Hình ảnh ngày 28-10-2009
Phái đoàn viếng thăm:
- CHÙA LINH ẨN tại Hàn Châu
nơi tu hành của Tế Điên Hòa Thượng
Nhiếp ảnh: Tony Thạch - Tâm Minh Nhựt - Quảng Trí Phước
CHÙA LINH ẨN TẠI HÀNG CHÂU (nơi xuất gia và tu tập của Tế Điên Hòa Thượng (1150-1209) Tế Điên Hòa Thượng (1150-1209), Ngài vốn thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu. Năm 18 tuổi, ngài xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm, tiếp đó tìm đến núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Ðường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Về sau Ngài đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, ngài đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn, ngài xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sanh, tánh tình sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi ngài là Tế Ðiên. xem thêm truyện về ngài ở đây: http://nv3.quangduc.com/a5675/te-dien-hoa-thuong Chùa Linh Ẩn hiện nay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hàng Châu, đến Hàng Châu mà không viếng thăm ngôi phạm vũ này thì bị xem là chưa đặt chân đến nơi đây, Chùa có 6 chánh điện gồm điện Diệu Trang Nghiêm Thành, Điện Dược Sư, Điện Hoa Nghiêm, Trực Chỉ Đường, Tạng Kinh Lâu, La Hán Điện ( thờ 500 tượng vị A La Hán, mỗi tượng cao khoảng 1,50m) đây là một trong 10 ngôi chùa lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Lúc đoàn viếng thăm có hơn 10 ngàn người đến đây chiêm bái và đảnh lễ Hòa Thượng Tế Điên |
Khuôn viên chùa rất rộng và các điện thờ đều được tàn các cây cổ thụ che phủ quanh năm nên rất mát mẽ. Năm 1974 chánh quyền cho phục hồi lại như hiện tại nên còn có tên Vân Sơn Tự, và trong chùa cò có sắc phong do vua Khang Hy tự thảo. Chùa hiện tại gồm dài 7 gian, rộng 5 gian với mái nhà thật cao. Tượng Phật Thích Ca cao 25m gồm 24 khúc gỗ trầm hương ghép lại được thiếp vàng. Nếu tôi khong lầm thì đây là ngôi chùa có nhiều điện thờ nhất. Từ ngoài cổng chính vào theo nhiều lối đường quanh co dài dẫn đến điện thờ đầu tiên của Tứ Đại Thiên Vương, kế đến là điện thờ Tế Điên Hòa Thượng, chánh điện thờ phật Thích Ca, rồi điện thờ Dược Sư Bồ Tát và nhiều điện nữa. Phật tử đến đãnh lễ nơi Dược Sư điện rất đông. Bên tay trái trong một ngôi nhà lớn hình chữ vạn, có 500 tượng A La Hán màu đồng đỏ, lớn bằng người. Các tượng với diện mạo, tư thế và vũ khi từng tượng đều khác nhau được đặt trên kệ cao thành 4 hàng ngoảnh mặt ra 2 lối đi ở giữa mỗi cánh của hình chữ vạn. Ngay giữa giao điểm chữ vạn là một tháp vuông. Mỗi mặt trên cao có ghi bảng hiệu của các Bồ Tát Quán Thê Âm, Văn Thù, Địa Tạng, và Phổ Hiền. Phia dưới là những bức tranh diễn tả hạnh nguyện của mỗi vị Bồ Tát. Với Bồ Tát Địa Tạng chúng tôi thấy ngài Bồ Tát cầm cây gậy với hào quang tỏa sáng mở khóa Địa Ngục. Những người thoát được ra ngoài tươi cười vui vẻ, những ai còn bên trong cố chen lấn cho gần cửa ra. Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liểu dài hướng về một chiếc thuyền trên mặt biển nhiều sóng. Tế Điên Hòa Thượng là một vị tăng dị biệt ăn uống bừa bãi. Sự tu tập của ngài phần chính là lo giúp đỡ người gặp khó khăn, có thể gom gọn trong câu: Người ta tu khổ không tu tâm, ta tu tâm không tu khổ. Truyền thuyết kể rằng khi đến đây tu tập, ngài bảo nơi đây sắp có tai họa vì sẽ có một hòn núi sẽ bay đến đáp vào làng này nên khuyên dân chúng nên tản cư đi nơi khác, nhưng dân chúng thấy sự tu hành của Ngài nên không tin. Một hôm trong làng có đám cưới Ngài bèn ôm cô dâu chạy và đốt làng, toàn thể dân chúng tức giận rượt theo. Nhưng khi nghe tin có một cụ già không chạy thoát được và còn kẹt lại trong biển lửa. Ngài vội bỏ cô dâu, trở về cứu bà lão và thấy một hòn đá lớn đang lăn đến gần bà lão. Ngài bèn đưa bàn tay ra chận hòn đá và để lại dấu 5 ngón tay trên tảng đá. Tới lúc đó dân chúng mới hiểu hành động cứu dân làng của ngài. Ngoài ra trong hòn núi này cò có một lổ hũng cao lối hơn 1m, dài 3, cao hơn mặt đất chừng 1.5m được coi là nơi Ngài nằm ngủ trong thời gian tu tập. (ghi chép của Minh Ngộ) |