Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư ngỏ về công trình ấn tống Tam Tạng song ngữ Pāli - Việt

09/04/201316:46(Xem: 5682)
Thư ngỏ về công trình ấn tống Tam Tạng song ngữ Pāli - Việt

Tin Tức Phật Sự Đó Đây
Buddhist News Around The World

Thư Ngỏ Về Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāli - Việt

Tỳ Khưu Indacanda

Nguồn: Tỳ Khưu Indacanda

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngưỡng bạch chư Tôn Đức,
Kính thông báo cùng qu‎ý Phật Tử gần xa,

THIỂN NGHĨ:

- Việc học hỏi Phật Pháp qua các tài liệu được phiên dịch và trích dẫn từ nguồn Tam Tạng Pāli ngày càng phổ biến trong hàng Phật Tử Việt Nam, không phân biệt hệ phái tu tập.

- Trong lãnh vực phiên dịch khó tìm được một văn bản dịch có giá trị tương đương với nguyên tác. Hơn nữa, ngôn ngữ được sử dụng trong Tam Tạng Pāli là một cổ ngữ của Ấn Độ có văn phạm tương đối phức tạp, thường được gọi theo thói quen là ngôn ngữ Pāli.[1]

- Tam Tạng Pāli nguyên tác hiện nay có 6 văn bản: 5 văn bản Pāli của các nước Ấn Độ, Campuchia, Miến Điện, Sri Lanka (Tích Lan), Thái Lan được ghi theo mẫu tự của chính quốc, và thứ sáu là văn bản Pāli Roman của nhà xuất bản Pali Text Society (Anh Quốc) có dạng chữ a, b, c quen thuộc với người Việt chúng ta.

- Các xứ quốc giáo như Campuchia, và Sri Lanka (Tích Lan) đang sử dụng Tam Tạng song ngữ gồm có nguyên tác Pāli và lời dịch bằng ngôn ngữ bản xứ. Hai nước Miến Điện và Thái Lan có bản dịch căn cứ vào Chánh Tạng Pāli được in thành hai bộ riêng biệt nhưng phương thức trình bày rất thuận tiện cho việc tham khảo học hỏi. Hiển nhiên, các việc làm này có tác động không nhỏ đến sự nghiệp hoằng Pháp, học, và hành theo lời Phật dạy ở các quốc gia ấy.

- Công việc nghiên cứu lời Phật dạy qua nguyên tác Pāli của người Việt có nhiều trở ngại: Văn bản Pāli của các nước quốc giáo tạo nên sự khó khăn trong việc nhận dạng mặt chữ do không quen thuộc, văn bản Pāli Roman của nhà xuất bản Pali Text Society (Anh Quốc) phát hành lại có giá bán quá cao. Nói chung, các tài liệu này đều khó tìm thấy ở Việt Nam và nếu có cũng chỉ được phổ biến có tính cách vô cùng hạn chế.

- Có nhiều thuật ngữ Phật Pháp cần phải nắm vững từ Pāli nguyên tác mới tránh được việc diễn giải không chính xác hoặc thiếu sót. Mỗi khi có nghi vấn về lời Việt của các bản dịch từ Tam Tạng Pāli, việc đối chiếu với nguyên tác là điều cần thiết. Trong vấn đề này, việc xác định và tìm hiểu nguyên tác phải là việc đầu tiên, sau đó mới tham khảo đến bản dịch của các ngôn ngữ khác. Điều này cũng đang gây nhiều khó khăn cho hàng học Phật người Việt.

- Nhu cầu nghiên cứu Phật Pháp của người Việt ngày càng đa dạng, về chất lẫn lượng, cần được nâng cao để truy nguyên về nguồn gốc.

- Bản dịch tiếng Việt của Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh chưa được hoàn tất. Các tập Kinh chưa được dịch sang tiếng Việt gồm có: Buddhava.msapāli, Cariyāpi.takapāli, Mahāniddesapāli, Cullaniddesapāli,Apadānapāli,
Pa.tisambhidāmaggapakara.na, Nettipakara.na, và Pe.takopadesapakara.na. Tổng cộng là 10 tập theo danh sách 58 tập của chúng tôi (được đính kèm).

- Tài liệu song ngữ sẽ giúp cho các hàng học Phật được quen thuộc với các thuật ngữ Pāli thiết yếu để công việc nghiên cứu học hỏi và giảng dạy được nhiều thuận tiện vì việc nắm được thuật ngữ tiếng Việt cũng chưa đủ để xác định và giải quyết vấn đề.

Từ những nhận xét nêu trên, chúng tôi, một số Học Tăng tại Sri Lanka, ghi nhận rằng:

TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT LÀ NHU CẦU THIẾT YẾU
CHO CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
PHẬT HỌC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

GIỚI THIỆU
CÔNG TRÌNH ẤN TỐNG
TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT


***
Được sự tán thành và khuyến khích của:
- Ven. Devahandiye Paññāsekara Nāyaka Mahāthera, President of the Thimbirigasyaya Religious Association “Sāsana Arakshaka Mandalaya,” Tu Viện Trưởng Tu Viện Sri Jayawardhanaramaya Colombo
- Ven. Kirama Wimalajothi Nāyaka Mahāthera, Giám Đốc nhà xuất bản Buddhist Cultural Centre
- Ven. Mettāvihārī, Ban điều hành Mettānet Foundation (www.metta.lk)

- Ông B. N. Jinasena Thư K‎ý Chánh Văn Phòng của Bộ Tôn Giáo (Ministry of Religious Affairs) của nước Sri Lanka
- Sự hỗ trợ về tinh thần và tài chánh bước đầu của một số Phật tử người Việt, xuất gia và tại gia
Chúng tôi sẽ khởi công thực hiện và ấn tống TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT 58 tập, gồm có văn bản Tam Tạng Pāli Roman (phiên âm từ văn bản Tam Tạng Pāli Sinhala được ghi theo mẫu tự của nước Sri Lanka) ở trang số chẳn bên trái và lời dịch tiếng Việt đối xứng ở trang số lẻ kế liền ở bên phải (xem mẫu). Do đó bản in của TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT có thể xem như là một phiên bản của Tam Tạng nước này nhằm mục đích xác định tính chất truyền thừa của Giáo Pháp. Điều cần nói thêm ở đây là Tam Tạng của Sri Lanka chỉ có 57 tập, chúng tôi thêm vào tập thứ 58 là Milindapañhā, tập Kinh này được liệt kê vào Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh theo truyền thống Miến Điện (xem lược đồ Tam Tạng).

CÔNG VIỆC DỰ KIẾN:


Để hoàn thành TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT, có những công việc chính yếu cần được hoàn tất như sau:
1/- Phiên âm (xem link) toàn bộ 58 tập Luật, Kinh, và Vi Diệu Pháp từ mẫu tự Pāli Sinhala sang mẫu tự Pāli Roman.
2/- Thực hiện bản dịch Việt cho 10 tập Kinh chưa được dịch sang tiếng Việt, cụ thể là:
- Buddhava.msapāli và Cariyāpi.takapāli (1 tập)
- Mahāniddesapāli (1 tập)
- Cullaniddesapāli (1 tập)
- Apadānapāli (3 tập)
- Pa.tisambhidāmaggapakara.na (2 tập)
- Nettipakara.na (1 tập)
- và Pe.takopadesapakara.na (1 tập).
3/- Trích lục và hiệu đính lời dịch Việt cho các tập Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh gồm có:
- Theragāthāpāli và Therīgāthāpāli (1 tập)
- Vimānavatthupāli và Petavatthupāli (1 tập)
- Jātakapāli (3 tập).

Lý do là các bản dịch tiếng Việt Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, Chuyện Thiên Cung, Chuyện Ngạ Quỷ, Chuyện Tiền Thân đang được lưu hành là các tài liệu được phiên dịch từ Chú Giải (A.t.thakathā). Việc xác định rõ tính chất và xuất xứ của tài liệu: là Tipi.takapāli - Chánh Tạng,A.t.thakathā - Chú Giải, .Tīkā - Sớ Giải, hoặc các tài liệu được xuất bản thời gian sau này cũng rất cần thiết cho việc học hỏi và trau giồi kiến thức về Phật học.

4/- Hiệu đính lời dịch tiếng Việt và dịch lại các bài kệ theo lối văn xuôi cho được chính xác và đầy đủ ý nghĩa hơn để đối chiếu với văn bản Pāli, gồm có Khuddakapā.tha, Dhammapādapāli, Udānapāli,Itivuttakapāli (chung 1 tập), Suttanipātapāli (1tập), và Milindapañhapakara.na (1 tập).

5/- Dàn trang Pāli và tiếng Việt với phần hiệu đính cho Tạng Luật (9 tập). Vấn đề này chỉ tốn chút ít công sức và thời gian thực hiện vì bản quyền Tạng Luật thuộc về chúng tôi.

6/- Hiệu đính tiếng Việt và dàn trang cho 31 tập còn lại dựa trên các bản dịch tiếng Việt đã được phát hành gồm có:
- 4 Bộ của Suttantapi.taka - Tạng Kinh là:
+ Dīghanikāya - Trường Bộ (3 tập),
+ Majjhimanikāya - Trung Bộ (3 tập),
+ Sa.myuttanikāya - Tương Ưng Bộ (6 tập),
+ An*guttaranikāya - Tăng Chi Bộ (6 tập); tất cả là 18 tập.
- Abhidhammapi.taka - Tạng Vi Diệu Pháp (13 tập).

THỜI GIAN THỰC HIỆN:


Thời điểm khởi công: PL. 2550 - VESAK[2] - DL. 2006.
TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT tổng cộng có 58 tập. Để nhanh chóng công việc, cần có 2 nhóm thực hiện song song:

1/- Nhóm thứ 1 phụ trách các việc ở mục 2, 3, 4, 5 phía trên gồm 27 tập trong đó có 10 tập chưa được dịch sang tiếng Việt. Dự kiến dành riêng 10 năm cho công việc phiên dịch, nghĩa là mỗi năm sẽ hoàn tất 1 tập. Các tập còn lại (17 tập) sẽ được tiến hành song song hoặc riêng lẻ, có thể tính thêm 5 năm. Tổng cọng là 15 năm.
2/- Nhóm thứ 2 phụ trách hiệu đính và dàn trang cho 31 tập còn lại (ở mục 6). Việc thực hiện 2 tập trong 1 năm là khả thi. Như vậy cũng sẽ là 15 năm.

Nếu nhân lực có đủ 2 nhóm thì 15 năm. Nếu chỉ có 1 nhóm thực hiện thì thời gian sẽ kéo dài 30 năm hoặc hơn. Việc dự kiến thời gian như vậy xét ra chỉ có tính cách tương đối, thực tế cho thấy nước Sri Lanka đã thực hiện bộ Tam Tạng song ngữ của họ dường như là 33 năm (hoàn tất năm 1989), và nước Campuchia cũng đã mất thời gian tương tợ.

KINH PHÍ ƯỚC LƯỢNG:


Lấy Tam Tạng Song Ngữ Pāli Sinhala gồm 57 cuốn làm ví dụ: Toàn bộ 57 cuốn này trị giá 400 USD (Giá thành thật sự là cao hơn, sở dĩ như vậy vì đã được Phật Tử hỗ trợ thêm vào kinh phí in ấn). Như vậy, giá thành cho Tam Tạng Song Ngữ Pāli Việt sẽ cao hơn. Với giá chênh lệch cho 400-500 USD cho mỗi bộ thì phải chuẩn bị 400.000 - 500.000 USD NẾU IN 1000 BỘ. Nếu in số lượng phân nữa thì 250.000 - 300.000 USD NẾU IN 500 BỘ. Việc tính toán này chỉ tính theo giá thành tổng quát, không đề cập đến việc giảm giá thành do in số lượng nhiều, hoặc tăng thêm giá thành nếu tính đến các chi phí cho công việc soạn thảo và phân phối.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:


***
CÔNG VIỆC SOẠN THẢO:
1/- Chúng tôi đã hoàn tất việc phiên âm Pāli và lời dịch Việt cho hai tập Buddhava.msapāli vàCariyāpi.takapāli (Phật Sử và Hạnh Tạng). Các công việc chuẩn bị đã được hoàn tất trong tháng 7/2006. Việc tiến hành in đang được tiến hành trong tháng 8, và có đủ khả năng hoàn tất trong năm 2006.

2/- Bản thảo Patisambhidāmaggapakara.na, với tựa đề là Phân Tích Đạo đã được hoàn tất, đang ở giai đoạn dò xét lại lần cuối. Công việc chuẩn bị và dàn trang sẽ được tiến hành vào cuối năm nay 2006.

3/- Bản dịch Apadānapāli đang được xúc tiến. Đại Đức Brahmapalita (Thạch Long Thinh) đã nhận lời chuẩn bị phần dịch sơ khởi.

VẬN ĐỘNG NHÂN LỰC & TÀI CHÁNH:
Với niềm tin và sự nỗ lực phụng sự Phật Pháp, chúng tôi đã bắt tay vào việc soạn thảo cho công trình này hoàn toàn từ nguồn vật tư có sẵn cho công việc học tập và nghiên cứu của cá nhân.

Về tập đầu tiên, Buddhava.msapāli và Cariyāpi.takapāli (Phật Sử và Hạnh Tạng) sẽ được hoàn tất trong năm 2006 này với sự khuyến khích và tài chánh cúng dường của một số Phật Tử thân hữu (Xem Phương Danh Thí Chủ). Tuy nhiên, để tiến hành cho việc in ấn các cuốn kế tiếp thì ngân sách của chúng tôi hoàn toàn là con số không.

Nói rõ hơn, chúng tôi xin đề nghị chư Tôn Đức và quý Phật Tử dành chút thời giờ quý báu để suy nghĩ đến sự thiết yếu của TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI VIỆT trong sự nghiệp tu Phật của người Việt. Để cho công việc được tiến hành tốt đẹp và hoàn thành nhanh chóng, chúng tôi rất cần đến sự tiếp tay giúp sức của nhiều người. Và sự hỗ trợ của chư Tôn Đức và quý Phật Tử sẽ là nguồn động viên và là nhiên liệu cho công việc chung được tiến hành tốt đẹp.

ĐÓNG GÓP VỀ NHÂN LỰC:
- Khả năng yêu cầu: Văn phạm Pāli sơ cấp và kỹ năng vi tính cơ bản. Công việc đầu tiên của quý vị là sẽ học mẫu tự Sinhala để đọc được văn bản Pāli - Sinhala. Các việc phiên dịch hoặc hiệu đính lời Việt cũng phải dựa vào kỹ năng này. Chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu để quý vị có thể tham khảo thêm và thực hiện công việc tại nơi định cư của quý vị. Một điều quan trong khác nữa là sự đóng góp ý kiến hoặc hoặc những lời khích lệ của quý vị cũng sẽ có tác động vô cùng lớn lao đến công trình ấn tống này.

ĐÓNG GÓP VỀ TÀI CHÁNH:
Mọi đóng góp về tài chánh xin liên hệ địa chỉ email sau:
[email protected] hoặc [email protected]

Tùy khả năng đóng góp, phương danh của qu‎ý vị sẽ được ghi vào Công Đức Bảo Trợ hoặc Công Đức Hỗ Trợ. Hoặc giả, quý vị có thể ghi danh thỉnh kinh với phần tài chánh tạm ứng trước để chúng tôi có thể yên tâm và tập trung sức lực vào công việc chính. Không có tài chánh, hoạt động của CÔNG TRÌNH ẤN TỐNG TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT không thể tiến hành.

***

Thay lời kết luận, chúng tôi xin tự đánh giá về những lợi ích mà công trình của chúng tôi sẽ cống hiến như sau:
1/- Người Việt chúng ta sẽ có được văn bản Tam Tạng Pāli Roman được phiên âm chính xác từ văn bản Tam Tạng Pāli Sinhala của nước Sri Lanka (Tích Lan) là xứ sở đã có công đầu trong việc ghi lại toàn bộ những lời dạy của đức Phật được lưu truyền qua ba kỳ kết tập ở Ấn Độ, từ đó các văn bản Pāli được ghi lại này đã truyền sang các nước quốc giáo lân cận. Điểm quan trọng là giá thành của văn bản Tam Tạng Pāli Roman do chúng tôi đang thực hiện dự kiến chỉ là 1/4 so với giá phát hành của nhà xuất bản Pali Text Society (Anh Quốc) nhưng lại có thêm phần dịch tiếng Việt.

2/- Lời dịch Việt với tinh thần “dịch sát văn bản gốc” theo từng từ, từng câu sẽ là tài liệu thuận tiện cho công việc học tập ngôn ngữ Pāli của hàng hậu sinh, là sự trao đổi kinh nghiệm học hiểu đối với các hàng Học Phật có cùng sở thích, là nguồn tư liệu bổ sung cho công việc nghiên cứu và hiệu đính của các học giả học Phật đương thời, cụ thể hơn chúng tôi tin tưởng rằng “văn bản dịch thô” của chúng tôi sẽ góp phần lợi ích thiết thực cho công việc thực hiện một văn bản tiếng Việt chính xác và hoàn mãn trong ngày vị lai.

3/ Những điểm hiệu đính của chúng tôi đối với bản dịch của các bậc tiền bối, được thực hiện dựa trên các sự nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận không do cảm tính hoặc dựa dẫm vào bản dịch khác, chỉ nhằm thể hiện tinh thần đóng góp tích cực của chúng tôi đối với sự nghiệp Học Phật chung theo tinh thần kế thừa và phát triển, không nhằm mục đích “phạm thượng” hoặc “bôi bác” tiền nhân theo lối suy nghĩ thường tình của thế gian.

4/- Chúng tôi thiết nghĩ rằng TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT chắc chắn sẽ góp phần vào việc xây dựng một tương lai sáng lạng cho việc học tập và nghiên cứu Lời Phật Dạy của người Việt Nam.

5/- CÔNG TRÌNH ẤN TỐNG TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT thật ra chỉ là phương tiện nhằm san sẻ đến quý vị những phước báu và niềm hoan hỷ được sanh lên do việc nghiên cứu và học tập Lời Phật Dạy căn cứ vào văn bản Pāli; đây vốn là công việc thường nhật của chúng tôi. Hướng đến tha nhân nhằm thúc đẩy sự nỗ lực của cá nhân. Cá nhân có sự nỗ lực đúng đắn sẽ thành tựu thêm nhiều phước báu: Ước muốn ẤN TỐNG TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT của chúng tôi nhắm đến lợi ích của cả hai, cho người và cho mình. Cho dầu không thực hiện được việc lợi ích cho tha nhân, mục đích tu học của chính bản thân chúng tôi cũng sẽ tiến hành đều đặn. Như thế, CÔNG TRÌNH ẤN TỐNG TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT có được thành tựu hay không hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định tùy hỷ phước báu và ủng hộ của quý vị. Các lợi ích đã được chúng tôi dự kiến ở trên có thành tựu đến hàng Học Phật người Việt hay không cũng hoàn toàn nằm ở trong lòng bàn tay của quý vị.

Thay lời kết, ngưỡng mong sự quan tâm và hỗ trợ về tâm linh cũng như về vật chất của chư Tôn Đức và quý Phật Tử ngõ hầu CÔNG TRÌNH ẤN TỐNG TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT sớm được thành tựu viên mãn.

Kính thơ,
TM. Nhóm Ấn Tống
Tỳ Khưu Indacanda



Chú thích


[1] Việc gọi tên ngôn ngữ này là ngôn ngữ Pāli có thể đã được học giả người Pháp Simon de la Loubère sử dụng đầu tiên trong tác phẩm Du Royaume de Siam ấn hành năm 1691; tài liệu này đã được dịch sang tiếng Anh năm 1693 (Juo-Hsüeh Shih Bhikkhunī, Controversies over Buddhist Nuns, Oxford: The Pali Text Society, 2000, trang 3).
[2] Ngày trăng tròn tháng Vesakha, nhằm ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm, là ngày kỷ niệm Đại Lễ Tam Hợp: Đản Sanh - Thành Đạo - Niết Bàn của Phật Giáo. Ở Việt Nam, ngày lễ này đã được quen gọi là lễ Phật Đản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2018(Xem: 6340)
Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni, Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại. Nam Mô A Đi Đà Phật
01/06/2018(Xem: 30178)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
08/05/2018(Xem: 7865)
Vàongày 28 tháng 4 năm 2018, GiáosưTiếnsĩ Stephen Lloyd-Moffett, TrưởngkhoaTôngiáohọccủatrườngĐạihọcBáchkhoa Cal Poly (California Polytechnic State University), San Luis Obispo, CalifoniađãhướngdẫnsinhviênnămthứtưđếnchùaTâmTừtọalạctạisố 610 Fisher Avenue, Morgan Hill đểtìmhiểuPhậtgiáoViệt Nam. ĐoànđãđượcThượngtọatrụtrìThíchPhápChơnhướngdẫnmộtngàytuhọcchánhpháp qua nghithứclễPhật, thamthiền, đikinhhànhvàcâuhỏivấnđáp.
15/12/2017(Xem: 138506)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
25/11/2017(Xem: 15995)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
04/09/2017(Xem: 12115)
Báo chí, đài truyền hình cũng như truyền thông trên mạng lưới Internet đã đưa tin cho chúng ta biết vào cuối ngày 25 tháng 8 năm 2017, cơn bão cấp 4 "Harvey" với sức gió hơn 200 km/giờ đã đổ bộ vào miền Nam Texas - Hoa Kỳ, mang theo mưa lớn và gió mạnh, phá hủy nhiều nhà cửa và gây lụt lội nghiêm trọng tại thành phố Houston, Beaumont và một số vùng phụ cận. Cơn siêu bão này đã tàn phá hệ thống hạ tầng giao thông, nhấn chìm nhiều tuyến đường huyết mạch, buộc 2 sân bay chính ở Houston phải đóng cửa, đã khiến hàng ngàn người dân phải di tản, mấy chục người tử vong và nhiều người bị thương. Bão nhiệt đới Harvey đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, cũng như làm cho mọi sinh hoạt của người dân bị bế tắc
16/07/2017(Xem: 9952)
Ngày 14 tháng 07 năm 2017, tại Trường Trung Học YERBA BUENA Thành Phố San Jose đã diễn ra buổi Khai mạc Khoá Tu Học Phật pháp Mùa hè trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh. Tuy là ngày Thứ sáu, quý Phật tử còn bận trăm công ngàn việc nhưng đã có hơn 300 Phật tử đã đến tham dự. Về phía chư Tôn đức Tăng đến Chứng minh và làm lễ Khai mạc có Hoà thượng Thích Tịnh Từ, Hoà thượng Thích Thông Đạt, Thượng tọa Thích Định Quang, Thượng tọa Thích Hương Niệm, Đại đức Thích Pháp Trí, Thích Hạnh Tuệ, Thích Đạo Viên, Thích Thiện Lâm, Thích Nguyên Thiện, Thích Minh Chơn, Thích Hạnh Tuệ... Về phía chư Tôn đức Ni có Sư bà Thích Nguyên Thanh, Sư cô Huệ Hạnh, Huệ Lạc cùng quý Sư cô tu viện Kim Sơn và chư Ni tại vùng Bắc California.
07/06/2017(Xem: 7133)
Có những chuyện bất ngờ và luôn tuyệt vời vì không nằm trong kế hoạch. Chuyến đi Nhật Bản đầu tháng 6 này của chúng tôi cũng vậy. Lẽ ra, nếu không có chuyến đi Nhật của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì giờ này tôi đang ở Mỹ theo kế hoạch từ đầu năm. Thế nhưng chuyến đi Nhật được ra quyết định rất nhanh và rất bất ngờ.
18/12/2016(Xem: 6420)
Như thông lệ hằng năm, giữa tháng 12 là lúc thời điểm Pháp hội Puja of Merit Accumulation khai hội tu tập & cầu nguyện cho'' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này, chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 1 tuẫn lễ pháp hội diễn ra. (Dec 15 to Dec 22-2016)
15/07/2016(Xem: 14332)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California được Sư Bà Thích Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Chùa có trường Việt ngữ Đức Viên hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần. Trường có 70 giáo viên và 500 học sinh (13 lớp sáng và 13 lớp chiều). Hàng năm, chùa tổ chức hai khóa tu thiếu nhi mùa hè và mùa đông. Khóa tu thiếu nhi mùa hè năm nay được chùa tổ chức từ ngày 05 tháng 7 đến ngày 08 tháng 7 với 325 thiếu nhi tham dự. Ban Tổ chức khóa tu gồm quý Ni sư: Đàm Nhật, Đức Hòa, Thiền Quang cùng toàn thể Ni chúng chùa Đức Viên. Các em được chia thành 15 nhóm, có 30 Sư cô và 20 anh chị phụ trách. Chương trình tu học và sinh hoạt của các em hàng ngày từ 7g00 đến 19g00: 07g00. Tập trung tại trai đường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]