Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Từ Đàm

19/04/201507:52(Xem: 13625)
Chùa Từ Đàm
 

chua tu dam 4
TỪ ĐÀM
Cao Huy Thuần



Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc. 
 
Lúc đó, chùa chỉ là tranh và nứa với tên gọi là Ấn Tôn. Đến đời Thiệu Trị, năm 1841, chùa được trùng tu và đổi tên là Từ Đàm. Khang trang hẳn, nhưng chùa vẫn phải xây thêm lần nữa, mở rộng ra cùng với phong trào chấn hưng Phật giáo năm 1935. Bởi vậy chùa không cổ. Kiến trúc 1935 không phải là kiến trúc cổ, nhưng hợp với nhu cầu cảu một chùa hội trong thời thế mới. 
 
Một ngôi chùa được làm trụ sở cho Hội Phật giáo của cả xứ Trung kỳ trong vận hội chấn hưng Phật giáo Bắc Trung Nam. Từ đó đến nay, chức năng của Từ Đàm vẫn thế, vẫn là chùa hội, vẫn là nơi hội họp của đông đảo quần chúng, nhưng không gian của kiến trúc thuở chấn hưng đã trở thành chật đối với lượng Phật tử ngày càng đông của thời phát triển. Nhân dịp tu sửa vì dột nát, năm nay chùa mở rộng tầm vóc thêm một lần nữa, nhưng vẫn giữ nguyên xưa trong khung cảnh cũ.

chua-tu-dam-1975
Chùa Từ Đàm 1975


Từ Đàm là mây lành. Đức Phật như mây lành, đem bóng mát đến cho thế gian. Trên bước đường Nam tiến của dân tộc, hãy tưởng tượng đến những người đầu tiên chọn đất dựng chùa. Trước mắt là đất mới, trên đầu là trời xanh. Có lẽ người đặt tên chùa đã tưởng tượng như vậy. Trên bầu trời xanh của nắng mới phương Nam, có bóng mây lành tỏa bóng im xuống mặt đất. Đây rồi, nơi bóng im này, ta sẽ dựng chùa. Đây rồi nơi bóng im này, tiếng lành của Đức Phật sẽ âm vang trên đất mới. 
Từ Đàm là nghe được tiếng lành của mây. Mây chọn đất cho người dựng chùa. Hãy tưởng tượng nổi vui của người vừa chọn được đất. Người đó chắp tay nhìn chỗ bóng mây in dấu khi nãy, thầm cám ơn, bỗng thấy bóng của hai bàn tay mình chấp lại như hai tháp chuông của một ngôi chùa sẽ dựng. Từ Đàm mai đây sẽ có hai tháp chuông như thế. Ai nghe tiếng chuông Từ Đàm sẽ thấy trong tiếng chuông có mây, mây bay theo tiếng chuông, ngân nga trong không trung  tiếng lành từ thuở dựng chùa.Trong đời sống bình dị như thế của Từ Đàm, bỗng nhiên lịch sử chọn nơi này làm khởi điểm cho một phong trào quật khởi, chống kỳ thị tôn giáo, 1963 ! 
 
Lịch sử thế giới bùng lên ngọn đuốc Việt Nam. Và Từ Đàm là đóm lửa xuất phát 1963, để lại cho Phật tử một bài học lớn: khi uất ức của Phật giáo cũng là uất ức của quần chúng. khi tiếng nói của Phật giáo vang lên tiếng nói từ mọi trái tim .khi đó Phật giáo mới thật là xứng đáng  với lịch sử. Ba trăm năm trước mây Từ Đàm để lại bóng im, ba trăm năm sau, trăng tròn Phật Đản hiện ra trên mái chùa. Trăng nói gì ? Hãy hành động, hãy dũng cảm nhưng đừng quên dũng cảm là một với từ bi. Cho nên bất bạo động là thái độ duy nhất đúng. 
 
Bởi vậy hãy đọc lại những biểu ngữ trương ra trên sân chùa năm ấy, hãy nghe lại lời hiệu triệu rắn rỏi của người chỉ huy : trong quấc thước của quyết tâm, lời nói vẫn là lời nói lành, vì phương châm vẫn là bất bạo động. Cho nên “lửa từ bi”đã đi vào văn thơ Việt Nam, đã làm thế giới bàng hoàng sực tỉnh. 


chua tu damChùa Từ Đàm 2010


 
Suốt mùa tranh đấu, Từ Đàm nằm trong dây kẽm gai, nhưng tuyệt thực trong chùa vẫn làm xôn xao bát cơm của người dân trong thành phố. Trong tiếng chuông của Từ Đàm hôm nay, có mây bay qua, có trăng hiện ra, cả mây và trăng đều nói lên lời lành, trong bình thường của cuộc sống, cũng như trong bất thường của biến động. Nơi đây vẫn lưu dấu hai vầng nhật nguyệt của sử sách Từ Đàm : Hòa thượng Thiện Siêu và Hòa thượng Trí Quang.


ht-thien-sieu_2

Chùa không phải là cổ tự, kiến trúc không phải là nét độc đáo của Từ Đàm so với các ngôi chùa lớn khác ở Huế. Đặc điểm của Từ Đàm, lạ thay, chính là cái sân chùa và cây bồ đề giữa sân. Sân chùa là nơi hàng ngàn quần chúng đã tụ họp trong ngày Phật đản 1963 để bắt đầu viết một trang sử lớn. Cây bồ đề cổ thụ, to bằng cả 4 ,5 vòng tay tỏa bóng mát xuống sân, vững hơn cột đồng Mã Viện, tượng trưng cho sức sống của Phật giáo giữa lòng dân tộc. Từ Đàm là hai biểu tượng đó phải giữ để kỷ niệm 1963 không phai với thời gian. 
Cùng với hai biểu tượng đó , một phòng lưu niệm đã được thiết kế trong kiền trúc mới , có chức năng của một viện bào tàng , để gìn giữ và trưng bày tất cả những kỷ vật , dù lớn hay nhỏ , dù chỉ là một bài báo , một hình ảnh , một bài nhạc , một trái lựu đạn , một băng tang , tất cả những  gì có liên quan đến một thời đứng dậy. Từ Đàm là như vậy, mà tinh thần 1963 phải giữ, không phải chỉ là tường vách ngày xưa.

Từ Đàm là như vậy. Du khách đến viếng Từ Đàm sẽ thấy Huế của 1963, nhỏ nhắn, hiền lành, nhưng khi quật khởi thi cả cái đèo Hải Vân cũng chỉ là chiếc cầu rửa chân của một cô công chúa. Ai nghe trong tiếng chuông Từ Đàm sẽ thấy mây bay ba trăm năm trước, trăng tròn Phật đản ba trăm năm sau, và tiếng gió đong đưa trong lá cây bồ đề trước sân, như gieo tiếng an vui vào mọi lòng người. Từ Đàm thay đổi đổi để Từ Đàm còn mãi. 
Ý kiến bạn đọc
12/01/201618:05
Khách
Ông Cao Huy Thuần hẩn là một trong những kiến trúc sư của phong trao Phật Giáo 1963 mới có những nhận định xác đáng và sâu sấc đến thế!
Thích Tri Quang là cái tên sáng chói trong lịch sử Phật Giáo! Ông không là Cộng Sản, không là Quốc gia, nên bị cả hai thế lực này lên án. Ông la nguòi Việt gốc Âu cơ, gốc Bồ-đề!, đã cứu Đạo Phật thóat họa diệt vong do âm mưu của Diệm, Nhu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 30131)
Song song với công việc biên mục Châu bản triều Nguyễn, Ủy ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt-Nam đã lập một kế hoạch riêng để hiệu đính và phiên dịch các bộ sử Việt Nam. Theo kế hoạch dự định ấy, các phiên dịch viên trong Ủy ban đã tham khảo các truyền bản tàng trử tại các thư viện Nhật Bản, Trung Hoa và Anh Quốc, làm xong một hiệu bản của bộ An Nam Chí Lược và hoàn thành một bản phiên dịch Việt văn.
09/04/2013(Xem: 27332)
thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam, có 15 bộ lạc là: 1) Giao Chỉ, 2) Việt Thường Thị, 3) Vũ Ninh, 4) Quân Ninh, 5) Gia Ninh, 6) Ninh Hải, 7) Lục Hải, 8) Thanh Tuyền, 9) Tân Xương, 10) Bình Văn, 11) Văn Lang, 12) Cửu Châu, 13) Nhật Nam, 14) Hoài Nam, 15) Cửu Đức2.
09/04/2013(Xem: 162215)
Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị1 đến ở Nam Giao2 để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu3 thì Bách Việt4 thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị5, tên Việt bắt đầu có từ đấy.
09/04/2013(Xem: 25325)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là "Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế". Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình.
09/04/2013(Xem: 17802)
Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi,ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho Vua Lê. Đây là tác phẩm biết theo thể chí - 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi.
09/04/2013(Xem: 32407)
Hồng Bàng thị. Đầu là Kinh Dương Vương, tương truyền là vua trước tiên của nước Việt ta. Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân. Hùng Vương là con Lạc Long Quân. Nguyên xưa, Đế Minh, cháu ba đời Viêm đế Thần Nông thị1, đi tuần sang Nam, đến Ngũ Lĩnh2, lấy Vụ tiên nữ, sinh con là Lộc Tục có đức tính hoàn toàn. Đế Minh yêu Lộc Tục lắm, muốn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh là Nghi. Bấy giờ mới lập Đế Nghi làm vua nối ngôi, thống trị phương Bắc (Trung Quốc), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, thống trị phương Nam.
09/04/2013(Xem: 20626)
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân.
09/04/2013(Xem: 13508)
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân.
09/04/2013(Xem: 15477)
Thiền uyển tập anh, sao dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa vậy. Sao thế? Người theo Thiền tôn cố nhiên là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ. Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
09/04/2013(Xem: 30594)
Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]