Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông báo về chuyến hành hương Trung Quốc số 2

24/06/201311:30(Xem: 4367)
Thông báo về chuyến hành hương Trung Quốc số 2

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI ÚC ĐẠI LỢI-TÂN TÂY LAN
The Unified Vietnamese Australian Buddhist Congress of Australia – New Zealand
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
TU VIỆN QUẢNG ĐỨC

105 Lynch Road, Fawkner, Victoria 3060, Australia. Tel: 03.9357 3544. Fax:03. 9357 3600.
Email:quangduc@tpg.com.au; Website:
www.quangduc.com
_______________________________________________________________

trungquoc-6

THÔNG BÁO CHI TIẾT 2

Xin quý Phật tử đọc kỹ để biết và hoan hỷ làm theo:

1/ Thông tin chung:


Phái đoàn hiện tại đã hoàn tất mọi thủ tục và chờ ngày lên đường, đoàn gồm có 74 người: 38 người từ Melbourne; 1 từ Adelaide; 17 từ Perth; 6 từ Sydney, 9 từ Hoa Kỳ và 2 từ Việt Nam.

Hiện đã có visa vào TQ, xin mời quý Phật tử trong phái đoàn về dự phiên họp tại Tu Viện Quảng Đức, lúc 2 giờ chiều chủ nhật tuần này (23-9-2007) để nghe hướng dẫn một số chi tiết về chuyến đi chiêm bái, ngay sau buổi họp quý vị sẽ được nhận lại passport, vé máy bay và health insurance policies (sáng sớm chủ nhật này anh Tony sẽ mang xuống Melbourne). Kính mong quý vị nhín chút thời giờ về tham dự vào ngày giờ trên

2/ Hành lý:

Hành lý được mang theo tối đa là 30 kg cho chuyến đi và 30 kg cho chuyến về.

Hành lý mang theo đơn giản vẫn là điều cần thiết cho chính mình và cả những người trong đoàn: Áo Tràng (trong suốt lộ trình, Quý Phật tử đều phải mặc áo tràng để đảnh lễ chiêm bái khi mình viếng thăm các Thánh tích), riêng đối với quý vị phụ nữ thì hoan hỷ mang thêm 1 chiếc áo dài VN, các quý Phật tử Nam thì mang theo áo sơ mi trắng, áo veston và caravat, để chụp hình lưu niệm tại Ngũ Đài Sơn. Đồ dùng cá nhân:1 cây đèn pin, thuốc men ( thuốc đau bụng, nhức đầu, nước biển khô, dầu xanh, dầu gió), áo mưa, áo mùa hè (khi thăm viếng các tỉnh miền Nam Trung Quốc), áo ấm (loại vừa, chứ đừng dày cộm quá - nhiệt độ trung bình các nơi chiêm bái khoảng từ 20 độ C đến 25 độ, ngoại trừ vùng núi Ngũ Đài Sơn và Nga Mi khoảng từ 10 độ C (lúc sáng sớm hay chiều tối) và từ 15 độ C đến 20 độ C (lúc giữa trưa) - Lưu ý:buổi tối có thể lạnh chênh lệch thêm khoảng 5 độ C nên những vị lớn tuổi cần chuẩn bị nón, khăn quàng cổ, kem thoa môi chống khô nứt và vớ dày), thuốc hay máy chống muỗi, kem dưỡng da chống nắng, kính mát, giấy vệ sinh, ổ khóa Va-li, ví tiền đeo lưng, bàn chải và kem đánh răng, cà phê và trà (nếu ai ghiền thì mang theo), ớt tươi, batteries máy hình, các loại thẻ nhớ - photo storage card (sẽ rất khó tìm mua pin, films hoặc memory card ở các vùng đồi núi). Những vị nào đến từ Mỹ có sử dụng đồ điện xin lưu ý là bên Trung Quốc dùng điện 220 Volts (50Hz), tuy nhiên trong khách sạn có ổ cắm điện giống như Úc (ổ cắm 3 chấu với 2 chấu trên nằm xéo 45 độ, chấu dưới ở giữa nằm thẳng) và Mỹ (ổ cắm 2 chấu song song và nằm thẳng) do đó, nên mang theo power board có 4 hoặc 6 ổ cắm. Đồ chaycó thể mang thêm như:nước tương, muối mè, muối đậu phụng, muối tiêu, muối ớt… Nếu vị nào thấy cần thì đem theo bình nấu nước nóng để dùng khi đi ra khỏi thành phố. Trung Quốc có đầy đủ các món ăn chay, tuy nhiên xào nấu hơi nhiều dầu mỡ. Tiền mặt:mỗi người chỉ được phép mang theo dưới $10.000 Úc kim, nếu quá số tiền này phải khai báo rõ ràng trước khi ra khỏi Úc, nếu không khai báo, sẽ bị tịch thu số tiền, và có thể bị bắt giữ để điều tra, sẽ được anh Tony hướng dẫn đổi tiền tại Quảng Châu, sẽ có lợi hơn đổi tại Úc châu. Lưu ý về hành lý:để tránh phiền não, khổ đau không cần thiết, xin các bà, các cô không nên mang theo nữ trang đắc tiền trong thời gian đi hành hương chiêm bái lần này; chuyến hành hương Ấn Độ vừa qua, có một Phật tử bỏ quên trong khách sạn một đôi bông tai hột xoàn (trị giá khoảng $7000 Mỹ Kim),điều này gây phiền não cho người mất đồ và làm mất thời gian cho phái đoàn.

3 Y Tế: Xin quý Phật tử liên lạc với Bác Sĩ Gia Đình của mình để hỏi thăm về việc chích ngừa, càng sớm càng tốt. Nhiều người đi Á Châu về đến nơi đã ngã bệnh và tốn rất nhiều, do vậy mà “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”nên luôn ghi nhớ và áp dụng. Xin quý vị đừng quên chi tiết quan trọng này.

4/ Khởi hành lúc mấy giờ ? Phật tử tại tiểu bang Victoria, sẽ lên thẳng máy bay quốc tế hãng China Southern Airlinelúc 4.30 giờ khuya ngày Chủ nhật, 21-10-2007 tại phi trường Melbourne (do gia đình đưa ra phi trường Melbourne, chứ không tập trung về Tu Viện Quảng Đức), đoàn sẽ ghé qua phi trường quốc tế Sydney để đón khách, sau đó bay sang Quảng Châu, đoàn sẽ đến Quảng Châu lúc 5 giờ chiều (giờ Trung Quốc) cùng ngày. Khắp Trung Quốc dùng chung 1 múi giờ, không đổi giờ theo mùa và đi sau Úc 2 hoặc 3 giờ. Quý Phật tử tại Mỹ & Việt Nam:sẽ bay thẳng đến phi trường quốc tế Quảng Châu và sẽ nhập chung với phái đoàn Úc tại phi trường này lúc 5 giờ ngày 21-10-2007, sau đó đoàn được đưa về khách sạn nghỉ để chuẩn bị chuyến đi chiêm bái vào ngày hôm sau.

5. Vài kinh nghiệm cần biết: Không nên mua và ăn vặt dọc đường do việc kiểm phẩm chưa tiêu chuẩn hoá và chưa hoàn chỉnh trên bình diện quốc gia. Nước suối sẽ được cung cấp miễn phí trong chuyến hành hương.

Hút thuốc lá không cấm ở những danh lam thắng cảnh hoặc trong nhà hàng, khách sạn nhưng ta có thể yêu cầu dành riêng chỗ không hút thuốc trong phòng ăn hoặc phòng ngủ, tuy nhiên việc này không được tuân thủ nghiêm ngặt. Tiền giảlan tràn và phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, nhất là tiền giấy loại 50 Yuan (tùy theo thời giá, trung bình 1 đô Úc đổi được 5 hoặc 6 Yuan). Yuan là chữ gọi tắc của China Yuan Renminbi (CNY). Tiền giả có thể phân biệt tuy hơi khó khăn, đến chừng đã biết thì cũng đến lúc trở về Úc Châu. Tiền giả ở đâu cũng có (ngoại trừ Ngân Hàng) dù được thối lại ngay trong khách sạn, các tiệm bán Phật Cụ kế bên chùa hay các tiệm bán hàng, quần áo sang trọng, do đó, khi mua nên lưu ý mua làm sao cho đủ hết tờ 100 Yuan (vì khi đổi tiền, nói chung, Ngân Hàng thường đổi toàn tiền loại 100 Yuan). Việc nói thách giácả gần như là nét văn hoá đặc thù của Trung Quốc (có lẻ gần giống như ở VN). Ngoại trừ, một số tiệm bán giảm giá có bảng quảng cáo trưng bày phiá trước, hầu hết, các sản phẩm đều được nói thách. Việc nói thách thay đổi tuỳ theo hàng hoá, tùy theo người mua (dân địa phương hay du khách, ...). Thông thường, bộ trà loại quí tốt gồm ấm và 6 tách trà, trong công ty nhà nước khoãng 1000 đến 3000 Yuan có thể giảm giá đến 20% - hàng nhái ngoài chợ giống y chang, nói thách 200 Yuan, mua từ 50 đến 70 Yuan - ống sáo, bộ cờ tướng thách 200 Yuan mua 100 Yuan - đồng hồ Longines, Omega thách 300 Yuan mua 100 Yuan hàng nhái loại tốt hoặc 100 Yuan 5 cái hàng nhái loại xấu, ... Ngọc bích (Jade) nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau hình Đức Phật Thích Ca, A Di Đa hay Quan Âm, ... giá thay đổi từ vài ngàn đến vài chục ngàn Yuan nhưng ngay tại Bắc Kinh có tiệm chủ là người Việt cho biết giá thành phẩm hay giá vốn, nói chung, chỉ khoãng 10% giá bán - nghĩa là giá vốn 100 Yuan cho 1 viên ngọc bích nhỏ đeo cổ nhưng giá bán ghi 1000 Yuan. Ngoài ra, khi trả giá, cần máy tính hoặc viết lên bàn tay để thương lượng và kiểm tra lại. Do hưởng lương theo tiền huê hồng nên nhiều lúc, họ đợi chúng ta ra ngoài tiệm và sắp lên xe mới chạy theo bán với giá ta đã trả hay thương lượng trước đó. Nhiều dịch vụ, tỷ như đấm bóp, bấm huyệt, ... khi thương lượng đồng ý 20 Yuan nhưng sau đó đòi 50 Yuan. Tuyệt đối không dùng Credit Card. Người ăn xinrất nhiều do dân số đông đúc trong nền kinh tế phát triển không đồng đều, nhất là ở xung quanh chùa hay các danh lam thắng cảnh. Đôi khi họp thành nhóm lớn có tổ chức hoặc trẻ con được cha mẹ huấn luyện xin tiền du khách. Tốt nhất là tránh xa và góp chung tiền bố thí qua trung gian các hội từ thiện hoặc chùa chiền địa phương (theo lời khuyên của các tour guide). TriumphTour sẽ cung cấp nón với dấu hiệu riêng cho phái đoàn khi thăm viếng Thánh Tích, chùa hay các điểm du lịch nổi tiếng nhằm phân biệt với người Trung Quốc. Ngày nay, người Trung Quốc du lịch khắp nước rất đông, theo từng nhóm như phái đoàn công nhân viên nhà máy, học sinh, ... Nếu đi lạc và lẫn trong từng đoàn người có khi đến vài chục ngàn trong các điểm du lịch, phái đoàn rất khó phát hiện hay kiếm được ta. Kinh nghiệm cho biết lúc nào cũng bám theo và đội nón của phái đoàn hành hương và trước khi vào thăm viếng 1 địa điểm nào đó, xin ghi nhớ các điểm tập hợp nhóm phòng trường hợp đi lạc (lưu ý: rất khó hỏi thăm đường ngoại trừ biết tiếng Quang Thoại - trừ Quảng Châu dùng tiếng Quảng vì đa số người Trung Quốc không biết tiếng Anh). Trước khi đi bộ lên núi, có thể mua bình thở Oxigen loại cá nhân phòng trường hợp chưa quen độ cao và độ loãng không khí. Ở vài danh sơn, có phòng nghỉ chân và dịch vụ cung cấp dưỡng khí của nhà nước (khoảng 1 đến 2 Yuan), dùng bằng cách ép bao chứa dưỡng khí đặt sau lưng để dẫn khí từ bao qua ống cao su vào mũi, mỗi bao có thể dùng cho 1 người thở trong 5 phút rất tiện lợi. Nên uống nhiều nước, không uống rượu hay hút thuốc khi lên núi. Không chạy nhảy, đùa giởn để giữ hơi thở điều hòa, tránh việc say nắng hay chóng mặt, nhất là đối với người cao máu, cao mỡ. Trên núi, thường có gió lớn. Sáng sớm lạnh nhưng trưa nắng gắt và nóng, do đó nên trang bị áo khoác để có thể mặc và cởi ra dễ dàng tùy thời tùy cảnh. Không nên uống nước suối hay nước hồ trên núi do chứa nhiều chất hoá học độc hại, dễ gây bệnh tật cho khách hành hương.



Kính thưa quý Phật tử, như quý vị đã biết đây là chuyến hành hương chiêm bái & tu học tại Trung Quốc, tuy vậy, Ban Tổ Chức đã, đang và sẽ cố gắng hết khả năng để sắp xếp mọi việc của chuyến đi sao cho thoải mái và nhẹ nhàng cho quý vị trong đoàn. Hy vọng sẽ không xảy ra bất kỳ sự trục trặc nào trước và trong thời gian hành hương. Cầu chúc quý vị an lạc và cố gắng hoàn tất mọi thủ tục để cùng tháp tùng với phái đoàn.



Nam Mô A Di Đà Phật.

Nay thông báo.

Trưởng đoàn: Thích Nguyên Tạng

Phó đoàn: An Hậu Tony Thạch


Ghi chú:từ nay đến ngày khởi hành, nếu quý vị thắc mắc điều gì xin liên lạc:

Thầy Nguyên Tạng: 03. 9357 3544; mobile: 0412 794 254
Tony Thạch:
02. 9211 6338; mobile: 0411 863 809

----o0o---

Xem hình ảnh
Chuyến hành hương chiêm bái Phật Tích Ấn Độ (tháng 11-2006)

----o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 4279)
Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức (ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006)
19/06/2013(Xem: 7624)
Bảo Tháp tưởng niệm nàng Tu Xà Đa (người dâng bát sữa cúng Phật)
19/06/2013(Xem: 5508)
Cư Sĩ Tu Đạt người cúng dường Tịnh Xá Kỳ Viên cho Đức Phật và Tăng Đoàn Cư Sĩ Tu Đạt là một tỷ phú thành xá vệ (Sravasti), người hay chu cấp vật chất cho người người nghèo khổ cô độc.
19/06/2013(Xem: 7753)
Tôn Giả Ungulimala trước khi xuất gia và đắc giả A La Hán từng nổi tiếng là một kẻ ác nhân, từng chắt đứt 999 ngón tay của người khác trong một quyết tâm muốn học đạo, nhưng khi gặp Phật được ngài cảm hóa, Ungulimala đã được độ và tu tập, cuối cùng chứng đạt đạo quả A La Hán.
19/06/2013(Xem: 8885)
Thành Tỳ Xá Ly là một thánh tích khá quan trọng trong lịch sử PG, vì chính nơi này Đức Tôn Giả A Nan nhập diệt, là nơi Đức Phật đã cho phép Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề và 500 cung nữ chính thức được dự vào hàng ngũ đệ tử xuất gia.
19/06/2013(Xem: 6748)
Phế Tháp thờ Xá Lợi của Đức Phật do Vua A Xà Thế tạo dựng tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali) để phụng thờ xá lợi Phật được thỉnh về từ Kusinagar.
19/06/2013(Xem: 6686)
Cũng nằm trong khu rừng Sa La ngày xưa, cách nơi Phật nhập diệt gần 2 cây số, Nay là thị trấn Kushinagar, cách Gorakhpur khoảng 50 cây số, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, Bắc Ấn Độ.
19/06/2013(Xem: 6927)
Hình ảnh của phái đoàn tại Phế tích Kỳ Viên Cấp Cô Độc.
19/06/2013(Xem: 9984)
Đức Phật cùng các đệ tử của mình đã trải qua ba mùa an cư kiết hạ (từ hạ thứ nhì đến hạ thứ tư) tại khu vườn này.
19/06/2013(Xem: 6209)
Linh Thứu Sơn (Hill of Vultures) tại Thành Vương Xá (Rajgir) thuộc nước Ma Kiệt Đà là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng như Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567