Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Nghĩ Của Một Người Du Lịch Xứ Tàu Cộng. . .

05/05/201819:59(Xem: 4308)
Cảm Nghĩ Của Một Người Du Lịch Xứ Tàu Cộng. . .

 

 van ly truong thanh

 

Cảm Nghĩ
Của Một Người Du Lịch Xứ Tàu Cộng. . .



Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành. Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được. Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai.



Từ trên tháp cao hơn 300m nhìn xuống không thua gì New York, với bạt ngàn tòa nhà chọc trời, khi ngồi trên tàu thuởng ngoạn Shanghai by night ... đèn néon muôn màu chớp tắt... nhu đi bâteau mouche trên sông Seine.

Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cũng có, ráp tại nội địa cũng có. Và dĩ nhiên cảnh kẹt xe khủng khiếp, kẹt xe hơi chứ không phải kẹt xe gắn máy như bên VN mình. Đường xá thì rộng và sạch sẽ hơn cả bên Paris.

Đó là những điểm khen của tôi. Còn mặt trái thì sao?

Ngay từ khi được người hướng dẫn đón đoàn chúng tôi tại sân bay Shanghai, một người đàn ông 51t, nói tiếng Pháp còn giỏi và lưu loát hơn rất nhiều người ngoại quốc sống lâu năm trên đất Pháp, trên xe bus, anh ta đã căn dặn chúng tôi những điều sau đây:



- Luôn luôn phải đề phòng bọn móc túi, móc bóp, phải cẩn thận nhất là passport. Túi đeo lưng phải đeo truớc ngực.

- Khi được mời mọc mua bất cứ thứ gì, cố gắng đừng trả lời vì một khi đã lỡ hỏi "How much?" là chắc chắn sẽ bị đeo đuổi và bị phải mua cho bằng được vì những người buôn bán có thái độ rất hung hãn, bám dai còn hơn đỉa.

- Nếu muốn mua thì phải trả giá, mặc cả tối đa, vì tụi bán hàng sẽ nói giá trên trời (cụ thể: có một người trong đoàn muốn mua chiếc áo đầm xẩm, bảng giá ghi rõ ràng 1250 yuan, tương đương 140 euros. Rốt cuộc chiếc áo được bán với giá 150 yuan tức 18 euros!). Đó vẫn còn là bị mua hớ rồi đó.

- Khi qua đường phải hết sức cẩn thận, ngó phải ngó trái cho thật chắc chắn dù mình băng qua đường trên đường dành cho người đi bộ và đèn thì xanh, vì bên này xe hơi không có ưu tiên cho người đi bộ đâu. (Truớc khi đi Tàu, tôi có xem được một video về cảnh người đi bộ bên Tàu bị xe cán chết như rươi khi băng qua đường hoặc đứng chờ đèn xanh để băng qua, thấy "hãi" quá nên mỗi khi qua đường hồi hộp vô cùng. Quả thật, xe hơi cũng như xé gắn máy, không xe nào chịu ngừng lại cho mình qua cả, phải liều mạng thôi!).

- Khi xử dụng nhà vệ sinh công cộng phải nhớ mang theo giấy chùi .... Điều này, hãng du lịch ở Paris cũng đã lưu ý trên giấy trắng mực đen rồi. Quả thật, 90% nhà cầu bên Tàu đều không có giấy, chưa kể tới tình trạng vệ sinh nhiều nơi bước vô là dội ra liền, hết muốn tè hay ị luôn! Tệ nhất là ngay cả những phòng vệ sinh ở các nơi quan trọng, thu hút rất đông du khách như các viện bảo tàng quốc gia, quảng truờng Thiên An Môn, Cấm Thành, Vạn Lý Truờng Thành... và cả những nhà hàng sang trọng hạng 4 sao.

Thậm chí tại một nhà hàng, có một nhân viên đứng cạnh nhà cầu với một cuộn giấy vệ sinh và phát cho mỗi người một đoạn giấy, vừa để chùi!!!!! Hết ý luôn. Được hỏi tại sao đất nuớc anh hãnh diện là có nền kinh tế hàng đầu thế giới, qua mặt cả Mỹ và Nhật, vậy mà cũng không có đủ giấy vệ sinh cho người xử dụng? Người hướng dẫn ngượng ngùng giải thích là dân trí đa số người Tàu còn thấp, ích kỷ, không biết nghĩ tới người khác nên cứ để cuộn giấy nào là mất ngay!!!

Nói về dân trí tụi Tàu thì qua đó mới thấy rõ được quả thật, họ còn quá lạc hậu. Vẫn còn vấn đề khạc nhổ ngoài đường và nơi công cộng. Còn đi ngoài đường, nếu như ngay giữa thủ đô ánh sáng Paris, phải cẩn thận nếu không muốn đạp lên phân chó trên vỉa hè thì bên Tàu, phải thỉnh thoảng nhìn trước mặt nếu không muốn đạp lên những cục đàm của tụi Chệt.

Ngoài ra, còn thêm một đặc điểm nữa của tụi Tàu là họ nói rất lớn, ở bất cứ nơi nào. Ngay cả trong khi đang coi show, cell phone reo, một thằng chệt lên tiếng allo và cứ thế nói oang oang như thể trong rạp chỉ có một mình hắn. Bao nhiêu khách ngoại quốc lên tiếng suỵt suỵt, hắn cứ tỉnh bơ tiếp tục thao thao bất tuyệt gần cả phút trước khi có bảo vệ vô yêu cầu hắn ra khỏi rạp để nói chuyện điện thoại.

Hướng dẫn viên còn lưu ý đoàn chúng tôi một điểm nữa là đừng ngạc nghiên nếu như mình chào người Hoa mà không được người ta đáp lại vì người Tàu không có thói quen chào hỏi những người lạ. Trong thang máy, nếu mình nhìn lên trần, họ sẽ nhìn xuống dưới đất và ngược lại. Nhìn vào mắt người không quen biết là bất lịch sự!

Tại bàn ăn, nhân viên phục vụ luôn luôn rót ruợu bia hay nước uống cho đàn ông truớc, sau đó mới tới phụ nữ, vì vậy xin các madames đừng ngạc nghiên hoặc bất bình, và cũng xin các bà đừng bị tự ái khi người ta hỏi tuổi các bà, bên Tàu đó là chuyện thường.

Trong suốt hai tuần lễ bên Tàu, điều gây khó khăn trở ngại nhất cho đoàn chúng tôi là hàng rào ngôn ngữ: mặc dù hướng dẫn viên khoe khoang tuyên truyền là bên Tàu, các học sinh được học ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học, nhưng rất hiếm khi chúng tôi gặp được một người nói được chút tiếng Anh, ngay cả các nhân viên làm ở quầy tiếp tân là những người lẽ ra phải biết chút căn bản tiếng Anh trước khi được thâu nhận vào làm. Không có người hướng dẫn bên cạnh là chúng tôi chới với.

Trong nhà hàng, phòng ăn, muốn hỏi xin thêm đường hay sữa, hay muối tiêu là cả một vấn đề, mỏi tay vô cùng. Một bà đầm trong đoàn muốn hỏi sữa để uống café phải bắt truớc con bò "meuh meuh" và tự bóp vú mình như thể vắt sữa bò làm cả bàn cười bò ra... Một người khác, ăn bữa ăn xong, muốn uống trà, thấy bình trà đã nguội tanh, ngoắc cô hầu bàn lại, chỉ vào bình trà và nói "Too cold". Kết quả cô hầu bàn mang ra cho 2 lon coca vì tuởng là "two colas"!!! ( vì tụi Tàu gọi Coca Cola là "Cola").

Một điều không tưởng khác nữa là một vài hotels bên Tàu đều khóa cái tủ lạnh mini bar trong phòng ngủ của khách. Muốn dùng gì, phải kêu reception cho người lên mở khóa! Tụi này thắc mắc thì hotel cho hay là khách dùng rồi bỏ đi mà không thanh toán tiền nước uống. Có hotel buộc khách phải đặt tiền thế chân 200 yuan (24 euros) nếu muốn xử dụng mini bar trong phòng.

Các hướng dẫn viên còn lưu ý đoàn là phải cẩn thận khi thanh toán món hàng bằng một tờ giấy bạc lớn như 100 yuan vì có những con buôn lưu manh sẽ thối tiền giả hoặc tiền các nước khác không có giá trị, như tiền Liên Xô...

Các bữa ăn phục vụ cho đoàn chúng tôi mặc dù rất phong phú, tối thiểu 10 món, nhưng món nào cũng quá nhiều dầu mỡ, hai ba ngày đầu thì còn thấy lạ và ngon miệng nhưng về sau, cả đoàn đều ớn tới mang tai. Trong đoàn có 10 người thì hết 6 người, trong đó có tôi, bị tiêu chảy. May là ai cũng chuẩn bị, mang theo thuốc men đầy đủ.

Và sau cùng, điều thú vị tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là do người hướng dẫn sau cùng mang lại. Ông này 64t, phụ trách đi với chúng tôi 4 ngày sau cùng ở Bắc Kinh, nói tiếng Pháp cũng khá lưu loát. Ba ngày đầu thì tỏ vẻ nghiêm nghị, cũng tuôn ra những lời tuyên truyền như bất cứ guide CS nào, nhưng qua ngày cuối thì mới thổ lộ ông ta là cựu đại tá công an đã về hưu được 2 năm sau 32 năm phục vụ, nhưng vẫn được phép đi làm kiếm thêm chút tiền. Ông ta tâm sự là vô đảng để được hưởng nhiều quyền lợi, nay thì không còn tin tưởng vào đảng nữa vì tất cả các quan chức cao cấp đều quá tham nhũng, giàu có hàng tỷ yuan. Con gái Hồ Diệu Bang cũng như các cậu ấm, cô chiêu, con cái các đảng viên cao cấp, lợi dụng quyền uy của cha mẹ để kinh doanh, mượn vốn ngân hàng nhà nước rồi xù luôn, không ai dám làm gì cả. Tôi nói, nếu đúng như vậy thì tình trạng này giống y hệt bên VN hiện nay. Ông ta nói "Bên Tàu còn tệ hơn bên VN của ông"!


Con gái ông ta được qua Bỉ du học và lấy một anh chồng Bỉ và ở lại luôn. Tôi hỏi nếu đúng vậy, tại sao người dân không có phản ứng gì cả, thì ông ta nói ngày nào quân đội còn nằm trong tay của đảng CS thì không ai dám làm gì cả. Các tướng lãnh đều được trả lương rất cao và được hưởng rất nhiều quyền lợi. Quân đội Tàu mạnh hơn bên công an và cả 2 quyền lực chủ chốt này đều nói "Còn đảng thì còn ta" tức phải tuyệt đối trung thành với đảng. (Đúng là cha nào, con nấy. Thày nào, trò nấy).


Khi tôi hỏi: Liệu ngày nào đó nước của anh có sẽ có được dân chủ không? thì ông ta trả lời: chắc chắn sẽ có nhưng cũng phải khoảng 20 năm nữa, trừ khi trước đó có một cuộc cách mạng đẫm máu. Thôi, tôi xin tạm ngưng bản báo cáo của tôi vì quá buồn ngủ. Tôi bắt đầu ngồi gõ từ lúc 3 giờ sáng, giờ Paris (9AM bên Tàu). Vì cách biệt giờ giấc, có thể chưa trở lại bình thường nên đầu óc kém minh mẫn, viết lung tung, mong các bạn thông cảm. Thân.




Phan Cao Tri










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 12662)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
09/07/2011(Xem: 12571)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
07/07/2011(Xem: 6765)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
30/06/2011(Xem: 9141)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
06/05/2011(Xem: 4721)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
04/05/2011(Xem: 3954)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
26/04/2011(Xem: 18626)
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả ngàn năm
21/03/2011(Xem: 12495)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
18/03/2011(Xem: 5282)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
15/03/2011(Xem: 3778)
Hôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt. Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]