Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Đồng – Bắc Kinh

26/06/201314:06(Xem: 4355)
Đại Đồng – Bắc Kinh

bangron_hanhhuong_web (1)

Hình ảnh ngày 3-11-2009
Phái đoàn viếng thăm:

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành(chữ Hángiản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn ") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốcliên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCNcho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mụckhác đến từ những vùng hiện thuộc Mông CổMãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàngra lệnh xây từ năm 220 TCN200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6.352 km(3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quantrên bờ Biển Bột Hảiở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nurở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương[1].

Một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốckhỏi sự di cư của người Mông Cổvà người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính:

  1. 208 TCN(nhà Tần)

  2. thế kỷ thứ 1 TCN(nhà Hán)

  3. thế kỷ thứ 7(nhà Tùy)

  4. 1138- 1198(Thời Nam Tống)

  5. 1368- 1640(từ vua Hồng Vũđến vua Vạn Lịchcủa nhà Minh)

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tầnvới thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiênhiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.

Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất". Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành. [2]

Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa.

Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành.

Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đếvới việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mụcphía bên ngoài (như người Mông Cổdưới sự chỉ huy của hãn vương AltanOiratsdưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựađể di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắcgần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500kmcuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan(嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túctại biên giới với Sa mạc Gobivà những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khóiđể cảnh báo có xâm lược.

Năm 1644, người MãnKokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quếmở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó. Xem thêm ở nhà Thanh(Mãn Châu).

Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháokiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh.

Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lý Trường Thành

  • Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạtnhà Minhxây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.

  • Gia Dụ Quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ1372.

  • Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyêntừng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan".

  • Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọcsản xuất ở Hoà Điền, Tân Cươngthời cổ đều phải đi qua cửa ải này.

  • Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan.

  • Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.

  • Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.

Đã có một sự tranh cãi từ lâu về việc bức tường thành sẽ thế nào nếu nhìn từ vũ trụ. Quan điểm rằng nó có thể được nhìn thấy từ vũ trụ có vẻ xuất hiện trước khi có các chuyến bay của con người vào vũ trụ.

Trong cuốn sách Cuốn sách thứ hai về những kỳ quancủa Richard Halliburtonnăm 1938có nói Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, và một truyện tranhtên là "Tin hay không tin của Ripley"ở thời gian đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Niềm tin này kéo dài và trở thành một truyền thuyết đô thị, thỉnh thoảng thậm chí xuất hiện cả trong những cuốn sách giáo khoa. Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trường Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tưởng vào việc Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ mặt trăng cũng giống như sự phấn khích của một số người khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏavào cuối thế kỷ 19. Trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành đơn giản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chưa nói đến nhìn từ Sao Hỏa.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trường thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra.

Một nhà du hành tàu con thoithông báo rằng "chúng tôi có thể thấy những vật nhỏ như những đường băng sân bay [nhưng] Vạn Lý Trường Thành hầu như không nhìn thấy được từ khoảng cách 180 dặm Anh (290 km) trở lên." Nhà du hành vũ trụ William Poguecho rằng ông đã thấy nó từ Skylabnhưng phát hiện ra rằng trên thực tế ông đang nhìn vào Đại Vận Hàgần Bắc Kinh. Ông phát hiện ra Vạn Lý Trường Thành với ống nhòm, nhưng nói rằng "nó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không có thiết bị hỗ trợ." Một nhà du hành trong chương trình Apollođã nói không một cấu trúc nào của con người có thể nhìn thấy từ khoảng cách vài nghìn dặm. Thượng nghị sĩ Hoa KỳJake Garntuyên bố có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành bằng mắt thường từ trên quỹ đạo của tàu vũ trụ đầu thập kỷ 1980, nhưng tuyên bố của ông còn đang bị nhiều nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp khác của Mỹ phản đối. Nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩngười Trung Quốc sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình là không nhìn thấy được Vạn Lý Trường Thành từ không gian. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc phải đính chính lại sách giáo khoa đã đăng thông tin này.

Từ quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nó có thể được nhìn thấy với điều kiện thời tiết tốt. Điều này giống như việc có thể thấy các đặc điểm của Mặt Trăngở những thời điểm nhất định và không thấy chúng vào những thời điểm khác, vì sự thay đổi trong hướng ánh sáng. Vạn Lý Trường Thành chỉ rộng vài mét— kích thước tương đương với đường xa lộ và đường băng — và nó đồng màu với đất đá xung quanh.

Cựu phi hành gia Mỹ Gene Cernanđã nói: "Ở quỹ đạo Trái đất từ 10km đến 320km, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc quả thực là có nhìn thấy được bằng mắt thường." Ed Lu, Sĩ quan khoa học Expedition 7trên Trạm vũ trụ quốc tế, nói thêm rằng, "...nó còn khó nhìn hơn nhiều vật khác. Và bạn phải biết cách tìm nó ở đâu."

Leroy Chiao, một nhà du hành người Mỹ gốc Hoa, đã chụp một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tếcó hình bức tường thành. Nó không rõ đến mức mà ông không biết có phải đã thực sự chụp nó không. Dựa trên bức ảnh đó, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụbằng mắtthường, trong những điều kiện quan sát tốt, nếu người ta biết chính xác phải nhìn ở đâu [4].

Không cần lý luận nhiều, chi cần vào Google Earth thì ai cũng có thể khẳng định được rằng từ độ cao 50 km trở lên mắt thường không thể nhìn được Vạn lý trường thành.

DSC_0858

DSC_0849

Nhiếp ảnh: Tony Thạch - Tâm Minh Nhựt - Quảng Trí Phước

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2014(Xem: 5577)
1- Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.
08/02/2014(Xem: 5550)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng
23/01/2014(Xem: 6227)
Nơi này được ưu đãi với hệ thống cây xanh, tấp nập khách du lịch - cả trong và ngoài nước - suốt cả năm, nhưng đặc biệt là trong những tháng lạnh, giữa tháng 10 và tháng 4. Ước tính gần hai triệu khách du lịch ghé thăm Câu Thi Na mỗi năm.
13/01/2014(Xem: 6945)
Tham Dự Khánh Thành “Hạ Phẩm Liên Hoa” Chùa Cực Lạc Và Hành Hương Tây Tạng, Tứ Đại Danh Sơn Trung Hoa 2014. 4/11/2014. Khởi hành đi Bangkok từ Âu châu/Mỹ châu/VN 5/11/2014. Đến Bangkok, chuyển chuyến bay đi Chiangmai. Xe đưa về chùa Cực Lạc. 6-9/11/2014. Khóa tu tại chùa Cực Lạc và Lễ khánh thành “Hạ Phẩm Liên Hoa”. 10/11/2014. Đáp máy bay đi Bangkok, và đổi chuyến bay đi Thành Đô, Tứ Xuyên. Nghỉ lại khách sạn. 11/11/2014. Đáp máy bay đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng. Nằm trên độ cao 3650m cách mặt biển, Lhasa nổi tiếng có một chiều dài lịch sử gắn liền với tôn giáo qua các đền đài, cung điện Dalai Lama và chùa viện linh thiêng với hình ảnh các Lama tu hành suốt ngày đêm. Xe đưa về khách sạn để nghỉ ngơi và quen dần với độ cao.
12/01/2014(Xem: 5717)
Hành hương, hai chữ yêu quý mà người con Phật nào cũng mơ ước được đặt chân lên vùng đất có thắng tích của Phật. Đặc biệt lần này được sang tận Miến Điện để chiêm bái các Chùa Vàng và đến nơi thờ Xá lợi tóc của Đức Phật, đầy đủ 8 sợi mà Ngài đã trao tặng cho hai người thương gia Miến đầu tiên sang Ấn Độ, cầm mang về nước để làm quà lưu niệm.
17/09/2013(Xem: 9044)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
02/07/2013(Xem: 4587)
Bạn rất có thể đã nghe bài thơ này: ...Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên là vàng khô? Không có cảnh nào thơ mộng hơn hình ảnh con nai đi giữa rừng lá vàng trong không gian yên tĩnh để chỉ nghe tiếng lá vỡ bởi những bước chân nhẹ nhàng của loài thú hiền lành đang được thi sĩ Lưu Trọng Lưu ngắm nghía rồi tạo nên những vần thơ trữ tình để đời qua bài Tiếng Thu.
27/06/2013(Xem: 4595)
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Đạo hữu An Hậu Tony Thạch hướng dẫn
27/06/2013(Xem: 4593)
Hành Hương Phật tích Ấn Độ 2010 do HT Thích Bảo Lạc (Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu) hướng dẫn từ ngày 2 đến 20/11/2010
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]