Đây được coi là một trong những kiệt tác của tạo hóa thiên nhiên.
Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.
Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.
Theo các tài liệu lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, nơi này có người tới sinh sống. Những người đầu tiên phát hiện ra nó chính là các thương nhân Ả Rập đi thông thương buôn bán qua con đường tơ lụa, nối liền phương Đông huyền bí với phương Tây phát triển.
Xét trên khía cạnh địa chất học, ốc đảo này được hình thành nhờ mạch nước ngầm dồi dào dưới lòng đất. Cùng với đó, nhờ có ảnh hưởng của chế độ gió đặc biệt mà cát xâm lấn ốc đảo luôn bị thổi dạt lại về phía những cồn cát cao tới 250m xung quanh đó.
Từ trên cao nhìn xuống, ốc đảo trông giống như đôi mắt của một thiếu nữ đẹp, trong sáng và đầy đam mê với đôi lông mày cong xanh ngọc. Đó chính là hồ hình trăng lưỡi liềm, một nét đặc trưng tạo nên danh tiếng của địa danh này.
Hồ trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp là nguồn nước chính cho cư dân sống trong thành phố Đôn Hoàng.
Ốc đảo trăng lưỡi liềm nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân trên con đường tơ lụa huyền thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.
Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.
Sâu hơn trong thành phố, người ta cũng có thể khám phá những ngôi chùa lớn xây dựng vào thời nhà Hán, hệ thống công trình dân sinh kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, vẫn giữ lại được những nét tinh tế.
Gần đó là hang động Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng, nơi có những bích động với niên đại từ thế kỉ thứ tư, được phỏng đoán là do các nhà sư mang theo Phật giáo xuống trung nguyên truyền thụ để lại. Địa danh này cũng là nơi lưu truyền rất nhiều những câu chuyện hay truyền thuyết bí ẩn trong văn hóa người Trung Hoa.
Người dân trong ốc đảo trăng lưỡi liềm sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nguồn nước ngầm từ hồ trăng chính là nguồn tưới tiêu, sinh hoạt duy nhất của cư dân bản địa trong nhiều thế kỉ liền. Nó đã tạo nên vẻ trù phú và đẹp lạ thường của thiên đường lạc lối giữa những đụn cát mênh mông.
Tuy nhiên, hiện nay, dân số ở đây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 100.000 lên 180.000 người, tạo sức ép vô cùng nặng nề lên nguồn nước từ hồ trăng lưỡi liềm.
Một nguyên nhân khác nữa khiến mực nước hồ sụt giảm một cách nghiêm trọng là sự phát triển nông nghiệp quá mức, tận khai thác của cư dân địa phương. Trong vòng 30 năm qua, hồ đã cạn dần nước, tụt sâu xuống tới 7,62m. Độ sâu trung bình cũng chỉ còn 0,9 - 1,3 m mà thôi.
Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy vẻ đẹp nơi ốc đảo với chính sách Ba cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất nông nghiệp mới và không nhập cư.
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ
Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
Hôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt.
Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.