Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Châu Hoằng Đại Sư

25/06/201319:16(Xem: 4975)
Châu Hoằng Đại Sư

Châu HoằngĐại Sư
Liên Tông Bát Tổ

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm

---o0o---

Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn.

86.lientong-chauhoangLáng giềng có bà lão, mỗi ngày niệm Phật vài ngàn câu, lấy làm thường khóa. Nhân lúc rỗi rảnh sang chơi, ngài hỏi duyên cớ, bà đáp: "Ông nhà tôi lúc sanh tiền chuyên lo niệm Phật, đến khi chết, không đau bịnh chi, vui vẻ vòng tay cáo từ mọi người mà qua đời. Do đó, tôi biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn!" Ngài nghe nói cảm động, từ đó hằng để ý đến pháp môn Tịnh độ. Lại viết bốn chữ: "Sống chết việc lớn" dán nơi vách đầu bàn đệ tự răn nhắc.

Năm ba mươi hai tuổi, ngài xuất gia, rồi đi tham phỏng các bậc danh đức. Sau cùng đến học đạo với Tiếu Nham Nguyệt Tâm thiền sư, tham câu "Niệm Phật là ai?". Một hôm, đang đi tham cứu bỗng chợt tỉnh ngộ. làm bài kệ rằng:

Hai chục năm qua việc đáng nghi

Ngoài ba ngàn dặm gặp sao kỳ!

Đốt hương, liệng kích dường như mộng
Ma, Phật, tranh suông lẫn thị phi!

Niên hiệu Long Khánh thứ năm, Đại sư đi khất thực ngang qua đỉnh Vân Thê, thấy cảnh nước non cực kỳ u nhã, quyết ý cất am ở tu. Trong núi ấy có nhiều cọp, ngài hành phép Du Già thí thực, từ đó các loài thú dữ không còn khuấy hại nữa. Mấy năm sau, gặp lúc nắng hạn lâu, cư dân quanh vùng đến am cầu xin đảo võ. Ngài đáp: "Tôi chỉ biết niệm Phật, không có tài chi khác!". Mọi người vẫn nài nỉ cố thỉnh. Đại sư cảm lòng thành của dân chúng, ra thảo am gõ mõ đi dọc theo bờ ruộng mà niệm Phật. Bước chân của ngài đi đến đâu, mưa lớn rơi theo đến đó. Nhân dân vui mừng kính dức, cùng nhau hiệp xây cất điện chùa. Tăng chúng các nơi lần lượt nương về, không bao lâu chỗ ấy thành cảnh đại tòng lâm trang nghiêm thanh tịnh.

Đại sư tuy đã tỏ thiền cơ, nhưng xét thấy căn lực người thời mạt pháp kém yếu, kẻ nói lý thì nhiều song ngộ lý thật rất ít. Vì muốn lợi mình và người, nên gài chủ trương Tịnh độ, cực lực bác bỏ cuồng thiền. Bộ Phật Thuyết A Di Đà Kinh Sớ Sao do ngài trứ tác, dung hòa cả sự lý, gồm nhiếp khắp ba căn, lời dẫn giải rất là uyên áo. Về trước, các bậc Tôn đức trong Phật giáo, tuy hoằng truyền Tịnh độ, nhưng vẫn không bỏ Thiền tông đến phiên Đại sư là người được chánh truyền tâm ấn từ ngài Tiếu Nham thuộc dòng Lâm Tế, lại chỉ hoằng dương Tịnh độ. Vì thế, các nhà thiền học đường thời rất không bằng lòng. Ông Tào Lỗ Xuyên, một vị học Phật, hai phen gởi thư đến Vân Thê gạn hỏi. Ngài cũng hai phen phúc đáp mà vài đoạn có liên quan đến Tịnh độ.

Đại sư bình thời cũng tu các công đức để phụ trợ tịnh nghiệp, nhưng truyền giới pháp, khai những ao phóng sanh. Ngài lại thẩm định nghi Thủy Lục, hành Du Già Diệm Khẩu để cứu khổ u minh, truyền bá văn giới sát, khiến người quy hóa làm lành rất nhiều.

Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi, cuối tháng 6, Đại sư vào thành từ biệt các đệ tử và những người cố cựu, nói: "Tôi sắp đi nơi khác!." Rồi ngài trở về chùa thiết tiệc trà từ giã đại chúng. Mọi người không hiểu là duyên cớ gì. Đến chiều mùng một tháng bảy, ngài vào Tăng đường bảo: "Mai này tôi sẽ đi".

Qua chiều hôm sau, đại sư kêu mệt rồi vào tư thất ngồi kiết già nhắm mắt. Chư Tăng, các đệ tử tại gia và những người cố cựu trong thành đều hội đến. Ngài mở mắt ra nhìn mọi người nói: "các vị nên chân thật niệm Phật, đừng làm điều chi khác lạ, và chớ phá hoại quy củ của tôi". Nói xong, hướng về Tây chấp tay niệm Phật mà qua đời. Thọ được tám mươi mốt tuổi.

Xem Thêm các Vị Đại Sư:
Châu Hoằng Đại Sư
Huệ Viễn Đại Sư
Thiện Đạo Đại Sư
Thừa Viễn Đại Sư
Pháp Chiếu Đại Sư
Thiếu Khang Đại Sư
Diên Thọ Đại Sư
Tỉnh Thường Đại Sư
Trí HúcĐại Sư
Hành Sách Đại Sư
Thật HiềnĐại Sư
Tế Tỉnh Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư


---o0o---

Source:http://www.adidaphat.net

Vi tính : Tuệ Cường

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 5622)
Kinh hành tưởng niệm nơi giam giữ Vua Tần Bà Sa La (Bình Sa Vương) một ông vua Phật tử đầu tiên trong những ngày đầu giáo hóa của Đức Phật Thích Ca, người đã dâng cúng Tịnh Xá Trúc Lâm (Venuvana or Bamboo Grove) và ủng hộ nhiều công trình Phật sự khác.
19/06/2013(Xem: 4900)
Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức (ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006)
19/06/2013(Xem: 8331)
Bảo Tháp tưởng niệm nàng Tu Xà Đa (người dâng bát sữa cúng Phật)
19/06/2013(Xem: 6121)
Cư Sĩ Tu Đạt người cúng dường Tịnh Xá Kỳ Viên cho Đức Phật và Tăng Đoàn Cư Sĩ Tu Đạt là một tỷ phú thành xá vệ (Sravasti), người hay chu cấp vật chất cho người người nghèo khổ cô độc.
19/06/2013(Xem: 8686)
Tôn Giả Ungulimala trước khi xuất gia và đắc giả A La Hán từng nổi tiếng là một kẻ ác nhân, từng chắt đứt 999 ngón tay của người khác trong một quyết tâm muốn học đạo, nhưng khi gặp Phật được ngài cảm hóa, Ungulimala đã được độ và tu tập, cuối cùng chứng đạt đạo quả A La Hán.
19/06/2013(Xem: 9715)
Thành Tỳ Xá Ly là một thánh tích khá quan trọng trong lịch sử PG, vì chính nơi này Đức Tôn Giả A Nan nhập diệt, là nơi Đức Phật đã cho phép Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề và 500 cung nữ chính thức được dự vào hàng ngũ đệ tử xuất gia.
19/06/2013(Xem: 7511)
Phế Tháp thờ Xá Lợi của Đức Phật do Vua A Xà Thế tạo dựng tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali) để phụng thờ xá lợi Phật được thỉnh về từ Kusinagar.
19/06/2013(Xem: 7412)
Cũng nằm trong khu rừng Sa La ngày xưa, cách nơi Phật nhập diệt gần 2 cây số, Nay là thị trấn Kushinagar, cách Gorakhpur khoảng 50 cây số, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, Bắc Ấn Độ.
19/06/2013(Xem: 7686)
Hình ảnh của phái đoàn tại Phế tích Kỳ Viên Cấp Cô Độc.
19/06/2013(Xem: 11221)
Đức Phật cùng các đệ tử của mình đã trải qua ba mùa an cư kiết hạ (từ hạ thứ nhì đến hạ thứ tư) tại khu vườn này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]