Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật an cư không tiếp khách

19/06/201215:31(Xem: 4261)
Phật an cư không tiếp khách
PHẬT AN CƯ KHÔNG TIẾP KHÁCH
Quảng Tánh

Phatancukhongtiepkhach-quangtanhMột thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Như vậy, không một ai đến viếng Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn lại.

Rồi Thế Tôn, sau khi ba tháng ấy đã mãn, từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, gọi các Tỷ-kheo:


Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi các ông: “Với sự an trú nào, này chư Hiền, Sa-môn Gotama an trú nhiều trong mùa mưa?”. Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các ông hãy trả lời cho cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn an trú nhiều trong các mùa mưa”.


Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh niệm Ta thở vô, chánh niệm Ta thở ra.


Hay thở vô dài, Ta rõ biết: “Ta thở vô dài”. Hay thở ra dài, Ta rõ biết: “Ta thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở ra ngắn”... “Quán từ bỏ, Ta thở vô”, Ta rõ biết như vậy. “Quán từ bỏ, Ta thở ra”, Ta rõ biết như vậy.


Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.


Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc. Và này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đoạn tận các lậu hoặc, tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm tỉnh giác.


Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.


(
Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 10, phẩm 2, phần Icchànangala)

SUY NGHIỆM:


Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất và quyết định “không tiếp một ai”, trừ vị thị giả mang cơm nước cho Ngài.


Vậy thì Thế Tôn nhập thất an cư để làm gì? Ngài chỉ an trú “với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra…”. Ngài đã làm một việc rất bình thường, đó là thực hành chỉ-quán của thiền Tứ niệm xứ. Rõ ràng Đức Phật là bậc đã giác ngộ thì chắc chắn “những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát” nhưng Ngài vẫn an cư và tọa thiền miên mật như chúng Tăng hẳn phải có nguyên nhân.


Một mặt, Ngài khẳng định rằng tu tập thiền Tứ niệm xứ sẽ “làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”. Đây là pháp môn căn bản, là con đường thẳng để đi đến thành tựu giải thoát, Niết-bàn mà các “bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách” như chúng ta phải nương theo, hành trì, nhất là trong ba tháng an cư kiết hạ.


Mặt khác, “định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú”. Nghĩa là từ các bậc Thánh vô học trở lên, tuy đã đoạn tận phiền não và giải thoát hoàn toàn nhưng vẫn an trú trong “định niệm hơi thở” để nuôi dưỡng thân tâm an lạc. Như vậy, Như Lai và các bậc Thánh La hán mà còn an trú trong “định niệm hơi thở”, hà huống là phàm tình như chúng ta.


Ấn tượng nhất vẫn là Phật an cư không tiếp khách. Sự “không tiếp một ai” và “không một ai đến viếng Thế Tôn” trong mùa an cư của Đức Phật là bài học cảnh tỉnh cho những người xuất gia vì bộn bề Phật sự mà không thể thực hành phận sự an cư và cả những hành giả tuy có tùng chúng an cư nhưng lại quá bận rộn, trong các đạo tràng an cư kiết hạ hiện nay.

(http://www.thichquangtanh.com/)

(CÙNG TÁC GIẢ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2013(Xem: 3593)
Hình ảnh chân dung chư Tôn đức - Phật tử về tham dự Khóa An cư
29/05/2013(Xem: 3304)
Danh Sách Chư Tôn Ðức Tăng Ni Tham Dự Trường Hạ Vạn Hạnh 2012
29/05/2013(Xem: 4327)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Vạn Hạnh như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu và thân tặng các pháp hữu gần xa. Dù hết sức cố gắng trong khả năng, tuy nhiên những thiếu sót chắc chắn không sao tránh khỏi. Kính mong Chư Tôn Ðức và quý Phật tử hoan hỷ góp ý và bổ chính.
29/05/2013(Xem: 4022)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tựu về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Ðịnh, Tuệ, là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “ tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học” (ba tháng cấm túc an cư, chín mươi ngày chuyên tinh hành trì tụ học).
10/05/2013(Xem: 5931)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
11/04/2013(Xem: 7716)
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
09/04/2013(Xem: 7297)
Kính thưa liệt quý vị phát tâm làm công tác thiện nguyện, xin quý vị niệm tình thứ lỗi cho những thiếu sót Tên họ hoặc Pháp Danh của quý vị trong các phân ban, Ban Tổ Chức chân thành cám ơn.
09/04/2013(Xem: 4693)
Ban Chức Sự Trường Hạ Vạn Hạnh - Phật Lịch 2556 (Từ Ngày 04/07/2012 Đến Ngày 13/07/2012)
09/04/2013(Xem: 3077)
Kính thưa quí đạo hữu thân mến, 10 ngày kiết giới tịnh tu cho Mùa An Cư lần thư 12 của Giáo Hội đã được viên mãn , thành tựu trang nghiêm trọng thể như ý nguyện chung của toàn thể Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni...
09/04/2013(Xem: 3351)
Ngưỡng bái bạch hiện tiền Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni. Kính thưa quí đạo hữu đã phát tâm đồng về tùng hạ tu học công quả trong 10 ngày...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567