Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gieo Duyên Xuất Gia

10/06/201905:27(Xem: 8124)
Gieo Duyên Xuất Gia
day 6-chua lien tam-phat phap (109)


Gieo Duyên Xuất Gia
Trần Thị Nhật Hưng

Ngày xưa khi tôi còn bé mẹ hay nói nửa đùa, nửa thật hứa gả tôi cho anh này, chàng kia, rồi con nhà ông kia, bà nọ. Tôi nũng nịu lắc đầu, không, con không lấy chồng con sẽ đi tu thôi.

Rồi khi tôi lớn lên về nhà chồng, có cụ tử vi nói tôi có số đi tu, tôi lại cười ruồi, nghĩ thầm, tôi chỉ tu...hú, vì tôi vốn không thích đi chùa, càng không thích tụng kinh, tu gì được, đã thế, tôi đang yêu đời, hạnh phúc, và nghĩ, tu hành chỉ dành cho những người đau khổ, chán đời, thất tình hay thất bại vì một điều gì đó lớn lao mà trong kịch nghệ, phim ảnh nhất là các tuồng cải lương hay rên rỉ khóc than, nước mắt nước mũi tèm nhem mà tôi từng xem thôi.


Hiểu xuống tóc đi tu lơ mơ như thế, nên hồi đó tôi có cái nhìn thờ ơ về các vị tu sĩ. Hay nói rõ ra, tôi chẳng có cảm giác gì khi đứng trước các vị đó. Những khái niệm không rõ rệt, còn sai lầm nữa về các nhà tu hành nói chung, Phật giáo nói riêng cho mãi đến khi mà đạo Phật cho là mọi sự bắt đầu từ nhân duyên có cái này mới sinh ra cái kia đẩy tôi mon men đến cửa chùa, rồi học đạo, nghe giáo lý, thấm tương chao, tôi mới có cái nhìn hoàn toàn khác, đúng đắn hơn về những nhà hành đạo.

Bây giờ thì tôi khẳng định rằng đi tu không thể một sớm một chiều mà trở thành tu sĩ mà là do tiếng gọi từ tâm thức, tiềm ẩn từ bao kiếp trước chỉ chờ cơ hội đủ nhân duyên là bộc phát. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi nhân duyên khác nhau, có khi từ nghịch cảnh và đôi khi được thuận duyên nhưng tựu trung đều có căn cơ, nếu không, không cách nào đi tu được.

Cũng như tôi đó, tử vi nói tôi có số đi tu, như thế tôi cũng ít nhiều có... căn cơ, tuy chưa...xuống tóc, nhưng từ chỗ không thích đi chùa, không thích tụng kinh, ăn chay thì bủn rủn tay chân mà bây giờ biết đi chùa, biết tụng kinh, thích thú học nấu chay và Thọ Bát Quan Trai nữa (thực tập đi tu một, hai ngày) để gieo duyên với cửa Phật cũng là nhờ có căn dù chưa đủ duyên mới run ruổi ra vậy.


day 6-chua lien tam-phat phap (54)
day 6-chua lien tam-phat phap (53)day 6-chua lien tam-phat phap (99)
day 6-chua lien tam-phat phap (146)day 6-chua lien tam-phat phap (147)day 6-chua lien tam-phat phap (149)

Nhưng Thọ Bát Quan Trai chỉ một ngày một đêm dễ mà có gì đáng nói, đáng ca ngợi lắm đâu. Tu như thế là chưa đủ đô. Tiến thêm bước nữa tu gieo duyên xuống tóc đầu tròn áo vuông mới là khó đa. Tôi chưa tu đến độ hy sinh mái tóc dù mái tóc đã lấm tấm hai màu, vì ...răng với tóc là vóc con người, cạo tròn đi, đẹp gì nổi nữa, do vậy cho nên, tôi nghiêng mình khâm phục những vị đã can đảm hạ thủ công phu quyết tâm xuống tóc xuất gia gieo duyên dù chỉ một, hay vài ngày nhưng tâm nguyện thì vô cùng vững chãi đã cho mái tóc rơi xuống đất không thương tiếc.


Biết tu, dù gieo duyên, cũng là ý niệm chân thành của người muốn xuất gia thoát ly sanh tử và cứu độ chúng sinh mà ngay kiếp này chưa đủ cơ hội, nhân duyên để trở thành tu sĩ, để chỉ gieo duyên, tạo chủng tử mong kiếp sau, như Ngài Lục Tổ Huệ Năng chỉ cần nghe một bài kệ là đốn ngộ và đi tu ngay liền, vì chính Ngài từ kiếp trước đã từng gieo duyên như quí vị hiện tại (12 Ưu Bà Di và 9 Ưu Bà Tắc) tại Khóa Huân Tu Xuất Gia Gieo Duyên tại Chùa Liên Tâm, Phần Lan nhân chuyến hoằng pháp Âu Châu 2019 do Hoà Thượng Thích Như Điển làm trưởng đoàn và hướng dẫn.


Đi tu dù gieo duyên cũng là một hạnh nguyện, một phước báu không phải ai cũng làm được để kiếp này, ít ra tìm thấy sự an tịnh tâm hồn và mong kiếp sau, đạo Phật tin có kiếp sau, chết chưa phải là hết, để trở thành tu sĩ, vì chính tu sĩ nếu tu đúng chánh pháp mới hy vọng thành Phật, thoát ly sanh tử luân hồi, chứ như Phật tử lơ mơ như tôi, không cạo đầu, dù thuần thành đi chăng nữa cũng chỉ vào dự lưu coi như dự bị ngấp nghé đến cửa Phật thôi.


Vậy thì với hạnh nguyện cao cả đó, tôi nghiêng mình tán thán công đức của 12 vị “ nữ tu” và 9 vị “nam tu” đã xuất gia dù gieo duyên với hy vọng kiếp sau Quí vị sẽ là những tu sĩ chân chính tiếp nối mạng mạch của Phật giáo để đạo Phật có người kế thừa, trường tồn và phát triển.


Kính chúc Quí vị dồi dào sức khỏe, thành công vững chắc trên con đường phục vụ Đạo Pháp và Dân Tộc.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trần Thị Nhật Hưng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 8070)
Hình ảnh Khóa tu học Phật Pháp tại Tư Viện Đa Bảo, thứ bảy, 24-11-2012 do HT Bảo Lạc, HT Như Điển, ĐĐ Phổ Huân, ĐĐ Phổ Tấn… hướng dẫn
07/02/2013(Xem: 15942)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
25/10/2012(Xem: 8559)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8566)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
02/10/2012(Xem: 4884)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích.
14/09/2012(Xem: 5034)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….
25/07/2012(Xem: 9055)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 24 được tổ chức vào ngày 26.07 đến ngày 05.08.2012... HT Thích Minh Tâm
09/03/2012(Xem: 9634)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại thành phố Santa Clara, miền Bắc California, Hoa Kỳ từ ngày 02/8/ đến ngày 06/8/2012.
15/11/2011(Xem: 3562)
Chúng tôi luyện Thiền rất nghiêm túc vì nó có thể giúp tăng trưởng định lực nhanh chóng và giúp giảm bớt vọng tưởng, ít tán tâm khi niệm Phật.
13/11/2011(Xem: 3740)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày - Từ ngày 04 đến ngày 15 tháng 01 năm 2012 tại Trung Tâm Thiền Dhamma Vaddhana (SCVC), Thành Phố Twentynine Palms, California
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]