Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lam Sơn Thực Lục (pdf)

09/04/201313:29(Xem: 18924)
Lam Sơn Thực Lục (pdf)
Lam Son Thuc Luc_Nguyen Trai


Lam Sơn thực lục là tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán được biên soạn theo lệnh của vua Lê Thái Tổ được viết từ ngày mồng 6, tháng 12, năm Thuận Thiên thứ 4, 1431;[1], kể lại quá trình khởi nghĩa đánh bại quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Thái Tổ chỉ huy.[2]
Tác giả[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Việt Sử ký toàn thư và ngay Lam Sơn thực lục đều không ghi tác giả của sách Lam Sơn thực lục.[3]
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:
“ Tháng 12, ngày mồng 6, vua sai làm sách Lam Sơn thực lục, vua tự làm bài tựa, ký là Lam Sơn động chủ ”
[4]
Theo sử gia Lê Quý Đôn chép trong sách Đại Việt thông sử:
“ Vua Lê Thái Tổ triều ta ngự chế[5], ghi việc từ khởi nghĩa cho đến khi bình định xong giặc Ngô. Bản cũ hãy còn, nhưng các nhà (công thần) sao chép có nhiều chữ sai. Bản in ngày nay là trong năm Vĩnh Trị (1676-1680), các nho thần đã vâng mệnh vua đính chính, chỉ căn cứ vào hiểu biết của mình, lấy ý riêng mà sửa chữa, thêm bớt, sai mất cả sự thực, không phải là toàn thư (nguyên bản sách cũ) ”
— Đại Việt thông sử, Quyển 3, Nghệ văn chí
[6]
Theo sách Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận[7], soạn giả Lê Tung [8] khi bình về vua Lê Thái Tổ, Lê Tung viết rằng: Bình Ngô Đại Cáo không câu nào không là lời nhân nghĩa, trung tín; Lam Sơn Thực Lục không chỗ nào không là đạo tu tề trị bình.
Theo Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, trong sách Nguyễn Trãi toàn tập cho rằng Nguyễn Trãi chính là tác giả của Lam Sơn thực lục[9].
Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Thái Tổ cho chép sách Lam Sơn thực lục vào năm 1431, tức là 3 năm sau năm quân Minh rút về nước (1428). Lúc đó vua Lê Thái Tổ đã hoàn thành việc xây dựng chế độ hành chính và đánh dẹp các tù trưởng không phục tùng nhà Lê.[10]
Cấu trúc tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Lam Sơn thực lục bao gồm lời tựa của vua Lê Thái Tổ và 3 phần chính:
Lời tựa của vua Lê Thái Tổ
Phần thứ nhất kể lại thân thế của nhà vua và chuyện từ buổi đầu khởi nghĩa cho đến thời điểm nghĩa quân bao vây thành Nghệ An sau khi thắng trận Bồ ải, từ năm 1418 đến năm 1424.
Phần thứ 2 kể lại chuyện đánh quân Minh từ năm 1424 đến khi quân Minh rút quân về nước, năm 1428
Phần thứ 3 kể về việc sửa sang nước nhà sau thiến thắng, chép bản Bình Ngô Đại Cáo và lời tổng kết của vua Lê Thái Tổ.[11]
Bản in[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện có tất cả sáu bộ Lam sơn thực lục bằng chữ Hán, ở dạng viết tay, không có một bản in nào bằng chữ Hán.[12]
Năm 1944, dịch giả Mạc Bảo Thần đã dịch cuốn Lam Sơn thực lục và in thành sách năm 1956.[13]
Năm 1969, Văn Tân đã dịch Lam Sơn thực lục và in ở sách Nguyễn Trãi toàn tập (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội).
Năm 1970, Trần Văn Giáp giới thiệu Lam Sơn thực lục trong tác phẩm Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Thư viện Quốc gia xuất bản. Hà Nội, 1970).
Trích dẫn về lời tổng kết nguyên nhân thắng lợi của vua Lê Thái Tổ[sửa | sửa mã nguồn]
Trong khi muôn việc có rỗi, Nhà-vua thường cùng các quan bàn-luận về duyên-cớ thịnh suy, được, mất từ xưa đến nay. Cùng là giặc Ngô sở dĩ thua, Nhà-vua sở dĩ thắng là vì cớ làm sao?
Các quan đều nói rằng:
- Người Ngô hình-phạt tàn-ác, chính-lệnh ngổ-ngược, mất hết cả lòng dân. Nhà-vua làm trái lại đạo của chúng, lấy nhân mà thay bạo, lấy trị mà thay loạn, vì thế cho nên thành công được mau-chóng là thế!
Nhà-vua phán rằng:
- Lời các thầy nói, tuy là đúng lẽ, nhưng cũng còn có điều chưa biết. Trẫm trước gặp lúc loạn-ly, nương mình ở Lam-sơn, vốn cũng mong giữ toàn được tính-mệnh mà thôi! Ban đầu cũng không có lòng muốn lấy thiên-hạ. Đến khi quân giặc càng ngày càng tàn-ác, dân không sao sống nổi! Bao nhiêu người trí-thức, đều bị chúng hãm-hại. Trẫm đã chịu khánh-kiệt cả gia-tài để thờ-phụng chúng! Vậy mà chúng vẫn đem lòng muốn hại Trẫm, không chịu buông tha! Việc khởi nghĩa, thực cũng là bất-đắc-dĩ mà Trẫm phải làm! Trong lúc ấy, Trẫm thân trọ quê người, vợ, con, thân-thích, đều tán-lạc hết! Cơm không đủ hai bữa! Áo không phân Đông, Hè! Lần gặp nạn ở núi Chí-linh, quân thua, lương hết! Trời kia bắt lòng ta phải khổ, trí ta phải mệt, đến thế là cùng!... Trẫm thường dụ bảo các tướng-sĩ rằng: "Hoạn-nạn mới gây nổi nước! Lo-phiền mới đúc nên tài! Cái khốn-khổ ngày nay là trời thử ta đó mà thôi! Các thầy nên giữ vững lòng xưa, cẩn-thận, chớ vì thế mà chán-nản". Vậy mà tướng-sĩ cũng dần dần lẩn trốn! Theo Trẫm trong cơn hoạn-nạn, mười người không được lấy một, hai! Còn bỏ Trẫm mà đi, thì đại-loại là phường ấy cả! Kể như lúc ấy, nào ngờ lại có ngày nay! May mà Trời chán đứa giặc! Phàm lúc giặc làm cho Trẫm cùn, trí Trẫm lại càng thêm rộng! Phàm cách giặc làm cho Trẫm khổ, lòng Trẫm lại càng thêm bền. Trước kia quân-lính đói thiếu, giờ lại nhờ lương của giặc mà số trừ-súc của ta càng sẵn! Trước kia quân-lính lẩn-trốn, giờ lại mượn binh của giặc, mà trở giáo để chúng đánh nhau! Giặc có bao nhiêu mác, mộc, cung, tên, ấy là giúp cho ta dùng làm chiến-cụ! Giặc có bao nhiêu bạc, vàng, của báu, ấy là cung cho ta lấy làm quân-lương! Cái mà chúng muốn dùng để hại ta, lại trở lại làm hại chúng! Cái mà chúng muốn dùng để đánh ta, lại trở lại để đánh chúng! Chẳng những thế mà thôi: Kìa như nước Ai-lao, với Trẫm là nước láng-giềng, trước vẫn cùng nhau giao-hảo. Khi Trẫm bị giặc vây khốn, đem quân sang nương-nhờ. Nghĩ rằng môi hở, răng lạnh, thế nào chúng cũng chứa ta! Nào ngờ quân dạ thú, lòng lang, thấy ta bị tai-vạ, thì lấy làm vua-sướng! Rồi thông tin với giặc, ngầm chứa mưu gian, muốn để bắt vợ con của quân ta! Vậy mà ta tìm cách để đối-phó với chúng, thật là thong thả có thừa! Nó vốn trông vào quân giặc để đánh-úp ta! Ta cũng nhân vào thế nó, để đánh lui giặc! Nó vốn lấy khách đãi ta! Ta cũng lấy khách mà xử nó! Phàm ý nó muốn làm gì, ta tất biết trước! Vẻ nó muốn động đâu, ta tất chẹn trước! Cho nên có thể lấy đất đai của nó, làm nơi chứa quân cho ta; lấy hiểm-trở của nó, làm nơi lừa giặc của ta! Binh-pháp dạy: "Lấy khách làm chủ, lấy chủ làm khách", có lẽ là như thế chăng? Thế nhưng Trẫm đối-đãi với ai cũng hết lòng thành-thực. Thà người phụ ta, ta chớ phụ người! Phàm kẻ bất bình vì một việc nhỏ, mà đem lòng kia khác, Trẫm thường tha thứ, dong cho có lối đổi lỗi. Tuy nhiều khi chúng trở mặt làm thù ngay, nhưng Trẫm thường tin-dùng như gan-dạ! Biết đổi lỗi thì thôi, không bới lông tìm vết làm gì! Ấy cũng là bởi Trẫm trải nhiều lo nghĩ, nếm đủ gian-nan, cho nên biết nén lòng nhịn tức, không lấy việc nhỏ mà hại nghĩa lớn, không lấy ý gần mà nhãng mưu xa. Trong khoảng vua, tôi, lấy nghĩa cả mà xử với nhau, thân như ruột thịt, có gì mà phải ngờ-vực. Thế cho nên có thể được lòng người, mà ai ai cũng vui lòng tin theo. Tuy vậy, trong khi hoạn-nạn, mười chết, một sống, kể lâm vào nguy-hiểm là thường! Ngày nay may được thành công, là do Hoàng-Thiên giúp-đỡ, mà Tổ Tiên Trẫm chứa nhân tích đức đã lâu, cũng ngấm-ngầm phù-hộ, cho nên mới được thế. Đời sau kẻ làm con-cháu Trẫm, hưởng cái giàu-sang ấy, thì phải nghĩ đến Tổ, Tông Trẫm tích-lũy nhân-đức đã bao nhiêu là ngày, tháng; cùng công-phu Trẫm khai sáng cơ-nghiệp bao nhiêu là khó khăn! Mặc những gấm-vóc rực-rỡ, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày xưa áo, quần lam-lũ, không kể Đông, Hè! Hưởng những cổ-bàn ngon-lành, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày xưa hàng tháng thiếu lương, chịu đói nhịn khát! Thấy đền-đài lộng-lẫy, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày xưa ăn mưa, nằm cát, trốn lủi núi rừng! Thấy cung-tần đông, đẹp, thì phải nghĩ đến Trẫm ngày xưa thất-thểu quê người, vợ con tan-tác! Nên nhớ rằng Mệnh Trời nào chắc được không thường, tất phải suy-tính nỗi khó khi mưu-toan việc dễ. Nghiệp lớn khó gây mà dễ hỏng, tất phải cẩn-thận lúc đầu mà lo tính về sau. Phải đề-phòng đầu mối họa-loạn, có khi vì yên-ổn mà gây nên. Phải đón-ngăn ý-nghĩ kiêu-xa, có khi vì sung-sướng mà sinh sự! Có như thế thì họa là mới giữ-gìn được. Nên Trẫm nghĩ làm ra bộ sách này, thực là rất trông-mong cho con-cháu đời sau! [14]



pdf-icon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2018(Xem: 12888)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
14/08/2018(Xem: 4503)
Trần Quý Cáp qua Đà Nẵng hoài cảm Châu Yến Loan Trần Quý Cáp là một trong ba lãnh đạo kiệt xuất của phong trào Duy Tân, một phong trào cách mạng rất sôi nổi của những năm đầu thế kỷ XX.
11/08/2018(Xem: 9688)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
06/08/2018(Xem: 6126)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
20/07/2018(Xem: 11196)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
23/06/2018(Xem: 4945)
Hơn 13h ngày 23/6, giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
21/03/2018(Xem: 15164)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
07/03/2018(Xem: 6428)
Ý đồ của Hốt-tất-liệt, dựa trên Phật giáo Tây Tạng để thống trị Trung Quốc không chỉ bằng vũ lực mà còn cả về tư tưởng, tôn giáo, chính trị xã hội; nếu suy luận này của chúng ta không lạc hướng, thế thì lịch sử chứng tỏ ý đồ này đã thất bại. Ý nghĩa của sự thất bại này thuộc phạm vi nghiên cứu của các nhà văn hóa và sử học.
07/03/2018(Xem: 5466)
Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.
01/01/2018(Xem: 39892)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567