Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Hỏi Phật Pháp Vấn Đáp ngày 27/12/2024

30/12/202405:48(Xem: 383)
Câu Hỏi Phật Pháp Vấn Đáp ngày 27/12/2024

CÂU HỎI
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP NGÀY 27/12/2024

 

  1. Đối với người xuất gia:

-         Say mê một cảnh thiên nhiên đẹp rồi vẽ lại trên tranh thì có phạm giới không?

-         Say mê một kỳ quan rồi sáng tác nhạc về nó thì có phạm giới không?

-         Ngưỡng mộ Phật pháp rồi sáng tác nhạc ca ngợi đức Phật thì có phạm giới không?

  1. Nếu một người chấp nhận yêu nhiều và khổ nhiều (Không tránh né) thì có nên thuyết phục họ theo đạo Phật không? Làm thế nào để thuyết phục một người như thế nào?
  2. A Di Đà Phật! Con là Phật tử Thanh Phúc! Con xin Thầy hoan hỉ cho con hỏi Giáo hội có phải là một giáo hội không? Nếu là một tại sao phải chia ra ba sẻ ra bảy để hàng Phật tử chúng con phải chao đảo khi không biết phải tu nơi nào?

Vì khóa tu nào cũng cùng một ngày. Vậy chúng con phải làm sao?

A Di Đà Phật!

  1. Bạch Thầy,

Con thường nghe nói khi bố thí mình không nên nhớ mình đã bố thí vật gì, bố thí cho ai. Hôm qua nghe Thượng Tọa Nhuận Chơn dạy ta nên quan tâm trước khi, trong khi và sau khi bố thí.

Thùa Thầy, những điệu con nghe có sai không. Xin Thầy dạy rõ hơn. Đội ơn Thầy.

  1. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con kính xin quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, quý Sư giải thích giúp con 4 câu kệ:

-         Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

-         Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

-         Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

-         Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Con xin cảm ơn.

Nam Mô A Di Đà Phật.

  1. Bạch Thầy, giáo pháp của Phật để lại trải qua thời gian lâu dài như vậy, xin hỏi có còn nguyên vẹn hay có bị sai lệch hay không? Kính xin Chư Tôn Đức hoan hỷ giải đáp cho.

A Di Đà Phật.

  1. Kính bạch Thầy

Câu hỏi con xoay quanh trong mối quan hệ người thân. Mẹ chồng con mấy năm gần đây chỉ nghĩ đến Phật khi nào thể không khỏe. Mẹ thường nói Má lúc nào cũng chỉ biết Phật. Nhưng mẹ không bao giờ bước vào chùa lễ Phật. Mẹ còn nói không quy y, nói lớn tuổi rồi không cần qujy y làm gì. Bà còn nói Chết là hết. Tuy bà là nhà giáo viên nhưng nghe mẹ chồng nói vậy con rất buồn cho mẹ. Con không dám khuyên gì, sợ Phật long mẹ nên cứ làm thinh. Vậy thì làm sao chuyển tâm của mẹ con về Phật pháp?

  1. Hi Thầy Cô, con chưa hiểu chương 11. Nếu bỏ bản ngã, mọi vật là 1, mình không hơn ai, không ai hơn mình thì tại sao Phật lại dạy người tu hành hơn người thương ạ? Cám ơn Thầy Cô.
  2. Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhism) liên hệ như thế nào đến Phật giáo Ấn Độ.

-         Có phải Phật giáo đã và đang suy tàn tại quê hương đức Phật Ấn Độ nhưng vẫn được giữ gìn tại Tây Tạng.

-         Dalai Lâm bị buộc phải tha hương qua Mỹ. Điều này ảnh hưởng thế nào đến Phật giáo Tây Tạng hôm nay và tương lai.

10. Phật giáo Việt Nam khác với Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng không trao đổi học thuật giữa Phật giáo các nước thường đề cập vấn đề gì?

11. Kính bạch Thầy, xin Thầy hoan hỷ giải thích dùm đệ tử hiểu them về “Tự tại và vô nhiễm” là gì?

12. Câu nởi hoa ra hoa, đá ra lửa thì sao?

13. Kính bạch Thầy, con chừ hiểu rõ giữa Giới, Định, Tuệ và Niệm Định Tuệ khác nhau như thế nào?

14. Những khóa tu học của Giáo Hội có hoàn toàn khác nhau hay giống một số, khác một số kinh kệ?

15. Tu học là để giảng dạy (hầu hêt) là về kinh gì?

16. Phật tử khi đi tu học thì sẽ nhận được những gì cho bản thân, gia đình và xã hội?

17. Kính bạch Thầy

Khi nói “Thận trọng, chú tâm, quan sát” vậy ai là người chú tâm, ai là người quan sát?

Có sự tham dự của cái “tôi” trong đó hay không?

18. Là một người chồng rất mực thương yêu vợ, con muốn nhờ Thầy cho lời khuyên khi vợ con có ý nguyện xuất gia?

Những đặc điểm nào cần có để tu tập thành tựu trên con đường tu hành giải thoát ạ? Con cảm ơn!

19. Kính bạch Hòa thượng, Thượng tọa

Khi quy y, con có phát nguyện giữ năm giới. Tuy nhiên vì công việc, đôi khi đối đầu với những người gian, ác hung hãn đôi khi họ cũng dừng vũ khí. Vì bảo vệ tính mạng của mình, của đồng đội hay của người dân vô tội, con phải làm họ bị thương hay bị thương nặng dẫn đến làm họ tử vong.

Vậy con có phạm tội sát sinh không?

Nếu có, thì con phải làm sao để làm giảm tội sát sinh đó?

Con kính xin Hòa thượng, Thượng tọa giải đáp cho con hiểu. A DI Đà Phật.

20. A Di Đà Phật

Kính thưa Thầy, dạ con xin được phép hỏi hằng ngày con tu tập và lại Kính Diệu Pháp Liên Hoa từng chữ một. Dạ có những ngày con bận rộn chưa được có thuận duyên lạy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường gia đình con từ chồng và con hay có chuyện xảy ra không hay, hoặc là hay gây gỗ. Con xin Thầy cho con được hiểu có phải con đã bị các vị khuất mặt nhắc nhở con quay về tu tập đúng không ạ?

A Di Đà Phật. Con xin tri ân Thầy giảng dạy cho con.

21. Mô Phật, xin quý Thầy giảng cho chúng con hiểu rõ: Trường chay và chay trường có khác nhau không?

22. Kính bạch Thầy, xin giảng dạy cho đệ tử hiểu về sự kháu nhau giữa “Thức” trong Thập Nhị Nhân Duyên và “Thức” trong ngũ uẩn.

Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát.

23. Kính bạch Thầy, do nguyên nhân gì mà biết được đời trước? Và đạt được sự cao tột của đạo?

24. A Di Đà Phật, xin cho con hỏi:

Con nghe quý Thầy giảng người tu xuất gia là ngược lại với người đời.

Mà sao con thấy và chứng kiến một số chùa làm sinh nhật cho quý Thầy thì hát ca như người đời. Xin Thầy giải thích điều này cho con được hiểu.

A Di Đà Phật.

25. Bộ não con người điều khiển tất cả hoạt động hang ngày của mỗi con người chúng ta. Vậy tu tập theo Phật pháp có phải là cách điều khiển luyện tập bộ não hoạt động theo hướng tốt hơn (thoát khổ, điệt phiền não) hay không?

26. Xét về mặt sinh học, bộ não là nơi ý thức/suy nghĩ của con người tồn tại phát biểu (bằng chứng là người bị thoái hóa não (Dementia) thì sẽ mất dần trí nhớ, hoặc bị chấn thương sọ não thì có thể bị hôn mê sâu). Trong khi đó tấm thân dù ngũ uẩn cũng chính nó nuôi dưỡng duy trì sức sống hang ngày của bộ não. Vậy thì bỏ tấm thân ngũ uẩn có là từ bỏ hoạt động bình thường của ý thức và suy nghĩ không?

27. Xin Thầy hoan hỷ cho con hỏi

Có phải là hàng Phật tử bước vào cửa Phật là con một nhà một cha? Vậy thì tại sao trong khóa tgu này còn phân chia chùa này chùa nọ và có hành vi kém tế nhị để Phật tử phiền long chẳng hạn về phòng ngủ và giường ngủ?

A Di Đà Phật mong Thầy hoan hỷ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2014(Xem: 7205)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
18/07/2014(Xem: 7498)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
25/06/2014(Xem: 13672)
Chùa Báo Ân được Ni Sư Huệ Khiết thành lập vào năm cuối 2009 sau mấy tháng trở lại Úc sau nhiều năm tu học tại Đài Loan. Ni Sư Huệ Khiết sinh năm 1963 tại Cố Đô Huế, là đệ tử quy y ngũ giới với HT Thích Khế Chơn (Chùa Thiên Minh, Huế), năm 1979 xuất gia với Sư Bà Thích Nữ Như Từ (Chùa Thiên Chánh, Bà Quẹo, Sàigòn), đệ tử y chỉ của Sư Bà Từ Nhẫn (Chùa Phước Viên, Hàng Xanh, Sàigòn). Năm 1988 đi vượt biển đến đảo Galang, Indonesia. Năm 1990, Ni Sư được GHPVNTN tại Úc bảo lãnh sang Úc định cư. Năm 1992, Ni Sư lên đường du học tại Phật Quang Sơn, Đài Loan.
16/05/2014(Xem: 9399)
Tôi nhận được lời mời từ quý thầy huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế làm khách mời cho khóa tu “Hoa ưu đàm” thật bất ngờ. Nói thật rằng nếu mời tôi nói về quản trị doanh nghiệp hay kỹ năng lãnh đạo thì tôi nhận lời ngay chứ đây là khóa tu có đến hai ngàn Phật tử tham dự.
04/05/2014(Xem: 16823)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
13/03/2014(Xem: 9247)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11541)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
12/01/2014(Xem: 3635)
Bản tin Ngắn số 2 về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 26 - 2014 tại Schwarzsee - Thụy Sĩ -- Trưởng Ban Tổ Chức địa phương : Thượng Tọa Thích Quảng Hiền
02/01/2014(Xem: 15287)
TU VIỆN QUẢNG ĐỨC KHÓA TU PHẬT THẤT KỲ 01 (Từ ngày 7 đến 12-1-2014) (Do TVQĐ và Tổng Vụ Hoằng Pháp của Giáo Hội tổ chức) * Thứ Ba, 7-1-2014: 8.00am: Phật tử tề tựu và ghi danh 9.30am: Lễ khai mạc Khóa tu 11.30am: Cúng Quá đường & kinh hành niệm Phật 2.00-3.30pm: Pháp Môn Tịnh Độ (HT Trường Sanh) 2.30-3.30pm: Lớp tiếng Anh (Ven. Thích Thông Pháp) 4.00-4.45pm: Công phu chiều (ĐĐ Nguyên Tuệ) 5.00pm: Dược thực 7.00pm: Thọ trì Lương Hoàng Sám 9.30pm: Thiền tọa (30 phút) 10.00pm: Chỉ tịnh
03/12/2013(Xem: 59047)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]