Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông báo số 2

25/06/201314:05(Xem: 4620)
Thông báo số 2

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI ÚC ĐẠI LỢI-TÂN TÂY LAN
The Unified Vietnamese Australian Buddhist Congress of Australia – New Zealand
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
TU VIỆN QUẢNG ĐỨC

105 Lynch Road, Fawkner, Victoria 3060, Australia. Tel: 03.9357 3544. Fax:03. 9357 3600.
Email:[email protected]; Website:
www.quangduc.com
_______________________________________________________________

Hành Hương Chiêm Bái Tứ Đại Danh Sơn - Trung Quốc

THÔNG BÁO CHI TIẾT SỐ 2

Nam Mô A Di Đà Phật, 

Kính thưa quý Phật tử có mặt trong phái đoàn hành hương Trung Quốc, 

1. Thông tin chung:Chuyến hành hương năm nay lúc ban đầu có hơn 60 người đăng ký tham dự, nhưng trước giờ book vé, đã có 25 người cancel, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phần lớn là lo ngại về dịch cúm Ah1n1, do vậy cuối cùng có 35 người tham dự chuyến hành hương kỳ này, bao gồm 9 người từ Melbourne; 5 từ Sydney, 1 từ Canberra, 1 từ Adelaide (Úc Châu); 14 người từ Mỹ, 2 từ Canada, 1 từ Thụy Điển và 2 từ Việt Nam. Tất cả đều đã có vé máy bay và visa vào Trung Quốc, Thầy xin gởi thông báo này để giúp quý vị chuẩn bị các thứ cần thiết trước khi lên đường. Kèm đây là vé máy bay cho quý Phật tử tại Úc, Mỹ, Canada, Thụy Điển và VN, riêng quý vị tại Mỹ, Thụy Điển và VN, nhớ xin visa vào Trung Quốc và mua bảo hiểm sức khỏe trước khi lên đường.

2. Trả tiền chi phí chuyến và việc hủy bỏ (cancel) chuyến đi:Xin tán thán công đức của tất cả quý Phật tử đã đóng tiền đầy đủ cho chuyến đi. Như đã thông báo ngay từ đầu, nếu vì lý do nào đó, mà quý vị không thể tháp tùng với chuyến hành hương này, quý vị hủy bỏ (cancel):

·trước 30 ngày: sẽ mất 25% số tiền đã đóng

·trước 14 ngày: sẽ mất 50% số tiền đã đóng

·trước 7 ngày: sẽ mất 75% số tiền đã đóng

·trong vòng 7 ngày: sẽ mất 100% số tiền đã đóng

ngoại trừ trường hợp quý vị bệnh nặng hoặc bị tại nạn không thể đi được và có giấy chứng nhận của bác sĩ, hãng bảo hiểm sẽ bồi hoàn đầy đủ số tiền cho quý vị, do vậy việc điền form bảo hiểm phải cẩn thận, đầy đủ và chính xác tên, tuổi, địa chỉ của chính mình… để được bồi thường về tiền bạc và sức khỏe, nếu gặp phải trục trặc.

Ngoài việc được bồi thường tiền như đã nói, bảo hiểm du lịch còn có thể bồi hoàn lại khi quý vị bị mất hành lý (không bồi hoàn nếu mất tiền mặt), các chi phí thuốc men, bệnh viện nếu lâm bệnh trong thời gian đi hành hương.

3. Hành lý:Hành lý được mang theo tối đa là 23kg cho chuyến đi và 23kg cho chuyến về, nếu quá 23kg, quý vị phải tự trả tiền cước. Hành lý mang theo đơn giản vẫn là điều cần thiết cho chính mình và cả những người trong đoàn: Áo Tràng (trong suốt lộ trình, Quý Phật tử đều phải mặc áo tràng để đảnh lễ chiêm bái khi mình viếng thăm các Thánh tích), riêng đối với quý vị phụ nữ thì hoan hỷ mang thêm 1 chiếc áo dài VN, các quý Phật tử Nam thì mang theo áo sơ mi trắng, áo veston và caravat, để chụp hình lưu niệm tại Ngũ Đài Sơn và Linh Sơn Đại Phật. Đồ dùng cá nhân:1 cây đèn pin, thuốc men (thuốc ngừa cảm, thuốc đau bụng, nhức đầu, nước biển khô, dầu xanh, dầu gió, nhân đây xin thỉnh Bác Sĩ Chúc Hân Lâm Kim Loan giúp cố vấn sức khỏe cho đoàn), áo mưa, áo mùa hè (khi thăm viếng các tỉnh miền Nam Trung Quốc), áo ấm(để sử dụng trên máy bay và trong chuyến hành hưong, nhiệt độ trung bình các nơi chiêm bái khoảng từ 20oC đến 25oC, ngoại trừ vùng núi Ngũ Đài Sơn và Nga Mi khoảng từ 10oC (lúc sáng sớm hay chiều tối) và từ 15oC đến 20oC (lúc giữa trưa) - Lưu ý:buổi tối có thể lạnh chênh lệch thêm khoảng 5oC nên những vị lớn tuổi cần chuẩn bị nón, khăn quàng cổ, kem thoa môi chống khô nứt và vớ dày),thuốc hay máy chống muỗi, kem dưỡng da chống nắng, kính mát, giấy vệ sinh, ổ khóa Va-li, ví tiền đeo lưng, bàn chải và kem đánh răng, cà phê và trà (nếu ai ghiền thì mang theo), ớt tươi, batteries máy hình, các loại thẻ nhớ - photo storage card (sẽ rất khó tìm mua pin, films hoặc memory card ở các vùng đồi núi). Những vị nào đến từ Mỹ có sử dụng đồ điện xin lưu ý là bên Trung Quốc dùng điện 220 Volts (50Hz), tuy nhiên trong khách sạn có ổ cắm điện giống như Úc (ổ cắm 3 chấu với 2 chấu trên nằm xéo 45o, chấu dưới ở giữa nằm thẳng) và Mỹ (ổ cắm 2 chấu song song và nằm thẳng) do đó, nên mang theo power board có 4 hoặc 6 ổ cắm. Đồ chaycó thể mang thêm như:nước tương, muối mè, muối đậu phụng, muối tiêu, muối ớt… Nếu vị nào thấy cần thì đem theo bình nấu nước nóng để dùng khi đi ra khỏi thành phố. Trung Quốc có đầy đủ các món ăn chay, tuy nhiên xào nấu hơi nhiều dầu mỡ. Tiền mặt:mỗi người chỉ được phép mang theo dưới $10,000 Úc kim, nếu quá số tiền này phải khai báo rõ ràng trước khi ra khỏi Úc, nếu không khai báo, sẽ bị tịch thu số tiền, và có thể bị bắt giữ để điều tra, sẽ được anh Tony hướng dẫn đổi tiền tại Quảng Châu, sẽ có lợi hơn đổi tại Úc châu. Lưu ý về hành lý:để tránh phiền não, khổ đau không cần thiết, xin các bà, các cô không nên mang theo nữ trang đắc tiền trong thời gian đi hành hương chiêm bái lần này; chuyến hành hương Ấn Độ năm 2006, có một Phật tử bỏ quên trong khách sạn một đôi bông tai hột xoàn (trị giá khoảng $7,000 Mỹ Kim),điều này gây phiền não cho người mất đồ và làm mất thời gian cho phái đoàn. 

4. Y Tế:Xin quý Phật tử liên lạc với Bác Sĩ Gia Đình của mình để hỏi thăm về việc chích ngừa (sốt rét, tiêu chảy…) càng sớm càng tốt. Nhiều người đi Á Châu về đến nơi đã ngã bệnh và tốn rất nhiều, do vậy mà “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Xin quý vị đừng quên chi tiết quan trọng này. 

5. Khởi hành lúc mấy giờ ?:Quý Phật tử tại Melbourne, Úc Châu: 3 giờ chiều ngày 20-10-2009, quý vị phải có mặt tại phi trường Melbourne, hãng Virgin Blue, đến Sydney lúc 5.40pm, đoàn sẽ được đưa đi ăn tối và về nghỉ đêm tại khách sạn. Sáng hôm sau, thức chúng lúc 6am để ra phi trường Sydney. Quý Phật tử tại Adelaide, Canberra, Sydney phải có mặt tại phi trường Sydney lúc 7am để làm thủ tục để lên máy bay cùng với đoàn. Quý Phật tử tại Mỹ và Canada, khởi hành từ Los Angles, tối 20-10-2009: Tất cả quý Phật tử tại Mỹ (dù ở bất cứ tiểu bang nào) phải có mặt tại phi trường quốc tế Los Angles, California lúc 8 giờ tối để làm thủ tục lên máy bay (hãng China Southern Airline) lúc 11.50 tối 20-10-2009 để bay đến Quảng Châu, Trung Quốc. Quý Phật tử tại Thụy Điển và VN xin xem giờ vé máy bay của mình cẩn thận để ra phi trường điạ phương đúng giờ để lên máy bay sang Quảng Châu, Trung Quốc kịp với phái đoàn. Sau khi hoàn tất chuyến hành hương tại Trung Quốc, phái đoàn Úc sẽ lên máy bay tại Quảng Châu lúc 9 giờ tối ngày 8-11-09 và sẽ về đến phi trường quốc tế Melbourne lúc 9 giờ sáng ngày 9-11-09. Phái đoàn Mỹ sẽ lên máy bay tại Quảng Châu lúc 11 giờ tối 8-11-09 và sẽ về đến phi trường quốc tế Los Angles lúc 6 giờ chiều ngày 8-11-2009 (xin lưu ý: Mỹ đi sau Trung Quốc một ngày). Nếu quý Phật tử ở ngoài thành phố Los Angeles, xem cẩn thận ngày giờ này để book vé máy bay trở về nhà của mình, xin quý vị book vé bay về lại tiểu bang của mình sau 9 giờ tối ngày 8-11-2009, phòng khi máy bay đáp trễ. 

6. Vài kinh nghiệm cần biết:Không nên mua và ăn vặt dọc đường do việc kiểm phẩm chưa tiêu chuẩn hoá và chưa hoàn chỉnh trên bình diện quốc gia. Nước suối sẽ được cung cấp miễn phí trong chuyến hành hương. Hút thuốc lá không cấm ở những danh lam thắng cảnh hoặc trong nhà hàng, khách sạn nhưng ta có thể yêu cầu dành riêng chỗ không hút thuốc trong phòng ăn hoặc phòng ngủ, tuy nhiên việc này không được tuân thủ nghiêm ngặt. Tiền giảlan tràn và phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, nhất là tiền giấy loại 50 Yuan (tùy theo thời giá, trung bình 1 đô Úc đổi được 5 hoặc 6 Yuan). Yuan là chữ gọi tắc của China Yuan Renminbi (CNY). Tiền giả có thể phân biệt tuy hơi khó khăn, đến chừng đã biết thì cũng đến lúc trở về Úc Châu. Tiền giả ở đâu cũng có (ngoại trừ Ngân Hàng) dù được thối lại ngay trong khách sạn, các tiệm bán Phật Cụ kế bên chùa hay các tiệm bán hàng, quần áo sang trọng, do đó, khi mua nên lưu ý mua làm sao cho đủ hết tờ 100 Yuan (vì khi đổi tiền, nói chung, Ngân Hàng thường đổi toàn tiền loại 100 Yuan). Ngày nay, người Trung Quốc du lịch khắp nước rất đông, theo từng nhóm như phái đoàn công nhân viên nhà máy, học sinh, ... Nếu đi lạc và lẫn trong từng đoàn người có khi đến vài chục ngàn trong các điểm du lịch, phái đoàn rất khó phát hiện hay kiếm được ta. Kinh nghiệm cho biết lúc nào cũng bám theo và đội nón của phái đoàn hành hương và trước khi vào thăm viếng 1 địa điểm nào đó, xin ghi nhớ các điểm tập hợp nhóm phòng trường hợp đi lạc (lưu ý: rất khó hỏi thăm đường ngoại trừ biết tiếng Quang Thoại - trừ Quảng Châu dùng tiếng Quảng vì đa số người Trung Quốc không biết tiếng Anh). Trong thời gian chiêm bái tại Trung Quốc, nếu người nhà của quý vị cần liên lạc gấp khi có việc cần, xin gọi vào số phone của anh Tony như sau: 86. 136 4266 7652

Kính thưa quý Phật tử, như quý vị đã biết đây là chuyến hành hương chiêm bái & tu học tại Trung Quốc, tuy vậy, Ban Tổ Chức đã, đang và sẽ cố gắng hết khả năng để sắp xếp mọi việc của chuyến đi sao cho thoải mái và nhẹ nhàng cho quý vị trong đoàn. Hy vọng sẽ không xảy ra bất kỳ sự trục trặc nào trước và trong thời gian hành hương. Cầu chúc quý vị an lạc và cố gắng hoàn tất mọi thủ tục để cùng tháp tùng với phái đoàn.


Nay thông báo,

Trưởng đoàn:Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Phó đoàn
: An Hậu Tony Thạch


Ghi chú: Vé máy bay kèm trong thư này là E-ticket, vé điện tử, quý vị sử dụng vé này để check in từ phi trường quốc tế LA, California. Trước ngày lên đường, nếu có thắc mắc gì, xin cứ email cho Thầy: [email protected] hoặc gọi phone cho Thầy: 61. 412 794 254

----o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 13327)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
09/07/2011(Xem: 13050)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
07/07/2011(Xem: 6798)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
30/06/2011(Xem: 9446)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
06/05/2011(Xem: 4778)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
04/05/2011(Xem: 4012)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
26/04/2011(Xem: 18902)
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả ngàn năm
21/03/2011(Xem: 12647)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
18/03/2011(Xem: 5314)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
15/03/2011(Xem: 3806)
Hôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt. Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]