Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh Thứu, Điểm Tựa Tâm Linh

21/06/201904:50(Xem: 8251)
Linh Thứu, Điểm Tựa Tâm Linh


chua linh thuu berline


LINH THỨU ..... ĐIỂM TỰA TÂM LINH



Nếu Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel văn học  năm 2000 với tác phẩm " Linh Sơn - Ngọn Núi Tâm Linh Người con Phật " thì đối với tôi....tấm hình chụp tôi đứng dưới chân ngọn núi Linh Thứu và đưa tay tự thệ Bồ  đề tâm giới theo kiểu của Ngài Shantideva khi hành hương Ấn Độ Nepal năm 2009 ...lại là tấm hình có giá trị tâm linh nhất cho đời tôi và nó trở thành vô giá không có tiền nào mua được 

Có lẽ bạn sẽ cười và thấy tôi hơi ngố ... không đâu bạn ơi, chỉ khi nào bạn nghe được cái âm thanh huyền diệu Linh Thứu đang vang lên từ một nơi xa xăm trong tâm thức bạn thì bạn sẽ hiểu thế nào là 

Huyền diệu lại thêm huyền diệu 

Đó là cửa biến hoá của mọi biến hoá kỳ diệu 

                          (Viên Minh)

 Và đó cũng là cảm ứng tự nhiên mà Ngài Shantideva dạy " Ngay  cái giờ phút mà bạn phát bồ đề tâm dù rằng bạn đang hiện hữu ở một cảnh giới thấp kém nào đi nữa thì bạn vẫn được gọi là Phật tử " .

Có lẽ lời dạy này đã đi theo tôi suốt 10 năm nay nên khi nhìn vào lịch trình hoằng pháp Âu châu 2019 do HT Thích Như Điển làm trưởng đoàn có tên chùa Linh Thứu tọa lạc tại Berlin Đức Quốc (Khai sơn trụ trì: Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước) đã làm tôi mong chờ được xem hình ảnh online hơn bao giờ hết và dường như .....có  một điều thôi thúc hơn ....mà rất nhiều năm trước sự việc này đã ...khuyến khích và sách tấn tôi trên đường Đạo cho đến ngày nay .

  Ngày trước khi chưa biết đến uy danh của HT Thích Như Điển ... nhưng mỗi khi nghe pháp thoại của Cố HT Thích Huyền Vi , của HT Thích Thiện Huệ , HT Thích Nhất Chân , TT Thích Trí Siêu trong đạo tràng của Âu Châu và Mỹ Quốc , và nhất là các khoá hoằng  pháp của Sư Phụ tôi tại Âu châu mới đây 2014- 2016 là tôi lại nhủ thầm "Biết đến bao giờ mình mới trở thành một Phật  tử thuần thành như các Phật tử nơi đây ... phải chăng các giảng sư đã đào tạo dạy dỗ quá công phu và tỉ mĩ nên đạo tràng nào  cũng có hàng trăm người Phật tử từ phương xa  về câu hội và đặc biệt là họ đã tu tập từ bao giờ mà có thể giải đáp những câu hỏi về Duy Thức , Tịnh Độ , Hoa Nghiêm và Pháp Hoa và nhất là nền tảng Tứ diệu Đế và Ba bảy phẩm trợ  đạo một cách rành rẽ giữa buổi pháp thoại ... 

hue huong

Tác giả Huệ Hương (hình lưu niệm tại Phật tích Linh Thứu Sơn, Ấn Độ năm 2009)


Quả thật trong tôi hơi khớp ...( ngưỡng mộ và thán phục ) và ao ước có ngày nào mình sẽ thuần thục như thế ....nhưng căn cơ tôi quá kém....nên mặc dù tinh tấn bao nhiêu ...mà sao nó vẫn ù  lì một chỗ .... khi có dịp đọc lại bài Dòng Sông tịnh Độ của chị Hoa Lan Thiện Giới kể những chuyện bên lề của khoá tu 6/3/2016 tại chùa Linh Thứu thì mối  lo lắng về  chuyện tu học lại còn tăng thêm gấp  bội phần vì theo chị kể HT Thích Như Điển có thể ngừng lại giữa chừng buổi pháp thoại để kiểm tra vài điều đã học qua ...

Nhưng thôi hãy tạm ngưng chuyện học để nói về điểm tựa tâm linh của tôi là Đỉnh Linh Thứu một chút bạn nhé ...Nhờ có chuyến hành hương và được đến núi Linh thứu và được biết nơi đây Đức Phật đã giảng kinh Pháp Hoa và còn nhìn thấy được dấu tích của am thất Ngài Anan gần đó 

Và cũng không hiểu tại sao từ ngày ấy ..bộ kinh Pháp Hoa mỗi khi đọc tụng một phẩm nào nhất là phẩm Phương  tiện thật dài ..thế nhưng tôi không hề vấp một chữ nào và luôn luôn cao giọng mà không mệt mỏi ...và cũng  ngay  từ năm ấy tôi đã biết được rằng : Cuộc đời tâm linh của mình luôn có hai Đức Phật ( một Đức Phật Thích Ca ở bên ngoài và một Đức Phật thứ hai ở trong lòng ta và Ông Phật thứ hai này chỉ hiện ra , phản ảnh tâm ta khi chạm vào thực tế của cuộc đời ? Đó là bản tâm thanh tịnh của chính ta ) 

Lúc ấy tôi chỉ biết vậy thôi , thế mà không hiểu sao tôi không còn gặp nhiều chướng ngại trên đường đời nhiều nữa và dường như nơi nào tôi đến đều có sẵn những bậc thiện hữu tri thức chỉ dẫn từng ly từng tí điều gì tôi không rõ và mỗi lần tôi phạm một lỗi lầm gì tôi đều nghe được tiếng nói phát xuất từ đáy lòng phê phán và buộc tôi phải sám hối ngay  lập tức . Bạn có đồng ý quá nhiều điều bất khả tư nghì mà mình không bao giờ hiểu được không ?

Hôm nay lại theo chân phái đoàn hoằng pháp đến Berlin bằng online để cùng tu học ba ngày , kính ước mong rằng với sự nhiệt tình chỉ dạy của đoàn giảng sư biện tài , các bạn Phật tử trong đạo tràng chùa Linh Thứu và tôi  sẽ được nhiều hồng ân Tam bảo gia trì .

Kính tri ân HT Thích Như Điển và tất cả giảng sư trong đoàn và kính chúc quý Ngài luôn dồi dào sức khỏe và viên mãn tất cả Phật sự trong bất cứ chuyến hoằng pháp nào ...



Sừng sững núi cao  mây ...huyền nghĩa 

Linh Thứu ...âm vang  thẳm nơi xa ...

Chim hót,  gió reo hòa khúc nhạc,  

Điểm tựa tâm linh   .. chốn   thăng hoa .

Tịch mặc  lắng nghe  ...tâm an lạc 

Chân thường tỏa sáng ...mặt trời ca  ! 


 

Huệ Hương 

21/6/201 

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2014(Xem: 7205)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
18/07/2014(Xem: 7501)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
25/06/2014(Xem: 13672)
Chùa Báo Ân được Ni Sư Huệ Khiết thành lập vào năm cuối 2009 sau mấy tháng trở lại Úc sau nhiều năm tu học tại Đài Loan. Ni Sư Huệ Khiết sinh năm 1963 tại Cố Đô Huế, là đệ tử quy y ngũ giới với HT Thích Khế Chơn (Chùa Thiên Minh, Huế), năm 1979 xuất gia với Sư Bà Thích Nữ Như Từ (Chùa Thiên Chánh, Bà Quẹo, Sàigòn), đệ tử y chỉ của Sư Bà Từ Nhẫn (Chùa Phước Viên, Hàng Xanh, Sàigòn). Năm 1988 đi vượt biển đến đảo Galang, Indonesia. Năm 1990, Ni Sư được GHPVNTN tại Úc bảo lãnh sang Úc định cư. Năm 1992, Ni Sư lên đường du học tại Phật Quang Sơn, Đài Loan.
16/05/2014(Xem: 9399)
Tôi nhận được lời mời từ quý thầy huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế làm khách mời cho khóa tu “Hoa ưu đàm” thật bất ngờ. Nói thật rằng nếu mời tôi nói về quản trị doanh nghiệp hay kỹ năng lãnh đạo thì tôi nhận lời ngay chứ đây là khóa tu có đến hai ngàn Phật tử tham dự.
04/05/2014(Xem: 16824)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
13/03/2014(Xem: 9249)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11543)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
12/01/2014(Xem: 3635)
Bản tin Ngắn số 2 về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 26 - 2014 tại Schwarzsee - Thụy Sĩ -- Trưởng Ban Tổ Chức địa phương : Thượng Tọa Thích Quảng Hiền
02/01/2014(Xem: 15287)
TU VIỆN QUẢNG ĐỨC KHÓA TU PHẬT THẤT KỲ 01 (Từ ngày 7 đến 12-1-2014) (Do TVQĐ và Tổng Vụ Hoằng Pháp của Giáo Hội tổ chức) * Thứ Ba, 7-1-2014: 8.00am: Phật tử tề tựu và ghi danh 9.30am: Lễ khai mạc Khóa tu 11.30am: Cúng Quá đường & kinh hành niệm Phật 2.00-3.30pm: Pháp Môn Tịnh Độ (HT Trường Sanh) 2.30-3.30pm: Lớp tiếng Anh (Ven. Thích Thông Pháp) 4.00-4.45pm: Công phu chiều (ĐĐ Nguyên Tuệ) 5.00pm: Dược thực 7.00pm: Thọ trì Lương Hoàng Sám 9.30pm: Thiền tọa (30 phút) 10.00pm: Chỉ tịnh
03/12/2013(Xem: 59066)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]