Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


khoa-tu-hoc-ky17-day4-45khoa-tu-hoc-ky17-day4-73khoa-tu-hoc-ky17-day4-62khoa-tu-hoc-ky17-day4-46
Phật Pháp Vấn Đáp 03

Thứ tư ngày 27/12/2017


HT Quảng Ba
HT Minh Hiếu
TT Nguyên Tạng
TT Đạo Nguyên
TT Hạnh Tri
ĐĐ Hạnh Phẩm

NS Như Tuyết
NS Nhật Liên



 

Câu 1: Sự khác biệt giữa chùa, tu viện, thiền viện, niệm Phật đường, tịnh thất, tịnh xá ...

Câu 2: Đạo tràng do cư sĩ mở ra có đúng pháp?

Câu 3: Nam truyền và Bắc truyền

(có lẽ câu này trong phần chúng con chưa kịp đánh máy)

 

Câu 4, 5 & 6:

Kính quý Thầy giải dùm cho con được rõ nghĩa

  1. A Bệ Bạt Trí là gì?
  2. Tuỳ sở sinh sở hệ? Trong kinh Tam Thập Tụng.
  3. Như lý tác ý?

Con cám ơn quý Thầy.

 

Câu 7:

Kính xin các Thầy giải thích thêm cho con được rõ sự khác nhau giữa các hệ phái Phật Giáo Việt Nam như Trúc Lâm, Lâm Tế, v.v.

Khi bước vào tham quan một ngôi chùa, làm thế nào con nhận biết được ngôi chùa thuộc hệ phái nào?

 

Câu 8:

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát một tay cầm bình nước cam lồ, một tay cầm nhành dương liễu là ý nghĩa gì?

 

Câu 9:

  1. Nếu một Thầy Cô đã xuất gia mà tu ở tại gia có được không?
  2. Tại sao được hoặc không được?

 

Câu 10: Phụ nữ muốn đi tu có hạn chế gì so với nam giới? (có lẽ câu này trong phần chúng con chưa kịp đánh máy)

 

Câu 11:

Cho con hỏi  các vị Tăng Ni luôn là những ngọn đuốc soi sáng cho con đường đi đến Phật Pháp là những người trực tiếp hướng dẫn cho các đệ tử chúng con được khai sáng minh quang Phật Đạo. Tuy nhiên con thấy rằng các vị chư Tăng Ni có nên xem xét việc thành lập Ni đoàn hay không? Sao mãi đến giờ con vẫn thấy việc thành lập Ni đoàn vẫn chưa thống nhất và trì trệ?

 

Câu 12:

Có kinh Phật nào sử dụng tiếng thuần Việt để con và các con của con đọc hiểu hơn. Các kinh sách hiện tại nhiều tiếng Hán Việt quá, khá khó hiểu. Chúng con đọc sách tiếng Anh lại dễ hiểu hơn dù tiếng Anh dở hơn tiếng Việt.

Câu 12 bis:

Có thể nào đọc tụng Kinh bằng tiếng Việt thay vì chữ Hán, chúng con không hiểu rõ ý nghĩa lắm nên e rằng bị tội.

 

Câu 13:

Việc Niệm Phật công cứ hiện có còn phù hợp với tình hình tu tập của Phật tử ở hải ngoại không?

 

Câu 14:

Thấy bạn đạo sai trái khác với những giới đã thọ lãnh, mình có nên nhắc nhở không? Sau khi xét bản thân mình trước rồi, con có nên nhắc nhở không? Và nói thế nào để người đó khỏi tự ái?

 

Câu 15:

Quý Thầy Cô đã từng dạy chúng con phải nói lời ái ngữ nhưng chúng con vẫn từng nghe quý Thầy Cô nói những điều không hay về huynh đệ của mình. Vậy quý Thầy Cô có thể dạy chúng con phải hành xử như thế nào?

 

Câu 16:

Làm thế nào để Phật Pháp có thể phát triển được ở Úc (hải ngoại) và Tân Tây Lan, nhất là giúp cho giới trẻ VN ở hải ngoại tu học PhậtPháp?

 

Câu 17:

Làm sao để giúp cho trẻ em ở Úc biết về đạo hiếu với cha mẹ ông bà?

 

Câu 18:

Con lau tượng Phật bằng dầu thơm có được không?

 

Câu 19:

Ba con đã mất, mẹ con muốn xây một mộ đôi. Lại muốn ở khoảng giữa hai mộ xây một cột đá có ghi lời Phật dạy bằng Tiếng Anh và tiếng Việt, và đặt một tượng Phật A Di Đà nhỏ ở trên đầu cột để con cháu sau này khi đến viếng sẽ được đọc lời Phật dạy và Niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Con đến một tiệm bán tượng Phật bằng đá hoa cương khắc bằng máy từ bên Tàu rất sắc xảo thì họ nói họ ngại bán tượng để gắn trên mộ vì ở Tàu không ai làm vậy.

Con có hỏi ý kiến của một sư Thầy thì Thầy ấy bảo không nên, hầu như không ai làm, vì ở đâu có hình tượng Phật thì chư Thiên qua lại sẽ vái chào, vái luôn bia mộ nằm kề sẽ làm tổn hao phước đức của người đã khuất.

Thầy còn khuyên ở nhà nếu thờ Phật và thờ ông bà thì nên làm hai bàn thờ theo hai hướng vuông góc nhau chớ đừng thờ Phật ở phía trên bàn thờ ông bà vì cùng một lý do nêu trên.

Mẹ con hỏi ý kiến một vị sư khác thì Thầy ấy lại nói không sao hết, nếu muốn thì cứ làm vì các Đức Phật đã nguyện cứu độ chúng sanh, nếu chúng sanh muốn có hình tượng các Ngài để được nhắc nhở, để xưng tụng thì các ngài chẳng bao giờ ngại, miễn là mình nên đặt nơi trang trọng, rất nhiều người còn đeo tượng Phật trước ngực mọi lúc, còn nói nếu vị sư kia quở trách thì sư gánh dùm cho. Kính xin quý Thầy cho con ý kiến về các việc này.

Và cũng xin cho ý kiến nên gọi là Ban Thờ hay Bàn Thờ?

 

Câu 20:

Con thường tụng Kinh Pháp Hoa, dạy cho cầu siêu cho ba mẹ. Mẹ trước mất luộc rất nhiều trứng vịt lộn. Hằng ngày tụng Kinh Sám Hối, dạy cho con cách nào đúng để sám hối cho mẹ được siêu thoát. Con rất thương mẹ, kính quý Thầy giúp con.

 

Câu 21, 22 & 23:

  1. Phương pháp nào tốt nhất để đoạn trừ lậu hoặc tri kiến?
  2. Phương pháp nào hành trì tốt nhất để kham nhẫn?
  3. Phương pháp nào sử dụng 5 ngôn ngữ đúng pháp?

 

Câu 24:

Con đọc kinh Phổ Môn mỗi ngày. Con không hiểu câu: “Tránh tụng kinh quan xứ” là nghĩa gì, xin giải cho con được biết.

 

Câu 25:

Có phải ai chết, khi hỏa thiêu có xương màu xanh, vàng … thì người đó đã vãng sanh?

 

Câu 26:
Có phải chỉ có kinh văn Pali tạng là do Phật dạy, còn tất cả các kinh gọi là Đại Thừa do chư Tổ biên tập không đáng tin nhận để tu học nhằm chứng đắc giác ngộ giải thoát?

 

Câu 26 bis:

Gần đây có nhiều vị bảo rằng chỉ có kinh điển Pali theo Nam truyền mới đúng nguyên thủy lời Phật dạy. Còn những kinh điển phát triển sau này như Di Đà, Địa Tạng là không do lời Phật dạy. Như vậy có đúng không? Phật tử nên học như thế nào? Kính xin quý Thầy chỉ dạy.

 

Câu 27: Con xin hỏi quý Ngài nghĩ sao về Luật Hôn Nhân Đồng Tính ở Úc mới được chấp thuận của Nghị Viện?

 

Câu 28:

Phật Tử chúng con hằng tha thiết, ước ao Giáo Hội có một trung tâm sinh hoạt Phật Giáo tựa như Portsea Camp để hang Phật Tử chúng con các nơi tụ về vào những khóa An Cư, Khóa Tu cuối năm của giáo hội, v.v.. Chúng con cầu mong quý Ngài lên tiếng kêu gọi thì khắp nơi sẽ hết long góp công sức tịnh tài để niềm mong mỏi này sớm thành tựu. Chúng con xin được thỉnh ý quý Ngài trong dịp này.

 

Câu 29:

Con xin quý Thầy giảng về “Án ma ni bát di hồng”

 

Câu 30:

Có người dạy con trước khi tụng kinh thì phải đọc “Án lam tóa ha” “Án ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ đạt ma ta phạ bà phạ thuật độ hám” để khẩu nghiệp được thanh tịnh thì có đúng không?

 

Câu 31:

Xin Thầy giải thích ý nghĩa của “tu rị tu rị ma ha tu rị”

 

Câu 32:

  1. Tổng hội Phật giáo Úc châu và Tân Tây Lan có chương trình đào tạo tăng tài ở Úc không?
  2. Hiện nay có trường Phật giáo ở Canley Vale mở các lớp học từ tiểu học đến trung học. Tổng hội có ý kiến gì và có ủng hộ hay có giúp đỡ gi không?

 

Câu 33: Ai xuất định lên trời gặp ngài Di Lặc học Duy Thức?

 

Câu 34, 35, 36 & 37:

  1. Việc cầu siêu cho thân nhân có đạt kết quả gì?
  2. Kính xin quý Thầy cho biết có thế giới tâm linh hay không? Và người Phật Tử phải làm gì cho đúng với chánh pháp.
  3. Xin Thầy giảng dạy cho chúng con rõ nên tin vào tự lực hay tha lực trên con đường tu tập Thiền Tịnh song tu
  4. Nên xuất gia ở tuổi đồng chơn hay tuổi đã lớn (trên 60 tuổi) sau khi đã ổn định cuộc sống.

 

Câu 38:

Người bạn đời đập bàn thờ 3 lần, không muốn nhìn thấy con thờ Phật trong nhà, đã cất cả các kinh điển trong nhà không còn một dấu tích gì cả, con biết đây là nghiệp chướng của con.

  1. Cho con biết nhân duyên gì?
  2. Làm sao để chuyển hóa người bạn đời mình?

 

Câu 39:

Lá cờ Phật giáo có 5 màu. Ý nghĩa của những màu này là gì?

Tại sao không có màu xanh lá cây (màu lá bồ đề)?

 

Câu 39 bis:

Cờ Phật giáo VN có từ lúc nào? Tại sao có 5 màu xanh, vàng, đỏ, trắng, cam theo thứ tự. Có ý nghĩa gì không?

 

Câu 39 tris:

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo, mỗi màu sắc biểu trưng cho ý niệm gì?

 

Câu 40: Chuyện Ni Sư kể ... sau đó con hổ làm gì? (có lẽ câu này trong phần chúng con chưa kịp đánh máy)

 

Câu 41:

Nếu như một người sắp mất nhưng không phải là Phật tử, chúng ta có thể giúp họ bằng cách nào?

 

Câu 42:

Ông bà con đã mất, nhưng mỗi lần nhớ đến ông bà là con bị ngập trong cảm xúc, thương, nhớ, vui và hối hận vì không có nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc ông bà. Cho con xin hỏi liệu điều đó có cản trở sự an lạc của ông bà không? Và nên thờ ông bà như thế nào cho đúng?

 

Câu 43 & 44:

  1. Có một lần con nghe một dĩa như sau: có một Phật tử hỏi vị Thầy: “Thưa Thầy xin Thầy hoan hỷ giải thích cho con Ngũ uẩn là gì?” Thầy liền nói với Phật tử đó rằng: “Cô đi chùa được bao lâu rồi? Sao không biết ngũ uẩn là gì?” Cô ta thưa: “Thưa Thầy con bận ở trong bếp”. Vị Thầy liền nói: “Ở dưới bếp không có người này thì có người khác”. Con xin quý Ngài phân tích vấn đề này cho con.
  2. Nếu một Phật tử đi chùa thường xuyên, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày thì đã gọi là tu chưa? Theo con nghĩ chưa hẵn là tu.

 

Câu 45:

Con rất thích làm công quả ở các chùa. Con có một thắc mắc một câu ngụ ngôn:

Dùng người thì đừng nghi

Nghi người thì đừng dùng

Vậy trong Phật Pháp nó có ý nghĩa gì trong lúc làm công quả ở chùa?

 

Câu 46, 47, 48 & 49:

  1. Pháp thế gian và pháp xuất thế gian.
  2. Phép tu bên Nam tông khác Bắc Tông về pháp tu nào?
  3. Tại sao các Sư bên Nam Tông không có niệm Phật A Di Đà?
  4. Tại sao con người càng tăng lên ở quả địa cầu này theo thời gian cũng như những loài chúng sanh?

 

Câu 50 & 51:

  1. Trong tứ Như Ý Túc, Dục Như Ý Túc là ham muốn làm những việc thiện, phát nguyện tu tập, v.v…

Như vậy một người trong tâm chỉ ham thích làm từ thiện giúp người về mặt vật chất, phát tâm làm thức ăn chay bán để sư phụ xây chùa, bố thí, cúng dường, v.v… nhưng không bao giờ thích lên nghe Pháp, tụng Kinh và nhất là không hề dự Khóa Tu nào dù không bị trở ngại.

Và một người thường xuyên thọ Bát Quan Trai, thích nghe Pháp, niệm Phật, dự Khóa Tu nhưng làm biếng dễ sợ, không bao giờ giúp vào việc công quả nào, cho đến lau bàn cũng không làm mà đương nhiên cho đó là việc của người khác phải phục vụ cho mình tu học và hay phàn nàn complain đủ chuyện.

Thế thì ai là người có tinh thần Dục Như Ý Túc đúng như chánh pháp?

  1. Nếu trong Chùa, thiền môn ở hải ngoại theo đúng tinh thần “thanh quy giới luật” nghiêm ngặt, đào tạo dạy dỗ người xuất gia trẻ Việt Nam lớn lên ở hải ngoại có thích hợp không? Và quý tôn đức Tăng Ni suy tư như thế nào khi rất khó tìm được người kế thừa trong tương lai? Vì con được biết trong 20 năm qua tại Úc, các vị phát tâm xuất gia trẻ chỉ một vài năm đã ra đời trở lại gần hết.

 

Câu 52:

Thế nào là tu theo Nam tông và tu theo Bắc tông?

Trong các chùa Miên họ tu theo phái nào mà con thấy các Thầy ăn mặn như Phật tử vậy?

Rồi còn có danh xưng gọi là ông Lục? vậy là sao?

 

Câu 53 & 54:

  1. Con đi chùa ở Việt Nam và ở Úc Châu đều thấy những dòng chữ hay câu đối bằng chữ Hán mà con không hiểu những câu đó có ý nghĩa gì. Con xin hỏi vì sao chùa của người Việt lại không viết bẳng chữ Việt để Phật tử và người Việt viếng chùa có thể đọc và hiểu được?
  2. Con có người quen lỡ sa ngã vào ma tuý đã nhiều lần cai nghiện nhưng vẫn không thoát ra được sự cám dỗ. Con có đọc ở trên internet, thấy có người nhờ tập Pháp Luân Công hay tập Thiền Định mà chế ngự ham muốn mà không bị cám dỗ quay lại sử dụng ma tuý. Vậy con xin hỏi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Châu nói chung và các chùa, Thiền Viện nói riêng có sự giúp đỡ nào cho những trường hợp sa ngã như thế này không ạ? Và quý Thầy có thể cho con vài chỉ dẫn để có thể giúp người này nhận thức được là họ đang sa ngã và có dũng khí để chống lại sức cám dỗ của ma túy được không ạ?

Nhân dịp này con xin được cảm tạ công đức của Giáo Hội, quý Thầy, quý Ni Sư và các cô dì chú bác anh chị em Phật tử đã cho con một cơ hội và trải nghiệm vô giá ở khóa tu học lần thứ 17 ở Portsea, Victoria. Con xin có một ý kiến nho nhỏ đóng góp cho Ban Tổ Chức là lập ra một thùng Kiến Hoặc để quán những Phật tử nào vi phạm nội quy, để chuông điện thoại reo trong lớp học hay lúc nghe giảng, v.v… như thế vừa gây được quỹ cho Ban Tổ Chức vừa hạn chế được sai phạm. Mỗi lần vi phạm là $10 hay $20.

Câu 55:

Trong thời kỳ Phật còn tại thế trước khi Phật tịch diệt, Phật có báo cho A Nam biết. Xin Thầy cho con hỏi, vậy tại sao A Nam không thỉnh Phật trụ thế.

 

Câu 56:

Vừa ngồi thiền mà con niệm Chú Đại Bi có được không?

 

Câu 57:

Xin quý Ngài chỉ dạy cho con về Tứ Diệu Đế.

 

Câu 58:

  1. Ở đời tài sản gì tối thắng cho con người.
  2. Cái gì khéo thực hành đem lại chân an lạc.
  3. Cái gì trong các vị là vị ngọt tối thượng.
  4. Nếp sống như thế nào là nếp sống tối thắng.

 

Câu 59:

Trong ngũ trược ác thế có ba trược khó hiểu: kiến trược, chúng sanh trược và mạng trược. Xin Thầy Cô giải thích thêm cho rõ.

 

Câu 60:

Đạo Phật là đạo giác ngộ.

Người xuất gia tu hành rất cao quý trở thành một trong Tam Bảo. Vậy người bị thất tình vợ hay chồng bỏ xuất gia có được không và có đúng không?

 

Câu 61:

Ở Sydney, Melbourne, đã mấy trăm chùa mà sao không có vị Thầy Cô nào đến Darwin khai sơn lập tự trong khi phật tử Darwin rất khát khao mong mỏi.

 

Những câu chưa giải đáp

Câu:

Con là một Phật tử còn mới nên sự hiểu biết của con về Phật Pháp chưa được rõ ràng. Con thường được nghe giảng là các pháp đều vô ngã. Con xin các Thầy, Ni Sư giảng cho con thêm.

“Đấng Pháp Vương vô thượng

Ba cõi chẳng ai bằng”

Ba cõi đó là gì?

 

Câu:

Quý Thầy Cô có dùng đồ ăn cúng linh không? Vì sao?

 

Câu:

Quý Thầy Cô không được dùng thức cúng vong vì sẽ làm cho vong mất phước, điều này có đúng không?

 

Câu:

Sáng thường ngày con tụng chú Đại Bi 21 biến và chú Lăng Nghiêm có thuận không? Xin quý Thầy cho con biết.

Câu:

Gọi Giáo Hội trong nước là Giáo Hội Quốc Doanh có đúng không?

Trong nước cũng có những vị chân tu thặc đức đã từng dịch kinh sách vẫn đang được đọc tụng tại hải ngoại và những vị này cũng là giáo phẩm thuộc giáo hội trong nước.

 

Câu:

  1. Đã qua 17 kỳ tu học mà mỗi lần khóa tu có một Logo khác nhau. Kính xin quý Thầy thống nhất một Logo chung cho tất cả các khoá tu.
  2. Kính xin quý Thầy giải thích lịch sử và ý nghĩa chữ “Hậu” trong Y hậu.

 

Câu:

Việc làm tam bộ nhất bái của quý sư Việt Nam mặc dù gió mưa không nề hà, việc làm đó có hữu ích, lợi lạc cho chúng sanh (chúng con) phần nào?

 

Câu:

Hy sinh bản thân của mình, cứu giúp chúng sinh.

Vậy chúng ta có nên dâng hiến nội tạng của mình không?

Nếu có thì Phật tử có được gì và mất gì?

Ví dụ như trước khi chết phải hiến trái tim.

Chưa đủ 8 tiếng, và bác sĩ phải mổ thân mình để lấy trái tim hay lá gan của mình.

Vậy có đi trái với bất cứ điều gì của Phật Pháp không?

 

Câu:

Mỗi buổi sáng mình lạy 3 lạy nhưng con không hiểu ý nghĩa của 3 lạy đó là gì.

 

Câu:

Con thấy khi học Phật con gặp rất nhiều con số, thí dụ như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thất Bồ Đề Phần. Xin quý Thầy Cô chỉ dùm con có tài liệu nào liệt kê những con số đó không.

 

Câu:

Khi con dự khóa tu Bát Quan Trai thì các bạn đạo của con thường nói là, nếu khi Thầy truyền giới nếu có giới nào mình nghĩ là không thọ được thì không nhận, con không hiểu như vậy có đúng không?

 

Câu:

Con có đi dự vài lần cúng thất của thân nhân vài người bạn, đa số cúng thất ở chùa nhưng vào buổi chiều và lại là ngày cuối tuần dù rằng thân nhân của họ mất ngày khác.

Vậy con muốn hỏi cúng như vậy có lợi lạc cho hương linh không và như vậy đúng hay sai?

Đôi khi chùa đã làm lễ cúng mà thân nhân vẫn chưa đến đủ vì phải chờ than nhân đi làm về hoặc kẹt xe.

Làm sao để than nhân hiểu được tầm quan trọng của cúng thất. Kính chúc chư Tăng, chư Ni thân tâm thường an lạc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2011(Xem: 2486)
Ở Việt Nam có khoảng 500 chùa Nam tông Khmer với số lượng chư Tăng khoảng 15.000 vị. Riêng các chùa Nam tông người Kinh thì có khoảng 60 chùa, 300 vị Tăng và 200 vị Tu nữ. Chư Tăng chùa nào an cư tại chùa đó, chỉ có một số ít là có tổ chức an cư tập trung như chùa Phước Sơn (Đồng Nai), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Huyền Không (Huế).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]