Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cửu Hoa Sơn-Hàn Châu

25/06/201318:18(Xem: 4747)
Cửu Hoa Sơn-Hàn Châu
bangron_hanhhuong_web

Hình ảnh ngày 28-10-2009
Phái đoàn viếng thăm:
- CHÙA LINH ẨN tại Hàn Châu
nơi tu hành của Tế Điên Hòa Thượng

Nhiếp ảnh: Tony Thạch - Tâm Minh Nhựt - Quảng Trí Phước

CHÙA LINH ẨN TẠI HÀNG CHÂU
(nơi xuất gia và tu tập của Tế Điên Hòa Thượng (1150-1209)


Tế Điên Hòa Thượng (1150-1209), Ngài vốn thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu. Năm 18 tuổi, ngài xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm, tiếp đó tìm đến núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Ðường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Về sau Ngài đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, ngài đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn, ngài xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sanh, tánh tình sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi ngài là Tế Ðiên. xem thêm truyện về ngài ở đây: http://nv3.quangduc.com/a5675/te-dien-hoa-thuong

Chùa Linh Ẩn hiện nay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hàng Châu, đến Hàng Châu mà không viếng thăm ngôi phạm vũ này thì bị xem là chưa đặt chân đến nơi đây, Chùa có 6 chánh điện gồm điện Diệu Trang Nghiêm Thành, Điện Dược Sư, Điện Hoa Nghiêm, Trực Chỉ Đường, Tạng Kinh Lâu, La Hán Điện ( thờ 500 tượng vị A La Hán, mỗi tượng cao khoảng 1,50m) đây là một trong 10 ngôi chùa lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Lúc đoàn viếng thăm có hơn 10 ngàn người đến đây chiêm bái và đảnh lễ Hòa Thượng Tế Điên

(đoàn viếng thăm sáng ngày 28-10-2009)

IMG_6701

IMG_6604

IMG_6586

IMG_6567

IMG_6550

IMG_6543

IMG_6524

IMG_6501

IMG_6453

IMG_6448



Chùa Linh Ẩn, (Ling Yin temple)nơi tu hành của Tế Điên Hòa Thượng là chùa cổ nhất ở Hàn Châu. Chùa nguyên thủy được bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 và được phát triễn mạnh vào thế kỷ thứ 10 nhờ sự ngưỡng mộ đạo Phật của vua đương thời, trong chùa đã có trên 3000 tăng sĩ tu tập.

Khuôn viên chùa rất rộng và các điện thờ đều được tàn các cây cổ thụ che phủ quanh năm nên rất mát mẽ. Năm 1974 chánh quyền cho phục hồi lại như hiện tại nên còn có tên Vân Sơn Tự, và trong chùa cò có sắc phong do vua Khang Hy tự thảo. Chùa hiện tại gồm dài 7 gian, rộng 5 gian với mái nhà thật cao. Tượng Phật Thích Ca cao 25m gồm 24 khúc gỗ trầm hương ghép lại được thiếp vàng. Nếu tôi khong lầm thì đây là ngôi chùa có nhiều điện thờ nhất. Từ ngoài cổng chính vào theo nhiều lối đường quanh co dài dẫn đến điện thờ đầu tiên của Tứ Đại Thiên Vương, kế đến là điện thờ Tế Điên Hòa Thượng, chánh điện thờ phật Thích Ca, rồi điện thờ Dược Sư Bồ Tát và nhiều điện nữa. Phật tử đến đãnh lễ nơi Dược Sư điện rất đông. Bên tay trái trong một ngôi nhà lớn hình chữ vạn, có 500 tượng A La Hán màu đồng đỏ, lớn bằng người. Các tượng với diện mạo, tư thế và vũ khi từng tượng đều khác nhau được đặt trên kệ cao thành 4 hàng ngoảnh mặt ra 2 lối đi ở giữa mỗi cánh của hình chữ vạn. Ngay giữa giao điểm chữ vạn là một tháp vuông. Mỗi mặt trên cao có ghi bảng hiệu của các Bồ Tát Quán Thê Âm, Văn Thù, Địa Tạng, và Phổ Hiền. Phia dưới là những bức tranh diễn tả hạnh nguyện của mỗi vị Bồ Tát. Với Bồ Tát Địa Tạng chúng tôi thấy ngài Bồ Tát cầm cây gậy với hào quang tỏa sáng mở khóa Địa Ngục. Những người thoát được ra ngoài tươi cười vui vẻ, những ai còn bên trong cố chen lấn cho gần cửa ra. Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liểu dài hướng về một chiếc thuyền trên mặt biển nhiều sóng.

Tế Điên Hòa Thượng là một vị tăng dị biệt ăn uống bừa bãi. Sự tu tập của ngài phần chính là lo giúp đỡ người gặp khó khăn, có thể gom gọn trong câu: Người ta tu khổ không tu tâm, ta tu tâm không tu khổ.

Truyền thuyết kể rằng khi đến đây tu tập, ngài bảo nơi đây sắp có tai họa vì sẽ có một hòn núi sẽ bay đến đáp vào làng này nên khuyên dân chúng nên tản cư đi nơi khác, nhưng dân chúng thấy sự tu hành của Ngài nên không tin. Một hôm trong làng có đám cưới Ngài bèn ôm cô dâu chạy và đốt làng, toàn thể dân chúng tức giận rượt theo. Nhưng khi nghe tin có một cụ già không chạy thoát được và còn kẹt lại trong biển lửa. Ngài vội bỏ cô dâu, trở về cứu bà lão và thấy một hòn đá lớn đang lăn đến gần bà lão. Ngài bèn đưa bàn tay ra chận hòn đá và để lại dấu 5 ngón tay trên tảng đá. Tới lúc đó dân chúng mới hiểu hành động cứu dân làng của ngài. Ngoài ra trong hòn núi này cò có một lổ hũng cao lối hơn 1m, dài 3, cao hơn mặt đất chừng 1.5m được coi là nơi Ngài nằm ngủ trong thời gian tu tập. (ghi chép của Minh Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2013(Xem: 6531)
Danh Sách Phật Tử tham dự Phái Đoàn Hành Hương Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức (ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006)
18/06/2013(Xem: 23045)
In the long way history of Buddhism, an ancient and profound religion which has been constantly developing and modernising, Buddhist architecture has been changing increasingly both in form and content.
17/06/2013(Xem: 6406)
Sinh năm 1953 tại Đà Nẵng, nhưng ngay từ nhỏ, Võ Văn Tường đã sinh sống cùng gia đình ở Huế. Vì vậy chất Huế đã in đậm trong người đàn ông hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Được cha cho chiếc máy chụp ảnh điện tử, nhưng mãi đến năm 14 tuổi, Tường mới biết chụp bức ảnh đầu tiên là cảnh chùa Báo Quốc.
17/06/2013(Xem: 5925)
Kính thưa quý Phật tử trong phái đoàn hành hương, không còn bao lâu nữa chúng ta sẽ lên đường để chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ. Ban Tổ Chức xin gởi thông báo số 3 này đến quý Phật tử để giúp cho quý vị chuẩn bị và sắp xếp các công việc cần thiết như sau...
17/06/2013(Xem: 5488)
Ban Thủ Quỹ chúng con xin báo cáo tổng kết về số tiền mà phái đoàn đã phát tâm cúng Dường Tam Bảo & Bố Thí người nghèo tại Ấn Độ và tuần sau sẽ lần lượt cúng dường các chùa ở Đài Loan, chi tiết đã được ghi nhận như sau.
17/06/2013(Xem: 5280)
Tán Dương Công Đức Thành Viên Trong Phái Đoàn Hành Hương
17/06/2013(Xem: 4724)
Từ tháng 3 năm 2011 đến nay, đã có tới 12 vị Tăng, Ni Tây Tạng, phát đại nguyện tự thiêu, lấy thân mình làm ngọn đuốc thắp sáng lương tri chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh, kêu gọi sự quan tâm của nhân loại yêu chuộng công lý và hòa bình đối với chính sách đàn áp tôn giáo và tiêu diệt văn hóa Tây Tạng của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc.
14/06/2013(Xem: 5429)
Khởi hành từ Úc (Local Airport-Sydney-Taiwan-Delhi), Phật tử từ Melbourne, Brisbane, Adelaide, Perth...phải đáp chuyến bay nội địa đến Sydney lúc 6pm chiều ngày 17-11 để kịp lên máy bay quốc tế lúc 9pm để bay đi Đài Loan. Khởi hành từ Canada, Mỹ-Vietnam (Local Airport-Los Angeles/San Francisco/Saigon-Taiwan-Delhi) lúc 6pm chiều ngày 16-11 để kịp lên máy bay quốc tế lúc 11pm để bay đi Đài Loan.
14/06/2013(Xem: 8359)
Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Ðộ 2006 (Tu Viện Quảng Ðức tổ chức)
05/06/2013(Xem: 6188)
Trước nhất, chúng tôi xin thân gởi đến quý Thân Hữu, quý Phật Tử gần xa, lời tán thán công đức luôn nhắc nhở khuyến khích chúng tôi viết quyển sách này. Những vị này đã nghe tôi kể lại tỉ mỉ cuộc hành trình nơi xứ Phật, những điều mắt thấy, tai nghe và đi tìm hiểu phong tục tập quán lạ, cũng như vào trong làng sâu, gần như chưa có sách nào đề cập đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]