- Hòa Thượng Thích Như Điển và Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ
- Những chuyến Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ
- Thông Báo Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc
- Thầy đi hoằng pháp Âu Châu (thơ)
- Chùa Quang Minh, Esbjerg, Đan Mạch
- Chùa Liễu Quán, Glostrup, Đan Mạch
- Chùa Phật Quang, Thụy Điển
- Chùa Đôn Hậu, Trondheim, Na Uy
- Chùa Liên Tâm (Turku, Phần Lan) tổ chức Khóa Huân Tu Gieo Duyên Thọ Pháp Y Cho Phật Tử Tại Gia
- Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc
- Tu Viện Viên Đức
- Chùa Linh Thứu, Berlin, Đức Quốc
- Cung Nghinh Hòa Thượng Thích Thông Hải Quang Lâm Ban Pháp Từ cho chung con
- Duyên Hạnh Ngộ (thơ)
- No Title
Trần Thị Nhật Hưng
Ngày xưa khi tôi còn bé mẹ hay nói nửa đùa, nửa thật hứa gả tôi cho anh này, chàng kia, rồi con nhà ông kia, bà nọ. Tôi nũng nịu lắc đầu, không, con không lấy chồng con sẽ đi tu thôi.
Rồi khi tôi lớn lên về nhà chồng, có cụ tử vi nói tôi có số đi tu, tôi lại cười ruồi, nghĩ thầm, tôi chỉ tu...hú, vì tôi vốn không thích đi chùa, càng không thích tụng kinh, tu gì được, đã thế, tôi đang yêu đời, hạnh phúc, và nghĩ, tu hành chỉ dành cho những người đau khổ, chán đời, thất tình hay thất bại vì một điều gì đó lớn lao mà trong kịch nghệ, phim ảnh nhất là các tuồng cải lương hay rên rỉ khóc than, nước mắt nước mũi tèm nhem mà tôi từng xem thôi.
Hiểu xuống tóc đi tu lơ mơ như thế, nên hồi đó tôi có cái nhìn thờ ơ về các vị tu sĩ. Hay nói rõ ra, tôi chẳng có cảm giác gì khi đứng trước các vị đó. Những khái niệm không rõ rệt, còn sai lầm nữa về các nhà tu hành nói chung, Phật giáo nói riêng cho mãi đến khi mà đạo Phật cho là mọi sự bắt đầu từ nhân duyên có cái này mới sinh ra cái kia đẩy tôi mon men đến cửa chùa, rồi học đạo, nghe giáo lý, thấm tương chao, tôi mới có cái nhìn hoàn toàn khác, đúng đắn hơn về những nhà hành đạo.
Bây giờ thì tôi khẳng định rằng đi tu không thể một sớm một chiều mà trở thành tu sĩ mà là do tiếng gọi từ tâm thức, tiềm ẩn từ bao kiếp trước chỉ chờ cơ hội đủ nhân duyên là bộc phát. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi nhân duyên khác nhau, có khi từ nghịch cảnh và đôi khi được thuận duyên nhưng tựu trung đều có căn cơ, nếu không, không cách nào đi tu được.
Cũng như tôi đó, tử vi nói tôi có số đi tu, như thế tôi cũng ít nhiều có... căn cơ, tuy chưa...xuống tóc, nhưng từ chỗ không thích đi chùa, không thích tụng kinh, ăn chay thì bủn rủn tay chân mà bây giờ biết đi chùa, biết tụng kinh, thích thú học nấu chay và Thọ Bát Quan Trai nữa (thực tập đi tu một, hai ngày) để gieo duyên với cửa Phật cũng là nhờ có căn dù chưa đủ duyên mới run ruổi ra vậy.
Nhưng Thọ Bát Quan Trai chỉ một ngày một đêm dễ mà có gì đáng nói, đáng ca ngợi lắm đâu. Tu như thế là chưa đủ đô. Tiến thêm bước nữa tu gieo duyên xuống tóc đầu tròn áo vuông mới là khó đa. Tôi chưa tu đến độ hy sinh mái tóc dù mái tóc đã lấm tấm hai màu, vì ...răng với tóc là vóc con người, cạo tròn đi, đẹp gì nổi nữa, do vậy cho nên, tôi nghiêng mình khâm phục những vị đã can đảm hạ thủ công phu quyết tâm xuống tóc xuất gia gieo duyên dù chỉ một, hay vài ngày nhưng tâm nguyện thì vô cùng vững chãi đã cho mái tóc rơi xuống đất không thương tiếc.
Biết tu, dù gieo duyên, cũng là ý niệm chân thành của người muốn xuất gia thoát ly sanh tử và cứu độ chúng sinh mà ngay kiếp này chưa đủ cơ hội, nhân duyên để trở thành tu sĩ, để chỉ gieo duyên, tạo chủng tử mong kiếp sau, như Ngài Lục Tổ Huệ Năng chỉ cần nghe một bài kệ là đốn ngộ và đi tu ngay liền, vì chính Ngài từ kiếp trước đã từng gieo duyên như quí vị hiện tại (12 Ưu Bà Di và 9 Ưu Bà Tắc) tại Khóa Huân Tu Xuất Gia Gieo Duyên tại Chùa Liên Tâm, Phần Lan nhân chuyến hoằng pháp Âu Châu 2019 do Hoà Thượng Thích Như Điển làm trưởng đoàn và hướng dẫn.
Đi tu dù gieo duyên cũng là một hạnh nguyện, một phước báu không phải ai cũng làm được để kiếp này, ít ra tìm thấy sự an tịnh tâm hồn và mong kiếp sau, đạo Phật tin có kiếp sau, chết chưa phải là hết, để trở thành tu sĩ, vì chính tu sĩ nếu tu đúng chánh pháp mới hy vọng thành Phật, thoát ly sanh tử luân hồi, chứ như Phật tử lơ mơ như tôi, không cạo đầu, dù thuần thành đi chăng nữa cũng chỉ vào dự lưu coi như dự bị ngấp nghé đến cửa Phật thôi.
Vậy thì với hạnh nguyện cao cả đó, tôi nghiêng mình tán thán công đức của 12 vị “ nữ tu” và 9 vị “nam tu” đã xuất gia dù gieo duyên với hy vọng kiếp sau Quí vị sẽ là những tu sĩ chân chính tiếp nối mạng mạch của Phật giáo để đạo Phật có người kế thừa, trường tồn và phát triển.
Kính chúc Quí vị dồi dào sức khỏe, thành công vững chắc trên con đường phục vụ Đạo Pháp và Dân Tộc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Trần Thị Nhật Hưng.
Gửi ý kiến của bạn