Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Chia Ly giữa hai chí sĩ cách mạng tại Đà Nẵng

15/11/201819:50(Xem: 5202)
Cuộc Chia Ly giữa hai chí sĩ cách mạng tại Đà Nẵng

CUỘC CHIA LY GIỮA HAI CHÍ SĨ CÁCH MẠNG TẠI ĐÀ NẴNG

 

Châu Yến Loan

 

 

Đầu năm 1908, Trần Quý Cáp bị đổi vào Ninh Hoà (Khánh Hoà). Trong buổi chia tay tại bến sông Hàn, ông đã ân cần uỷ thác cho người bạn cùng chí hướng của mình là Huỳnh Thúc Kháng những nhiệm vụ cách mạng quan trọng của tỉnh nhà mà ông đang thực hiện dở dang và đây là lần cuối cùng hai chí sĩ gặp nhau. Cuộc tiễn đưa có ai ngờ đã thành ra vĩnh biệt.! 

 

 

                

    Huynh Thuc Khang

Huỳnh Thúc Kháng

Tran Quy Cap
Trần Quý Cáp

 

  

Khi giữ chức Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Trần Quý Cáp đã làm một cuộc cách mạng giáo dục, hợp pháp hóa chủ trương dạy chữ Quốc ngữ, truyền bá tân học để mở mang dân trí, phong trào Duy Tân tại Quảng Nam phát triển rầm rộ khiến thực dân Pháp lo sợ cho nền thống trị lung lay.

Lúc bấy giờ có một số sĩ phu tân học có tinh thần vọng ngoại, Trần Quý Cáp thấy cái bệnh vọng ngoại có thể đến “ dịch chủ vi nô”. “Ông cho rằng muốn chữa bệnh cuồng nhiệt vọng ngoại ngoài phương thuốc tự trị không gì hơn” (Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quí Cáp), nên ông viết bài  “Sĩ phu tự trị luận” thẳng thắn công kích họ.

Những việc làm của ông Giáo thọ Thăng Bình để phổ biến tân học, vận động Duy Tân được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền xem như kẻ thù, do đó đầu năm 1908 họ mới đổi ông vào làm Giáo thọ Ninh Hoà (Khánh Hoà) với mục đích tách ông ra khỏi phong trào cách mạng đang sôi sục ở Quảng Nam mà ông là người chủ chốt.

Đến nhiệm sở mới, ông càng hăng hái diễn thuyết nói về ích lợi của việc học và khuyên nhân dân mở nhiều trường tân học. Lúc đầu thì Công sứ Pháp và quan Bố chính tỉnh Khánh Hòa cũng khen và khuyến khích ông, nhưng đến khi cuộc dân biến nổ ra ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận vào năm 1908, thì thực dân Pháp và quan lại phong kiến lại bắt ông rồi xử chém một cách gấp rút để thực hiện ý đồ thủ tiêu một nhà lãnh đạo cách mạng mà chúng đánh giá vô cùng quan trọng.

Ông thọ hình ngày 17 tháng 5 năm Mậu Thân (1908) bên cầu Phước Thạnh, sông Cạn, tỉnh Khánh Hòa trong tư thế hiên ngang của người anh hùng thung dung tựu nghĩa.

Về cái chết anh dũng của ông, Phan Bội Châu trong Văn tế Thai Xuyên Trần Quý Cáp có viết : “ Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với quan  giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách!”



ben song hang ngay ay

Bến sông Hàn ngày ấy



Sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp khiến cho toàn thể nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục, tiếc thương. Nhiều nhà cách mạng, thân hào nhân sĩ, môn đệ, đã làm thơ, câu đối để khóc ông, Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ đang bị giam trong nhà lao Hội An (Quảng Nam), được hung tin có làm bài

 

Khóc Thai Xuyên Trần Quý Cáp

 

Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn

Nhứt quan thác lạc vị thân tồn

Trực tương tân học khai nô lũy

Thùy tín dân quyền chủng hoạ côn

Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng

Nha trang thu thảo khấp anh hồn

Khả lân nhứt biệt thành thiên cổ

Đà nẵng phân khâm tửu thượng ôn

 

Huỳnh Thúc Kháng tự dịch:

 

Gươm sách xăm xăm tách dặm miền

Làm quan vì mẹ há vì tiền!

Quyết đem học mới thay nô kiếp

Ai biết quyền dân nảy họa nguyên

Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng

Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng

Chia tay chén rượu còn đương nóng

Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.

                         

Nguyễn Thiếu Dũng dịch:

 

Sách gươm lầm lũi biệt quê nhà

Hoạn lộ chôn chân vị mẹ già

Học mới quyết đem thay kiếp tớ

Quyền dân ai biết họa tai a

Gió tan giấc mộng mơ Bồng Đảo

Cỏ khóc hồn thiêng hận Khánh Hòa

Đà Nẵng đưa nhau chưa nguội rượu

Mà người thiên cổ đã chia xa.

 

Tám câu thơ đã thể hiện đầy đủ ý tình: từ lý do Trần Quý Cáp đi nhận chức Giáo thọ đến viêc thực thi lý tưởng cứu nước cứu dân, và sự hy sinh cao cả của ông. Cuối cùng, đọng lại trong lòng người là tình bạn, tình đồng chí sâu nặng giữa hai nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân trong chén rượu chia tay còn nóng hổi tại Đà Nẵng.

 

Bến sông Đà Nẵng đã chứng kiến cảnh biệt ly đầy nghĩa tình của hai nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc Kháng tiễn đưa Trần Quý Cáp, người bạn, người chiến hữu, đi vào nhiệm sở mới và cũng là đi vào cõi vĩnh hằng. Tuy sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của phong trào Duy Tân chưa thành công, nhưng chí sĩ Trần Quý cáp đã “thành danh” trong trang sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

 

 

Châu Yến Loan

                                                                            

 

 

 

 

 

 

 

                                                                  

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 7660)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
04/01/2022(Xem: 9271)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
31/03/2021(Xem: 14287)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
18/01/2021(Xem: 9017)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
13/09/2020(Xem: 13902)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
13/02/2020(Xem: 10894)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
22/01/2020(Xem: 17338)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
08/11/2019(Xem: 11683)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
29/09/2019(Xem: 28169)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
06/08/2019(Xem: 9016)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]