Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thăm Thánh Địa Bodgaya

07/01/201115:20(Xem: 3403)
Thăm Thánh Địa Bodgaya

bodedaotrang-s
THĂM THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO BODH GAYA
Trần Vĩnh An

Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo.

Nơi Đức Phật thành đạo

Kim Cương toà, nơi Đức Phật ngồi thiền định (hình bên phải)

Bodh Gaya là nơi Đức Phật ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và đắc đạo. Theo truyền thuyết, thái tử Sidharta (Sĩ Đạt Tu) năm 29 tuổi rời bỏ cung điện và vợ con để đi tìm thầy học đạo với tâm nguyện giải thoát cho chúng sinh. Với tên gọi là đạo sĩ Gotama (Cồ Đàm), người vượt núi băng sông, tu khổ hạnh suốt sáu năm trời mà vẫn không tìm ra con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, người vượt qua con sông Nerajana (Ni Liên Thiền), đến ngồi dưới cội bồ đề và sau 49 ngày thiền định đã đắc đạo và trở thành Phật Thích Ca. Chuyện này xảy ra cách đây hơn 2.500 năm.

Thị trấn Bodh Gaya nằm trong bang Bihar ở miền Bắc Ấn Độ, cách thủ phủ Patna 150km về phía nam. Bodh Gaya ngày nay trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ với nhiều chùa, tu viện, đền thờ, nhà hàng, khách sạn. Đường sá tấp nập kẻ mua người bán, đi đâu cũng thấy các nhà sư Tây Tạng (thuộc hệ phái Mật Tông), mặc áo cà sa đỏ. Thỉnh thoảng, ngoài đường gặp vài du khách Tây ba lô, kẻ đi bộ, người cỡi xe đạp. Nơi khách sạn chúng tôi ở, chỉ có chúng tôi là người Việt Nam, còn hầu hết là người Tây Tạng. Có những vị sư Tây Tạng từ Bắc Mỹ, từ Úc về đây dự thánh lễ, họ nói tiếng Anh lưu loát, dùng máy ảnh kỹ thuật số.

Tháp Đại Giác

Tâm điểm thu hút khách hành hương ở Bodh Gaya là đền Mahabodhi (tháp Đại Giác), xây bên cạnh cây bồ đề. Đền cao 52m, bốn mặt tháp được chạm trổ rất tinh vi. Ngôi đền đã nhiều lần bị phá hoại trong lịch sử. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vua Ashoka (A Dục Vương) đã cho xây một đền thờ Phật tại đây. Đến thế kỷ thứ 7, các quốc vương triều đại Pala ở xứ Bengal xây lại với quy mô lớn hơn. Vào thế kỷ 12, ngôi đền bị phá huỷ. Đến thế kỷ thứ 14, các quốc vương Miến Điện khi kéo quân vào đây đã khôi phục lại ngôi đền. Những thế kỷ sau, đền Mahabodhi hứng chịu nhiều trận lụt lớn và bị chôn vùi dưới lớp bùn phù sa. Mãi đến giữa thế kỷ 19, nhà khảo cổ học người Anh là Alexander Cunningham mới đứng ra chỉ đạo công cuộc khai quật và trùng tu lại đền Mahabodhi như hiện nay.

Hôm chúng tôi đến, bên trong và ngoài đền chật kín khách hành hương, nhiều nhất là người Tây Tạng. Trước khi vào trong đền, chúng tôi đến viếng một tảng đá to hình tròn đặt phía bên trái sân, trên mặt đá có hai dấu chân to tướng của Đức Phật. Bước vào đền, mọi người xếp hàng để làm lễ bái yết trước tượng Phật Thích Ca mạ vàng đặt nơi chính điện. Tượng cao 2m, đặt trên một bệ đá cao 6m, với nét mặt thanh thản và một ngón tay chỉ xuống đất, mặt hướng về phía đông, giống y tư thế Người ngồi dưới gốc cây bồ đề năm xưa.

Khi lễ Phật xong, mọi người lần lượt theo hàng bước ra ngoài. Nơi ngưỡng cửa, có hai vị sư nữ ngồi phát trái cây và bánh, coi như là lộc do Đức Phật ban cho. Thấy ni cô nước da trắng trẻo không giống người Ấn Độ, chúng tôi dừng lại ngắm nhìn thì bỗng các ni cô lên tiếng hỏi chúng tôi có phải là người Việt Nam không? Mừng quá, các ni cô cho biết cũng là sư nữ từ Sài Gòn sang và phát thêm cho chúng tôi phần quà thứ hai.

Dưới gốc cây bồ đề

Tượng Phật mạ vàng trong tháp Đại Giác (hình bên phải)

Ra khỏi đền Mahabodhi, chúng tôi đến cây bồ đề linh thiêng nằm cạnh đền. Cây bồ đề cành lá xanh tươi dưới ánh nắng ban mai, được bao bọc bởi một vòng tường thấp bằng đá. Dưới bóng mát cây bồ đề là một phiến đá sa thạch đỏ, có tên là Vajrasana ngồi thiền và đắc đạo. Trong sách Đại Đường Tây vực ký, nhà sư Huyền Trang (tức Tam Tạng, thế kỷ thứ 7) đã mô tả phiến đá này như sau: "Kim cương toà là nơi Đức Phật đạt đến đỉnh cao giác ngộ. Khi cả mặt đất rung chuyển, chỉ có chỗ này là yên tĩnh bất động". Theo truyền thuyết thì cây bồ đề này mọc lên đúng vào ngày thái tử Sidharta ra đời, cây bồ đề đã nhiều lần bị chặt phá và mọc lại. Cây bồ đề hiện nay được chiết ra từ cây bồ đề ở Srilanca vốn là một nhánh của cây nguyên thuỷ được đưa sang trồng ở Srilanca từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên".

Chung quanh cây bồ đề, khách hành hương ngồi chắp tay vây kín trong tư thế hết sức nghiêm trang. Một cơn gió thoảng qua, vài chiếc lá bồ đề rơi xuống, khách hành hương kính cẩn nhặt lên với niềm tin đó là phước lành của Phật ban cho. Chúng tôi cũng may mắn, mỗi người nhặt một chiếc lá mang về để kỷ niệm chuyến đi đáng ghi nhớ, với nguyện vọng thầm kín cũng mong hưởng được phúc.

Điều đáng chú ý là trong dãy hành lang quanh chùa, các vị sư Tây Tạng vừa đi vừa lạy trông rất lạ mắt. Họ không quỳ lạy, mà cứ bước đi ba bước rồi nằm duỗi người ra, mặt úp xuống đất, xong đứng lên đi tiếp ba bước rồi lại nằm xuống. Động tác này rất mệt, tôi trông thấy một số vị sư mặt mày ướt đẫm mồ hôi, có một số vị cởi bớt áo khoác đỏ bên ngoài ra để quấn quanh người cho đỡ nóng, để lộ bên trong chiếc áo màu vàng.

Liên hiệp quốc Phật tự

Tảng đá tròn in dấu chân của Phật (hình bên phải)
Bodh Gaya ngày nay còn được gọi ví von là "Liên hiệp quốc Phật tự", vì nơi đây tập trung rất nhiều ngôi chùa của các nước và lãnh thổ: Bhutan, Nepal, Myanmar, Srilanca, Đài Loan, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Mỗi ngôi chùa đều có kiến trúc độc đáo riêng, theo truyền thống Phật giáo của từng nơi. Đặc biệt chùa Nhật Bản có một pho tượng bằng đá trắng cao hơn 20m, hai bên là hai dãy tượng các vị đại đệ tử của Đức Phật có kích thước bằng người thật.

Riêng chùa Việt Nam có tên là Việt Nam Phật Quốc tự được xây dựng năm 1987 trên một diện tích 3ha, do hoà thượng Huyền Diệu quyên góp xây dựng và trụ trì. Đến năm 1998, thầy Huyền Diệu sang Nepal, xin phép xây dựng thêm một chùa Việt Nam ở thánh địa Lumbini, với quy mô lớn hơn chùa ở Bodh Gaya, thầy Huyền Diệu đã nhiều lần về Việt Nam và qua sự trung gian của thầy, nhiều Phật tử trong nước có dịp đến viếng các thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal. Khi chúng tôi đến thăm Việt Nam Phật Quốc tự ở Bodh Gaya thì thầy Huyền Diệu đang ở Lumbini, tiếp chúng tôi là thầy Huyền Trang (trùng tên với Tam Tạng) từ Mỹ sang tu ở đây. Thầy Huyền Trang hướng dẫn chúng tôi đi thăm chùa, thầy cho biết nhiều đồ cúng tế, các bức tượng, các cửa gỗ chạm khắc công phu đều mang từ Việt Nam sang.

Tại Bodh Gaya còn có một trung tâm Phật giáo của người Việt có tên là Viên Giác Bồ đề Đạo tràng. Ở đây cũng có tụng kinh niệm Phật (nhưng không phải chùa), là trung tâm đón tiếp Phật tử các nơi về hành hương, có xây dựng nhiều phòng ngủ với nhà vệ sinh riêng, có phòng ăn, giá cả rẻ hơn ở khách sạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2013(Xem: 4606)
Chuyến hành hương năm nay lúc ban đầu có hơn 60 người đăng ký tham dự, nhưng trước giờ book vé, đã có 25 người cancel, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phần lớn là lo ngại về dịch cúm Ah1n1.
25/06/2013(Xem: 4659)
Phái đoàn viếng thăm và chiêm bái ngôi chùa cổ này và làm lễ truyền tam quy ngũ giới cho 4 đệ tử
25/06/2013(Xem: 4412)
Trưa ngày thứ hai, 5-11, phái đoàn đã viếng thăm Nga Mi sơn, được xem là nơi Bồ tát Phổ Hiền thuyết pháp. Nga Mi cùng với Ngũ Đài sơn của Sơn Tây, Phổ Đà sơn của Chiết Giang, Cửu Hoa sơn của An Huy, được tôn vinh là bốn đại đạo tràng của các vị bồ tát.
25/06/2013(Xem: 4481)
Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn đã đi kinh hành niệm danh hiệu Phật Di Lặc lên đến đỉnh núi để viếng thăm tượng Phật tạc trong núi đá lớn nhất trên thế giới hiện nay.
25/06/2013(Xem: 4818)
Tại Ấn Độ, di chuyển bằng xe lửa thông dụng và rẻ nhất. Vì không có máy bay đi thẳng từ Varanasi tới thủ phủ Patna đừng nói chi thành phố Gaya hay trị trấn Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nên tôi đã thử mua vé xe lửa online.
24/06/2013(Xem: 4744)
Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn phải lấy hai tàu nhỏ để đi ra xa để có thể nhìn thấy được pho tượng Di Lặc cao 71 mét này.
24/06/2013(Xem: 4950)
Sáng ngày thứ bảy 3-11-07, phái đoàn đã viếng thăm Tử Cấm Thành, hiện nay nơi này được gọi là Viện Bảo Tàng Cố Cung, do Vua Chu Đệ (con thứ tư của Vua Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người khai sáng triều đại nhà Minh), Vua Chu Đệ dời đô về Bắc Kinh từ Nam Kinh, ông giao công việc kiết thiết công trình này cho Kiến trúc sư Nguyễn An.
24/06/2013(Xem: 4980)
Vườn thượng uyển do vua Càn Long xây dựng vào năm 1750 (thời gian kiến tạo trong 15 năm) để tưởng niệm Mẹ của ông. Khu vườn này được tạo dựng với bối cảnh " nhất trì tam sơn" gồm một hồ nước (nhân tạo)
24/06/2013(Xem: 4395)
3 giờ chiều ngày thứ năm 1-11-2007, phái đoàn đã có phước duyên vào đảnh lễ xá lợi của Phật tại Chùa Linh Quang, thủ đô Bắc Kinh, Thượng Tọa Trụ Trì Thích Thường Trạm đã thân mật tiếp đoàn và đích thân mở cửa tháp để đoàn được đảnh lễ xá lợi.
24/06/2013(Xem: 4339)
Vân Cương Thạch Động tọa lạc dưới chân núi Vũ Châu, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, thạch động này được xem là di sản văn hóa thế giới và là một di tích PG lớn nhất, đẹp nhất và lâu đời nhất, có từ thời Bắc Ngụy (439 sau Tây Lịch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]