Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Chia Ly giữa hai chí sĩ cách mạng tại Đà Nẵng

15/11/201819:50(Xem: 4631)
Cuộc Chia Ly giữa hai chí sĩ cách mạng tại Đà Nẵng

CUỘC CHIA LY GIỮA HAI CHÍ SĨ CÁCH MẠNG TẠI ĐÀ NẴNG

 

Châu Yến Loan

 

 

Đầu năm 1908, Trần Quý Cáp bị đổi vào Ninh Hoà (Khánh Hoà). Trong buổi chia tay tại bến sông Hàn, ông đã ân cần uỷ thác cho người bạn cùng chí hướng của mình là Huỳnh Thúc Kháng những nhiệm vụ cách mạng quan trọng của tỉnh nhà mà ông đang thực hiện dở dang và đây là lần cuối cùng hai chí sĩ gặp nhau. Cuộc tiễn đưa có ai ngờ đã thành ra vĩnh biệt.! 

 

 

                

    Huynh Thuc Khang

Huỳnh Thúc Kháng

Tran Quy Cap
Trần Quý Cáp

 

  

Khi giữ chức Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Trần Quý Cáp đã làm một cuộc cách mạng giáo dục, hợp pháp hóa chủ trương dạy chữ Quốc ngữ, truyền bá tân học để mở mang dân trí, phong trào Duy Tân tại Quảng Nam phát triển rầm rộ khiến thực dân Pháp lo sợ cho nền thống trị lung lay.

Lúc bấy giờ có một số sĩ phu tân học có tinh thần vọng ngoại, Trần Quý Cáp thấy cái bệnh vọng ngoại có thể đến “ dịch chủ vi nô”. “Ông cho rằng muốn chữa bệnh cuồng nhiệt vọng ngoại ngoài phương thuốc tự trị không gì hơn” (Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quí Cáp), nên ông viết bài  “Sĩ phu tự trị luận” thẳng thắn công kích họ.

Những việc làm của ông Giáo thọ Thăng Bình để phổ biến tân học, vận động Duy Tân được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền xem như kẻ thù, do đó đầu năm 1908 họ mới đổi ông vào làm Giáo thọ Ninh Hoà (Khánh Hoà) với mục đích tách ông ra khỏi phong trào cách mạng đang sôi sục ở Quảng Nam mà ông là người chủ chốt.

Đến nhiệm sở mới, ông càng hăng hái diễn thuyết nói về ích lợi của việc học và khuyên nhân dân mở nhiều trường tân học. Lúc đầu thì Công sứ Pháp và quan Bố chính tỉnh Khánh Hòa cũng khen và khuyến khích ông, nhưng đến khi cuộc dân biến nổ ra ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận vào năm 1908, thì thực dân Pháp và quan lại phong kiến lại bắt ông rồi xử chém một cách gấp rút để thực hiện ý đồ thủ tiêu một nhà lãnh đạo cách mạng mà chúng đánh giá vô cùng quan trọng.

Ông thọ hình ngày 17 tháng 5 năm Mậu Thân (1908) bên cầu Phước Thạnh, sông Cạn, tỉnh Khánh Hòa trong tư thế hiên ngang của người anh hùng thung dung tựu nghĩa.

Về cái chết anh dũng của ông, Phan Bội Châu trong Văn tế Thai Xuyên Trần Quý Cáp có viết : “ Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với quan  giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách!”



ben song hang ngay ay

Bến sông Hàn ngày ấy



Sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp khiến cho toàn thể nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục, tiếc thương. Nhiều nhà cách mạng, thân hào nhân sĩ, môn đệ, đã làm thơ, câu đối để khóc ông, Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ đang bị giam trong nhà lao Hội An (Quảng Nam), được hung tin có làm bài

 

Khóc Thai Xuyên Trần Quý Cáp

 

Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn

Nhứt quan thác lạc vị thân tồn

Trực tương tân học khai nô lũy

Thùy tín dân quyền chủng hoạ côn

Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng

Nha trang thu thảo khấp anh hồn

Khả lân nhứt biệt thành thiên cổ

Đà nẵng phân khâm tửu thượng ôn

 

Huỳnh Thúc Kháng tự dịch:

 

Gươm sách xăm xăm tách dặm miền

Làm quan vì mẹ há vì tiền!

Quyết đem học mới thay nô kiếp

Ai biết quyền dân nảy họa nguyên

Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng

Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng

Chia tay chén rượu còn đương nóng

Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.

                         

Nguyễn Thiếu Dũng dịch:

 

Sách gươm lầm lũi biệt quê nhà

Hoạn lộ chôn chân vị mẹ già

Học mới quyết đem thay kiếp tớ

Quyền dân ai biết họa tai a

Gió tan giấc mộng mơ Bồng Đảo

Cỏ khóc hồn thiêng hận Khánh Hòa

Đà Nẵng đưa nhau chưa nguội rượu

Mà người thiên cổ đã chia xa.

 

Tám câu thơ đã thể hiện đầy đủ ý tình: từ lý do Trần Quý Cáp đi nhận chức Giáo thọ đến viêc thực thi lý tưởng cứu nước cứu dân, và sự hy sinh cao cả của ông. Cuối cùng, đọng lại trong lòng người là tình bạn, tình đồng chí sâu nặng giữa hai nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân trong chén rượu chia tay còn nóng hổi tại Đà Nẵng.

 

Bến sông Đà Nẵng đã chứng kiến cảnh biệt ly đầy nghĩa tình của hai nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc Kháng tiễn đưa Trần Quý Cáp, người bạn, người chiến hữu, đi vào nhiệm sở mới và cũng là đi vào cõi vĩnh hằng. Tuy sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của phong trào Duy Tân chưa thành công, nhưng chí sĩ Trần Quý cáp đã “thành danh” trong trang sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

 

 

Châu Yến Loan

                                                                            

 

 

 

 

 

 

 

                                                                  

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2011(Xem: 3381)
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này? Nếu căn cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.
22/03/2011(Xem: 4933)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
06/03/2011(Xem: 35863)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
19/01/2011(Xem: 4776)
Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái
18/01/2011(Xem: 9320)
Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký; Đại Việt sử ký toàn thư; Phủ biên tạp lục; Gia Định thành thông chí; Đại Nam nhất thống chí… Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta luôn đi sâu nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong lịch sử Việt Nam. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần truyền bá kiến thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân.
01/01/2011(Xem: 4403)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 8039)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
19/12/2010(Xem: 8942)
Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không “chiêu thức” của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:
18/12/2010(Xem: 14682)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
14/12/2010(Xem: 16493)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567