Tin Tức Phật Sự Đó Đây
Tích Lan: Mahintale, Tu Viện Của Hai Ngàn Chư Tăng
Nguồn: Như Quang
Colombo, Sri Lanka– Ngày 26, tháng 5, năm 2012 – Từ Mihintale xuất phát từ Pali ngữ Mahindathala, chỗ của Thượng tọa Mahinda. Điều đặc biệt là cuộc gặp gỡ đầu tiên của Thượng tọa Mahinda với nhà vua Devanampiya Tissa xảy ra tại Mihintale vào ngày trăng tròn tháng 6.
Cuộc diện kiến này đã được ghi lại trong bảng niên đại và văn chương Phật giáo cũng thấp thoáng những huyền thoại và các sự kiện hy hữu. Nhưng không có điều nghi ngờ nào về sự kiện lích sử này do chữ viết Brahmi tại Mihintale nói về các bảo tháp của nhị vị hoằng pháp Mahinda và Itthiya.
Sự tiếp nhận Phật giáo của nhà vua Devanampiya và nhân dân mở ra một kỷ nguyên mới chấm dứt các lòng tin tôn giáo thời tiền sử như tôn thờ các cội cây, các ngọn núi, những vì sao, thánh thần và các thần linh như long vương, dạ xoa. Thật ra Phật giáo đưa con người trong toàn Tích lan đến một nền văn hóa đồng nhất tin tưởng vào những lý tưởng chung và thực hành cùng một nghi lễ. Sự đồng nhất này cũng là sự lót đường cho việc phổ biến kinh điển Pali, chữ viết Brahmi và nghệ thuật viết chữ, gạch, và kiến trúc đá, điêu khắc trên toàn bán đảo.
Vùng núi Mihintale đã trở thành khu vực tôn giáo với nhiều đền tháp và các tòa nhà tôn giáo khác che toàn khu vực rộng 460 mẩu với các bảo tháp quan trọng như Kanthaka, Chetiya, Mahasaya, v.v…Đây là lý do tại sao địa danh này có tên Chetiyagiri, tức là đỉnh núi Chetiya. Thêm một lý do nữa là Ngài Mahinda được sinh ra ở một nơi tên Chetiyagiri tại Vidisa, Ấn độ.
Các tín đồ đã kéo đến các bảo tháp này để hành lễ và cần phải có một số tỳ khưu để thực hiện những buổi lễ này. Ngọn núi cũng là nơi lý tưởng để những vị tỳ khưu hành thiền tầm cầu giải thoát. Trong giai đoạn khởi đầu của Phật giáo, các Ngài sống trong các hang động nhưng sau đó chuyển đến các tự viện thoải mái hơn trong đô thị. Theo Ngài Pháp Hiển, một nhà du lịch Trung hoa đã học kinh điển Phật giáo tại Anuradhapura trong vòng 2 năm trong khoảng thế kỷ 411 đến 413 trước công nguyên, có khoảng 2 ngàn chư Tăng Phật giáo sống tại Chetiyagiri trong khoảng thời gian này. Các di tích chùa chiềng và các bình đựng gạo tìm thấy tại trai đường dài 23 mét, rộng 4 mét là những chứng cớ khảo cổ rõ ràng cho thấy có sự hiện hữu của một số đông chư Tăng tại khu vực này.
Khuôn viên được phát triển với nhiều kiến trúc đặc biệt cho đến cuối thời đại Anuradhapura, thí dụ Hồ voi được mệnh danh là Nagasondi, được xây vào thế kỷ thứ 6, triều đại Aggabodhi (571-604). Vào thế kỷ thứ 9, triều đại Sena đệ nhị (853-887) xây dựng bệnh viện, nhà thuốc, phòng chờ cho bệnh nhân, phòng khám bệnh, trung tâm thiền cho chư Tăng bệnh, phòng cho các bệnh nhân nội trú và một máng chứa nước thuốc để chửa bệnh theo phương pháp thủy liệu.
Về hướng Tây của tự viện chính là chùa Kaludiya Pokuna, một công trình của Kashyapa đệ tứ (898-914) vào thế kỷ thứ 10. Tự viện này chiếm một khu vực rộng 183 mét vuông, được gọi là chùa Hadayunha, theo bảng niên đại. Điểm quan trọng tại Mihintale là chư Tăng của nhiều hệ phái khác nhau sống hòa hợp tại các tự viện khác nhau như trường hợp của Abhayagiri tại Anuradhapura. Tu viện Kaludiya Pokuna, hay Hồ nước đen dài 61m, rộng 21 m. Điểm đặc biệt của Mahintale là chư Tăng thuộc nhiều hệ phái đã sống hài hòa với nhau tại các tu viện, chẳng hạn như tu viện Kaludiya Ppokuna là nơi an trú của chư Tăng thuộc hệ phái Bắc truyền. Chín mươi mốt bảng đồng với những câu kinh Sanskrit từ bộ kinh Bát nhã ba la mật được khám phá tại Indikatusaya vào năm 1923.
Mihintale cũng cung cấp một số chi tiết về những cá nhân bảo trợ cho một số kiến trúc của Mihintale. Dĩ nhiên hoàng gia và giới quý tộc là những người đóng góp chính nhưng dân chúng thuộc nhiều thành phần trung lưu khác nhau cũng có đóng góp. Một trong những tấm bia tại Kaludiya Pokuna ghi rõ cầu thang dẫn vào tòa nhà chính được cúng dường bởi người thợ kim hoàn tên Mulaguta.
Một tấm bia dài của Mahinda đệ tứ (956-972), gần trai đường vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu về sự quản lý tu viện tại Mihintale và tại các nơi khác nói chung. Theo điều ghi chép trên tấm bia này, lợi tức từ đất đai cung cấp cho tu viện được dùng để trả thù lao cho một số cư sĩ phục vụ trong tu viện. Trong nhiều trường hợp, một số lô đất cũng được cung cấp cho họ. Những dịch vụ gồm có sắp xếp các cuộc lễ hội, thực hiện các lễ hội, giặt y, cung cấp các nồi, đồ lọc nước, chanh, hoa, dầu, v.v...; làm việc trong trai đường, sửa chửa các tòa nhà như thợ hồ, thợ mộc, thợ rèn; làm việc trong dưỡng đường như bác sĩ dược sĩ, y tá, và giữ gìn sổ sách cho việc kiểm toán hàng năm. Tấm bia này cũng qui định nhân viên của tu viện không được sử dụng nhân viên của tu viện vào công việc cá nhân và cũng không được gởi những người này đến phục vụ cho cộng đồng.
Mihintale bị bỏ bê từ đầu thế kỷ thứ 11 và đến giữa thế kỷ thứ 13 thì hoàn toàn bị lãng quên do sự suy sụp của nền văn minh Rajarata. Chỉ đến đầu thế kỷ thứ 20 khu tự viện rộng lớn này mới được chú ý trở lại và những kiến trúc mà chúng ta thấy ngày hôm nay được tái tạo bởi các nhà khảo cổ H.C.P. Bell, A. M. Hocart, và S. Paranawithana.