Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Châu Hoằng Đại Sư

25/06/201319:16(Xem: 4521)
Châu Hoằng Đại Sư

Châu HoằngĐại Sư
Liên Tông Bát Tổ

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm

---o0o---

Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn.

86.lientong-chauhoangLáng giềng có bà lão, mỗi ngày niệm Phật vài ngàn câu, lấy làm thường khóa. Nhân lúc rỗi rảnh sang chơi, ngài hỏi duyên cớ, bà đáp: "Ông nhà tôi lúc sanh tiền chuyên lo niệm Phật, đến khi chết, không đau bịnh chi, vui vẻ vòng tay cáo từ mọi người mà qua đời. Do đó, tôi biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn!" Ngài nghe nói cảm động, từ đó hằng để ý đến pháp môn Tịnh độ. Lại viết bốn chữ: "Sống chết việc lớn" dán nơi vách đầu bàn đệ tự răn nhắc.

Năm ba mươi hai tuổi, ngài xuất gia, rồi đi tham phỏng các bậc danh đức. Sau cùng đến học đạo với Tiếu Nham Nguyệt Tâm thiền sư, tham câu "Niệm Phật là ai?". Một hôm, đang đi tham cứu bỗng chợt tỉnh ngộ. làm bài kệ rằng:

Hai chục năm qua việc đáng nghi

Ngoài ba ngàn dặm gặp sao kỳ!

Đốt hương, liệng kích dường như mộng
Ma, Phật, tranh suông lẫn thị phi!

Niên hiệu Long Khánh thứ năm, Đại sư đi khất thực ngang qua đỉnh Vân Thê, thấy cảnh nước non cực kỳ u nhã, quyết ý cất am ở tu. Trong núi ấy có nhiều cọp, ngài hành phép Du Già thí thực, từ đó các loài thú dữ không còn khuấy hại nữa. Mấy năm sau, gặp lúc nắng hạn lâu, cư dân quanh vùng đến am cầu xin đảo võ. Ngài đáp: "Tôi chỉ biết niệm Phật, không có tài chi khác!". Mọi người vẫn nài nỉ cố thỉnh. Đại sư cảm lòng thành của dân chúng, ra thảo am gõ mõ đi dọc theo bờ ruộng mà niệm Phật. Bước chân của ngài đi đến đâu, mưa lớn rơi theo đến đó. Nhân dân vui mừng kính dức, cùng nhau hiệp xây cất điện chùa. Tăng chúng các nơi lần lượt nương về, không bao lâu chỗ ấy thành cảnh đại tòng lâm trang nghiêm thanh tịnh.

Đại sư tuy đã tỏ thiền cơ, nhưng xét thấy căn lực người thời mạt pháp kém yếu, kẻ nói lý thì nhiều song ngộ lý thật rất ít. Vì muốn lợi mình và người, nên gài chủ trương Tịnh độ, cực lực bác bỏ cuồng thiền. Bộ Phật Thuyết A Di Đà Kinh Sớ Sao do ngài trứ tác, dung hòa cả sự lý, gồm nhiếp khắp ba căn, lời dẫn giải rất là uyên áo. Về trước, các bậc Tôn đức trong Phật giáo, tuy hoằng truyền Tịnh độ, nhưng vẫn không bỏ Thiền tông đến phiên Đại sư là người được chánh truyền tâm ấn từ ngài Tiếu Nham thuộc dòng Lâm Tế, lại chỉ hoằng dương Tịnh độ. Vì thế, các nhà thiền học đường thời rất không bằng lòng. Ông Tào Lỗ Xuyên, một vị học Phật, hai phen gởi thư đến Vân Thê gạn hỏi. Ngài cũng hai phen phúc đáp mà vài đoạn có liên quan đến Tịnh độ.

Đại sư bình thời cũng tu các công đức để phụ trợ tịnh nghiệp, nhưng truyền giới pháp, khai những ao phóng sanh. Ngài lại thẩm định nghi Thủy Lục, hành Du Già Diệm Khẩu để cứu khổ u minh, truyền bá văn giới sát, khiến người quy hóa làm lành rất nhiều.

Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi, cuối tháng 6, Đại sư vào thành từ biệt các đệ tử và những người cố cựu, nói: "Tôi sắp đi nơi khác!." Rồi ngài trở về chùa thiết tiệc trà từ giã đại chúng. Mọi người không hiểu là duyên cớ gì. Đến chiều mùng một tháng bảy, ngài vào Tăng đường bảo: "Mai này tôi sẽ đi".

Qua chiều hôm sau, đại sư kêu mệt rồi vào tư thất ngồi kiết già nhắm mắt. Chư Tăng, các đệ tử tại gia và những người cố cựu trong thành đều hội đến. Ngài mở mắt ra nhìn mọi người nói: "các vị nên chân thật niệm Phật, đừng làm điều chi khác lạ, và chớ phá hoại quy củ của tôi". Nói xong, hướng về Tây chấp tay niệm Phật mà qua đời. Thọ được tám mươi mốt tuổi.

Xem Thêm các Vị Đại Sư:
Châu Hoằng Đại Sư
Huệ Viễn Đại Sư
Thiện Đạo Đại Sư
Thừa Viễn Đại Sư
Pháp Chiếu Đại Sư
Thiếu Khang Đại Sư
Diên Thọ Đại Sư
Tỉnh Thường Đại Sư
Trí HúcĐại Sư
Hành Sách Đại Sư
Thật HiềnĐại Sư
Tế Tỉnh Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư


---o0o---

Source:http://www.adidaphat.net

Vi tính : Tuệ Cường

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2015(Xem: 3818)
Chùa Đá Vàng hay còn gọi là chùa Kyaiktiyo ở Myanmar khiến nhiều du khách lo lắng vì có vẻ sẽ rơi xuống bất cứ lúc nào. Các tín đồ đổ về đây cầu nguyện và dâng lá vàng thật.
25/09/2015(Xem: 4241)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM. Tôi vẫn nhớ mãi và sẽ chẳng bao giờ quên câu nói của mẹ tôi rằng “Ngay cả các con ở nhà cũng không chăm sóc mẹ tốt như các bạn đồng tu ở đây”. Mẹ tôi bảo “Từ nay, thay vì cho bố mẹ đi nước ngoài, các con cứ cho bố mẹ tham gia khóa tu thì tuyệt vời hơn”.
25/09/2015(Xem: 7520)
Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
12/09/2015(Xem: 5108)
Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
31/08/2015(Xem: 5493)
Ngôi đại Già lam Phật địa “Niệm Phật tông Tam Bảo Sơn Vô Lượng Thọ Tự” tọa lạc tại 1136 Kamimikusa, Kato, Hyogo Prefecture 673-1472, Nhật Bản. Chùm ảnh một góc tuyệt đẹp của ngôi đại Già lam Niệm Phật tông Vô Lượng Thọ Tự, trân trọng kính mời quý đọc giả vòng quang thưởng lãm:
21/08/2015(Xem: 5651)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
09/08/2015(Xem: 3632)
Xứ Phật tình quê là tựa đề một tác phẩm gồm hai cuốn sách viết về xứ sở Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hiện tại Cõi Ta Bà này để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ.Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Phật từ ngày mùng 6 đến 19 tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cần gì phải hỏi, đó là hai vị đại đệ tử của Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để cúng dường Chư Phật cho mỗi hạnh nguyện. Thoạt nghe tôi đã thất kinh hồn vía cứ tưởng là ẩn dụ trong kinh sách mà thôi, nhưng khi nhìn 3 ngón tay cụt lóng của Thầy Hạnh Nguyện và đến Bồ Đề Đạo Tràng nhìn tận mắt công trình xây dựng Trung Tâm Viên Giác ở đó, tôi mới thấy các lóng tay cúng dường Chư Phật của Thầy Hạnh Nguyện và Hạnh Tấn mới có một giá trị đặc biệt.
31/07/2015(Xem: 19798)
Hành Hương Âu Châu - Dự Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Minh Tâm & Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc Khởi hành: 31/7/2015 Kết thúc: 19/08/2015 Tu Viện Quảng Đức & Công ty Du Lịch Triumph Tours (do Phật tử Tony Thạch làm giám đốc) sẽ tổ chức chuyến tham quan 10 quốc gia thuộc miền Tây Âu Châu, bao gồm: 1. Hà Lan; 2. Đức; 3. Ý; 4.Vatican; 5. Áo; 6. Thụy Sỹ; 7. Luxemburg; 8. Bỉ; 9. Anh; 10. Pháp. Mục đích chính của chuyến đi này là dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1948-2013) và Dự Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc, ngôi chùa VN lớn nhất ở Âu Châu hiện nay, cũng do HT Minh Tâm khai sơn & xây dựng trong 20 năm qua. Đây là một Phật sự quan trọng mà các chùa VN trên toàn thế giới sẽ cùng về tham dự và cầu nguyện. Nhân dịp này TV Quảng Đức sẽ hướng dẫn Phật tử đến tham dự và tham quan các quốc gia lân cận Pháp Quốc.
03/07/2015(Xem: 4515)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
18/05/2015(Xem: 5620)
Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói, bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567