Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ

06/05/201118:27(Xem: 4214)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ

Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.

Nằm gọn trong phạm vi vùng núi Aravali và bao quanh bởi 13 đỉnh núi cao, công trình này được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi Maharana Kumbha và là một trong 32 pháo đài do hoàng tộc Rajput của vương quốc Mewar xây dựng. Nó nằm cách thành phố Udaipur 84 km về phía bắc, ở bang Rajasthan.
 
Các pháo đài được bao quanh bởi một bức tường có chu vi dài 36 km, và chiều rộng thay đổi từ 4,5 đến 7,6m. 
 
Tài liệu cổ ghi rằng 8 con ngựa vừa đủ để có thể đi cạnh nhau trên tường thành.
 
Những bức tường khổng lồ tại Kumbhalgarh mất gần một thế kỷ để xây dựng, rất kiên cố và bất khả xâm phạm. Nhiều người gọi Kumbhalgarh với cái tên trìu mến như Vạn Lý Trường Thành ở Ấn Độ.
 
Khu thành trì này tự hào có 7 cổng lớn và 7 thành lũy kéo dài thẳng tắp, được bao quanh bởi các pháo đài và tòa tháp canh vĩ đại. Bên trong các bức tường thành lớn ấy là 360 đền thờ và cung điện tráng lệ thờ các vị thần Hindu và Phật được đặt trên đỉnh cao mang tên "Badal Mahal" hay "Cung điện trên mây". Đứng trên đỉnh, bạn dễ dàng phóng tầm mắt ra xa hàng cây số ngắm nhìn dãy núi Aravalli uốn lượn ngoạn mục và các cồn cát cao của sa mạc Thar.
 
Truyền thuyết kể rằng Maharana Kumbha phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi xây dựng các pháo đài. Lúc đó, một vị pháp sư đã phán rằng, chỉ khi có sự hy sinh tự nguyện của con người thì việc xây dựng mới diễn ra thuận lợi. Cuối cùng, có một người tình nguyện và ngôi đền được xây dựng ở nơi đầu và máu người ấy đã rơi. Ngày nay, ngôi đền thờ của người tình nguyện viên vô danh có thể tìm thấy ở gần cổng chính của tường thành.
 
Theo những câu chuyện dân gian kể lại, Maharana Kumbha từng thắp những ngọn đèn lớn có sức tiêu thụ 50 kg bơ sữa trâu lỏng và hàng trăm kg bông để cung cấp ánh sáng cho những người nông dân làm việc suốt đêm trên thung lũng. 
 
Vào những thời khắc nguy hiểm, khu thành trì này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các đế chế cai trị của vương triều Mewar. 
 
Đây cũng là nơi người chiến binh vĩ đại Maharana Pratap được sinh ra và đào tạo.
 
Các pháo đài là nơi chỉ đạo các cuộc tấn công và trong lịch sử nó từng bị thất bại một lần khi kẻ phản bội đầu độc nguồn nước bên trong thành, để vua Mughal Akbar và các lực lượng từ Delhi, Amer, Gujarat, và Marwar dễ dàng thâm nhập, phá phỡ tuyến phòng ngự kiên cố của vương triều Mewar.
 
Xuân Lộc (Theo Amusing Planet)
Nguồn: http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/kumbhalgarh-van-ly-truong-thanh-cua
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6557)
Chùa Trúc Lâm ở về phía tây nam cách thành phố Huế khoảng 5km, tọa lạc trên đỉnh đồi Dương Xuân Thượng thuộc làng Thuận Hòa, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy.
09/04/2013(Xem: 7263)
Núi Túy Vân nằm phía nam kinh thành Huế khoảng hơn 40 Km, có thể đến Túy Vân theo hướng quốc lộ I qua cầu Trừng Hà, cũng có thể đi theo ven bờ biễn hướng Thuận An Hòa Duân Vinh Hiền hay qua phà ở Đá Bạc.
09/04/2013(Xem: 5000)
Chùa Mía nằm ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 40km về phía Tây Bắc. Chùa Mía có hiệu là “Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên quả đồi giữa làng Ðông Sàng (xã Ðường Lâm).
09/04/2013(Xem: 5812)
Cách Hà Nội khoảng 40km, về phía Tây Bắc, xuôi theo đường cao tốc là một chuỗi đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Miếu Môn, Xuân Mai có một quần thể các di tích, cảnh quan đa dạng, phong phú và thơ mộng thuộc tỉnh Hà Tây.
09/04/2013(Xem: 4962)
Lưng tựa núi Trường Úc, mặt hướng về dãy Trường Sơn, Tổ Ðình Sơn Long từ bao đời nay tồn tại oai nghiêm, cổ kính như một chứng nhân lịch sử phát triển Phật giáo Bình Ðịnh.
09/04/2013(Xem: 5146)
Những người tiền sử sống bằng nghề săn bắt thời Đồ đá cũ thường tìm nơi ẩn náu trong những hang động tự nhiên để tránh thời tiết xấu và các hiểm họa tấn công do thú dữ hay con người.
09/04/2013(Xem: 8613)
Tổ Ðình Linh Sơn Pháp Bảo tọa lạc tại thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 3km, trong phong quang tươi nhuận, tĩnh mịch giữa vườn cây ăn quả xanh mát cùng một hàng tre che nắng bốn mùa, âu cũng là bức bình phong che chắn ngọn gió dung tục đời thường, tạo dáng cảnh thiền môn thanh tịnh.
09/04/2013(Xem: 4365)
Cái tên Yên Tử bắt nguồn từ tên chùa Ông Yên hay Yên Tự (Yên là tên gọi tắt của đạo sĩ Yên Kỳ Sinh, người đã đến tu hành và đắc đạo ở đây vào thế kỷ X).
09/04/2013(Xem: 5772)
Năm ngoái khi ghé thăm nhà nuôi trẻ em nghèo của vợ chồng anh Trần Quang Lãm ở trên đường Ngũ Tây Xã Thủy An gần chùa Thuyền Tôn, tôi nói với anh là tôi muốn ghé lại thăm ngôi chùa nỗi tiếng này, anh Lãm liền tặng tôi một cuốn tiểu sử thiền sư Liễu Quán và dặn là tôi nên ghé lại thăm ngôi bảo tháp của ngài.
09/04/2013(Xem: 6399)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567