đây là nơi mà hai con rồng đã từ đất vọt lên. Khi Bồ tát hạ sanh, những thể nữ đã tủa đi tứ hướng để tìm nước cho việc tắm Thái Tử. Khi đó thì hai dòng nước ấm lạnh tuôn chảy từ đất ngay phía trước Hoàng Hậu, họ đã dùng nước đó để tắm rửa cho Ngài.

Đi về phía Nam cũng có một cái tháp. Đó là nơi vua trời Đế Thích Sakra đã đón Bồ tát vào tay mình. Khi Bồ tát hạ sanh từ phía hông bên phải của mẹ Ngài, bốn vua trời đã dùng lụa vàng kim để quấn Ngài, đặt Ngài trên một cái mâm vàng và đưa cho mẹ Ngài, họ nói: "Hoàng Hậu hãy vui mừng, vì đã khai sanh một đưa bé may mắn thế này". Nếu chư Thiên đã vui mừng như thế thì loài người phải vui mừng đến bực nào!

Bên hông của tháp này và không xa là một trụ đá lớn đã được dựng nên bởi Vua A Dục, bên trên trụ là tượng một con ngựa. Truyền thuyết kể rằng, sau đó một con rồng hung ác đã làm gãy đổ cây trụ ngay chính giữa. Bên hông nơi đó là một dòng sông nhỏ chảy về hướng Đông Nam. Những thôn dân nơi đây gọi là dòng sông dầu. Đây chính là dòng nước mà chư Thiên đã hoá ra như là một hồ nước trong và chói rạng để Hoàng Hậu, sau khi sanh Thái Tử, tắm rửa. Bây giờ thì nó đã biến thành một dòng sông, mà nước của nó vẫn còn thấy nhớt" (5).

Theo hồi ký của Ngài Minh Châu thì: "Ngày xưa cảnh vật tươi đẹp bao nhiêu, thì ngày nay khu vườn lại tàn tạ tiêu điều bấy nhiêu. Mặc dù có cây cối đền tháp, nhưng cảnh trí không được huy hoàng như xưa, và nhất là không tốt đẹp như các thánh tích thuộc Chính phủ Ấn Độ mà tôi đã chiêm bá. Chính phủ Nepal đang cố gắng sửa sang lại thánh tích này, nhưng có lẽ vì cách trở đường sá nên công việc chưa mấy kết quả! Tôi hơi buồn cho thánh tích tiêu sơ này" (6)

Vào thế kỷ thứ XIV, 1314, vua Ripu Malla của Tây Nepal đã đến đây chiêm bái và khắc tên mình lên trụ đá. Từ đó đến nay, Lâm Tỳ Ni đi vào quên lãng. Mặc dù đã bị bỏ hoang từ nhiều thế kỷ trước, khi Ngài Pháp Huyền và Ngài Huyền Trang đến đây thì không còn dân cư ở đó nữa, Lâm Tỳ Ni vẫn còn là một nơi chiêm bái cho những người Phật tử. Sau khi được khai quật trở lại nhân vào Đại hội Tăng già Thế giới lần thứ tư 1958, vua Mahendra đã cúng dường hơn 100.000 rúp để trùng tu Lâm Tỳ Ni. Năm 1967, Tổng thư ký của Liên Hiệp quốc U. Thant đã thành lập một hội đồng trùng tu Lâm Tỳ Ni và biến chương trình này thành một vấn đề quốc tế. Tháng 10 năm 1978, Đại hội Phật tử Thế giới tại Nhật đã tuyên bố năm 1979 là năm của Lâm Tỳ Ni.

Những chiến tranh tôn giáo đã tàn phá thánh tích Phật giáo này và đưa nó vào quên lãng hơn sáu thế kỷ. Nhưng thông điệp của Đức Phật đã bất diệt, lớn dần và trở nên quan trọng qua từng thế kỷ. Nhất là trong thế kỷ này giáo lý Phật Đà lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Những lời dạy về từ bi, hoà bình, khoan dung và con đường giác ngộ đã được tất cả tôn giáo trên thế giới đón nhận.

Lâm Tỳ Ni nơi thiêng liêng mà Phật giáo bắt đầu vào năm 623 trước TL, một lần nữa đã trở thành một trong những thánh tích tôn giáo lớn nhất thế giới.
__________
Vương hiệu của vua A Dục, soạn giả chú.
Lumbini Development Trust, Genesis Publishing, Kathmandu, Nepal/1988, tr. 5
Samuel Beal, Buddhist Records of the Western World, Montilal Banarsidass Publishers, Delhi, 1994, tr. 1
Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Kim thời di hậu ngã sanh đoạn tận (câu sau người viết thêm). Samuel Beal, Buddhist Records of the Western World, Montilal Banarsidass Publishers, Delhi, 1994, tr.ii 24-25.
Thích Minh Châu, Đường về xứ Phật, Đại Nam, California, 1994, tr.103


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 12966)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11547)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7583)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7330)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9079)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 3998)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6786)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3000)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3094)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3337)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567