Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiên Trúc Tiểu Du Ký

23/01/201123:38(Xem: 9106)
Thiên Trúc Tiểu Du Ký
phat thich ca

THIÊN TRÚC TIỂU DU KÝ

Cư Sĩ Thiện Phúc

MỤC LỤC




Phần 1
Hành Hương Xứ Phật
Tân Đề Li
Bồ Đề Đạo Tràng
Cây Bồ Đề
Kim Cang Tòa
Hình Ảnh Bồ Đề Đạo Tràng

Phần 2
Khổ Hạnh Lâm
Hình Ảnh Khổ Hạnh Lâm
Sông Ni Liên Thiền
Làng Sujata
Những Ngôi Chùa Tại Bồ Đề Đạo Tràng
Thành Vương Xá-Đỉnh Kỳ Xà Quật
Tháp Hòa Bình

Phần 3
Núi Linh Thứu
Hình Ảnh Núi Linh Thứu
Trúc Lâm Tịnh Xá
Phế Tích Na Lan Đà
Hình Ảnh Na Lan Đà
Nhà Ngục Giam Vua Bình Sa Vương
Ao Rắn Tại Bồ Đề Đạo Tràng
Ngôi Làng Phật Giáo Gần Bồ Đề Đạo Tràng
Viện Bảo Tàng Bodhgaya

Phần 4
Thành Tỳ Xá Ly
Câu Thi Na
Đại Tháp Niết Bàn
Tháp Trà Tỳ Angrachaya
Viện Bảo Tàng Câu Thi Na
Chùa Linh Sơn Tại Câu Thi Na
Các Chùa Khác Tại Câu Thi Na

Phần 5
Lâm Tỳ Ni
Trụ Đá Vua A Dục Tại Lâm Tỳ Ni
Giếng Thiêng Tại Lâm Tỳ Ni
Tháp Thờ Hoàng Hậu Ma Da Tại Lâm Tỳ Ni
Hình Ảnh Tại Lâm Tỳ Ni
Các Chùa Quanh Vùng Lâm Tỳ Ni
Ca Tỳ La Vệ (Népal)
Cửa Thành Đông
Ca Tỳ La Vệ Bên Nào? Népal Hay Ấn Độ
Xá Vệ Thành
Ca Tỳ La Vệ Bên Phía Ấn Độ
Đức Phật Tranh Luận Với Lục Sư Ngoại Đạo

Phần 6
Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên
Cây Bồ Đề A Nan Tại Vườn Kỳ Thọ
Hình Ảnh Xá Vệ Quốc
Thành Phố Varanasi
Sông Hằng
Hình Ảnh Tại Varanasi
Vườn Lộc Uyển
Đức Phật Và Năm Anh Em Kiều Trần Như
Khu Vườn Nai
Tháp Dhamekh
Nền Tịnh Xá Phật Trong Khu Lộc Uyển
Trụ Đá A Dục Tại Lộc Uyển
Tịnh XáMulagandhakuti
Viện Bảo Tàng Sarnatha
Hình Ảnh Lộc Uyển
Bảo Tàng Viện Varanasi
Taj Mahal – Agra
Hình Ảnh Họp Mặt Tăng Ni Sinh Tại New Delhi



Lời Đầu Sách




K
ính thưa quý vị,

Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại. Vì lòng bi mẫn tới muôn loài mà dấu chân của Ngài đã giẫm lên toàn khắp cả một vùng rộng lớn giữa Népal và Bắc Ấn. Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật cân đại thì việc giao thông qua lại giữa các vùng đất ấy cũng không lấy gì làm khó khăn cho lắm, nhưng với phương tiện của gần 26 thế kỷ về trước, thì quả là những bước chân Phật đã giẫm đạp lên không biết bao nhiêu chông gai của cả vùng núi đồi Hy Mã. Ngoài những khó khăn vật chất này, Đức Phật thời đó còn phải giẫm đạp lên không biết bao nhiêu là khó khăn khác về mặt xã hội nhân sinh. Riêng đối với người Phật tử Việt Nam, đã từng được nuôi lớn bằng bầu sữa tinh thần Phật pháp, đã tự chọn cho tinh thần mình một hướng đi hướng thượng theo con đường mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi và đã đến, dĩ nhiên ai trong chúng ta cũng luôn ao ước là một ngày nào đó chúng ta được đặt chân lên những vùng đất có liên hệ hay những vùng đất đã một thời là trụ xứ của Đấng Cha Lành mà chúng ta thường thân thương gọi là Đấng Từ Phụ. Những vùng đất ấy chẳng những thiêng liêng đối với chúng ta, mà còn là những chứng tích thực của cái nôi văn hóa Phật giáo mà bao nhiêu thế hệ cha anh chúng ta đã từng ôm ấp.

Phật tử chúng ta, bất kỳ là từ vùng đất nào của địa cầu này, có lẽ đều hướng mắt nhìn về khung trời Hy Mã tuyết trắng, vì ngay dưới chân rặng núi ấy, những dấu tích của một thời hoàng kim, dưới chân rặng núi ấy là quê hương của Đấng Cha Lành, mà giáo pháp của Ngài đã từ gần 26 thế kỷ nay đã dìu dắt chúng ta cùng nhau hướng thượng. Chắc ai trong chúng ta cũng đều ao ước, sẽ có một ngày chúng ta về lại quê cha, dò dẫm lại từng bước chân xưa của Ngài. Về lại Vườn Lâm Tỳ Ni để nghe lòng mình lâng lâng niềm xúc cảm về luật vô thường mà chính cha mình đã dạy năm xưa. Về đó để thấy cảnh hoang tàn đổ nát của một Ca Tỳ La Vệ trù phú phồn thịnh năm xưa. Về để thấy một Bồ Đề Đạo Tràng với tấp nập người đến kẻ đi chỉ với một mục đích duy nhất là thấy lại nơi Đức Thế Tôn đã thành đạo năm xưa. Về để nghe lại tiếng Pháp Âm vẫn còn vang vọng đâu đó bên trong khu Vườn Nai, và để thấy hình như năm anh em ông A Nhã Kiều Trần Như vẫn còn lảng vảng đâu đây. Về Thánh địa để thấy sông Hằng vẫn còn sức quyến rũ như ngày nào. Ngày ngày, trước khi bình minh ló dạng là từng đoàn, từng đoàn người lũ lượt kéo nhau về bờ Tây sông Hằng, con số lên đến hằng trăm ngàn hay hàng triệu người. Chủ đích của họ thật đơn giản mà thật thiêng liêng: một lần được tới tắm giặt trên sông Hằng là đủ mãn nguyện cho cả một đời người. Và về để nghe nơi chính lòng mình nỗi niềm đau xót tràn dâng khi đặt chân tới thành Câu Thi Na. Đến đó để thấy dù đến phút sắp nhập diệt, Đấng Cha Lành vẫn an nhiên nằm đó với nụ cười bi mẫn vượt không gian và thời gian.

Vào thế kỷ thứ 5 và thứ 7, hai ngài Pháp Hiển và Huyền Trang đã bất kể an nguy, phải vượt qua vạn dặm, trải qua bao núi rừng, biển cả nguy hiểm, cũng như khí hậu khắc nghiệt để tìm đến những Thánh tích Phật giáo để thỉnh kinh hay tòng học với những bộ phái Phật giáo thời đó, thế mà họ vẫn làm được. Bây giờ với phương tiện giao thông tương đối dễ dàng hơn, vào những ngày cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 năm 2005, chúng tôi có duyên may được về thăm lại Thiên Trúc năm xưa. Dù chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã đi lại hầu hết những nơi mà ngày xưa Đức Từ Phụ đã đi qua, hoặc giả đến những nơi mà các vị đại đệ tử của Ngài đã từng đến và làm rạng danh dòng họ Thích. Trong suốt thời gian chỉ hơn nửa tháng, chúng tôi đi liên tục, hầu như không ngừng nghỉ để được đến và được thấy càng nhiều càng tốt bất cứ nơi nào có dính dáng đến Đấng Cha Lành của mình. Đến để thấy tận mắt, để nghe lòng mình thổn thức, đến để nhớ và để tìm về cội nguồn đã nuôi lớn tinh thần bao nhiêu thế hệ nhân sinh. Và hơn hết chúng tôi đến tận nơi để tìm cho chính mình một chất liệu dinh dưỡng kỳ diệu mà không có ngôn ngữ nào của loài người có thể diễn đạt được. Thật vậy, sau chuyến đi hành hương chiêm bái Phật tích, chúng tôi cảm thấy như mình lớn thêm lên vì đây không phải là một chuyến du lịch, đây cũng không phải là một chuyến ngao du sơn thủy, mà là một cuộc hành trình hướng về tâm linh cho riêng từng cá nhân, không thể chia sẻ được bằng ngôn ngữ loài người. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không đem những gì chính mình đã mắt thấy tai nghe tại những Thánh tích này san sẻ với mọi người, để chúng ta, dù có duyên may hay không có duyên may, đều có được chút kiến thức và cảm giác tối thiểu về những nơi thân thương của Đức Từ Phụ. Với tâm nguyện đó, chúng tôi xin ghi chép lại đây tất cả những gì chúng tôi có thể ghi chép được ở từng nơi, từ những người hướng dẫn, từ những lời thuyết minh của chư Tăng Ni, cũng như từ những tài liệu lịch sử được ghi lại từ những nơi ấy trong một quyển nhật ký nhỏ mà tôi xin mạo muội đặt tên cho nó là “Thiên Trúc Tiểu Du Ký.” Vì chúng tôi không phải là những nhà biên khảo hay khảo cổ nên những ghi chép của một người không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Mong những bậc cao minh, những bậc Thầy vui lòng góp ý nếu có những sai sót, để cho ai nấy đều được lợi lạc.

Chúng tôi cũng nhân đây xin chân thành tri ân thầy bổn sư là Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, người đã tận tình chỉ dạy chúng tôi từng li từng tí trên bước đường hướng thượng. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ những lời thuyết minh vô cùng quý giá của sư Minh Thành, sư Giác Hành, sư Minh Huệ, sư Minh Hoa, sư Minh Thường, sư Minh Sang, sư Giác Phổ, sư cô Liên Phụng, sư cô Liên Mẫn, Liên Hiệp, Liên Quí, Liên Trân... Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ các anh Thiện Tài, Thiện Minh, Thiện Trí, Thiện Phước, Viên Giác... đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt cuộc hành hương. Cuối cùng, chúng tôi xin hồi hướng công đức đến tất cả quý đạo hữu đã tham dự cuộc hành hương đi về xứ Phật trong phái đoàn của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên từ ngày 29 tháng 11 năm 2005 đến ngày 13 tháng 12 năm 2005. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho thân tâm quý vị luôn an lạc trên bước đường hướng thượng. Mong một ngày không xa nào đó pháp giới chúng sanh đều sớm quy ngưỡng dưới ánh Từ Quang của Đấng Từ Phụ, để cùng nối theo chân Ngài bước theo con đường giải thoát, hạnh phúc và an lạc miên viễn.

Viết tại California ngày 20 tháng 1 năm 2006
Thiện Phúc


pdf icon-2
Thiên Trúc Tiểu Du Ký_Cư Sĩ Thiện Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2012(Xem: 8605)
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc. Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
12/09/2012(Xem: 5850)
Quan Âm Cổ Tự (Gwaneumsa-觀音古寺) nằm phía Đông bắc dưới chân núi Halla (漢拏山), Ara-dong, Thành phố Jeju. Ngôi Cổ tự được thành lập vào thế kỷ thứ 10, vào triều đại Cao Ly ‘Goryeo’ (AD 918 ~ 1392). Trong những năm 1700, triều đình Joseon (Triều Tiên) tôn sùng Nho giáo và phế Phật vì thế Phật giáo vùng Jeju lâm vào Pháp nạn, các Tự viện bị phá hủy trong đó có ngôi Quan Âm Cổ Tự. Đầu thế kỷ 20, năm Nhâm Tý (1912) vị Pháp sư Tỳ Kheo ni An Phùng - Lệ Quán (安逢麗觀) mới tái tạo lại. Năm Giáp Thìn (1964), trùng tu nguy nga tráng lệ như hiện nay. Ngôi Danh lam cổ tự hùng tráng này là cơ sở thứ 23 của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
19/06/2012(Xem: 2810)
Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.
20/05/2012(Xem: 6649)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
02/03/2012(Xem: 3280)
Trên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt...
12/02/2012(Xem: 13685)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
11/01/2012(Xem: 8421)
Ý tưởng về một cuộc hành hương về xứ Phật là do chính Đức Phật nói ra. Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình sau khi Người từ giã trần gian. Những nơi đó là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh; Bodhagaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng; Vườn Nai ở Sarnath, nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân; và Kusinara (Câu Thi Na), nơi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn...
28/12/2011(Xem: 3662)
Trong khi nhiều tôn giáo truyền thống khuyến khích tín đồ lên đường hành hương, như Đức Phật Thích Ca là một bậc thầy vô thượng mà tất cả Phật tử hướng về quy y và những giáo huấn của Ngài chúng ta thực hành một cách tốt nhất để đi theo, đối với chúng ta những thánh địa thiêng liêng nhất là những nơi Đức Phật đã giảng dạy và hành động vì lợi ích của chúng sinh. Trong khi chúng ta nên ngưỡng vọng và thăm viếng những nơi này, một cách truyền thống bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất là: * Lâm tỳ ni, nơi Sĩ Đạt Ta sinh ra trong thế giới này như một người bình thường. * Đạo Tràng Giác Ngộ, nơi Sĩ Đạt Ta trở nên giác ngộ. * Lộc Uyển, nơi Ngài giảng dạy con đường đến giác ngộ, và * Câu thi na, nơi Ngài nhập niết bàn.
01/08/2011(Xem: 3606)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứuPhật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư kýgồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết. Sau ngày thống nhất đất nước, đây là chuyến xuất ngoại dân sự đầu tiên có tổ chức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, mở đầu cho việc hội nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đăng tải lại dưới đây bài tường thuật do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu thực hiện, như một kỷ niệm để tưởng nhớ ngài.
22/07/2011(Xem: 5451)
Du khách đến Dubai sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của bàn tay con người. Đó là khu vườn 65 triệu bông hoa trong khí hậu khắc nghiệt của sa mạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567