Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Thuận trả lời câu hỏi "vận nước rồi sẽ ra sao ?" của Lê Hoàn

15/11/201005:42(Xem: 7511)
Pháp Thuận trả lời câu hỏi "vận nước rồi sẽ ra sao ?" của Lê Hoàn



Phat tri thuc

PHÁP THUẬN TRẢ LỜI CÂU HỎI

VẬN NƯỚC RỒI SẼ RA SAO?” của Lê Hoàn
Viên Như

Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền, chính vì vậy sau khi Ngô Quyền dành được độc lập, chắc đã có nhiều phe nhóm cho rằng họ cũng có phần trong chiến thắng ấy và xứng đáng được chia xẽ quyền lực. Tuy nhiên chế độ quân chủ phong kiến không bao giờ cho họ cơ hội ấy, hậu quả là đã có những chống đối ra mặt hoặc âm thầm thách thức quyền lực của nhà nước non trẻ. Như thế là ngay từ những ngày đất nước bước vào thời kỳ tự chủ đầu tiên, Ngô Quyền không những đối mặt với những khó khăn từ phương bắc, mà còn đến từ những người đồng bào của ông, hậu quả là sau khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha dành lấy quyền bính, khiến cho Ngô Xương Ngập phải sang cầu cứu phương bắc, đến khi Ngô Xương Xí lấy lại quyền hành thì lại rơi vào tình trạng “hai vua” và hệ quả là “nước không có ai làm chủ” như trong chính sử đã ghi. Không ai làm chủ có nghĩa là nhiều người làm chủ, cụ thể là loạn 12 sứ quân. Nhà Ngô mất. Sau khi dẹp được 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, rồi bị chính gia nhân của mình là Đỗ Thích giết cũng với giấc mộng làm vua. Nguyễn Bặc giết Đỗ Thích, rồi Lê Hoàn giết Nguyễn Bặc. Lê Hoàn lên ngôi trong lúc nhà Tống viện cớ ủng hộ nhà Đinh chuẩn bị sang xâm lăng nước ta.

Kể từ khi Ngô Quyền lên ngôi cho đến khi nhà Đinh mất chỉ 4 thập niên, trong một thời gian ngắn ngủi như thế mà biết bao biến cố xảy ra, những biến cố ấy hoặc xuất phát từ những quyền lợi riêng tư của dòng họ, hoặc phe phái, vùng miền được sự ủng hộ trong nước, nhưng chắc cũng có không ít phe nhóm được sự hổ trợ từ phương bắc nhằm làm suy yếu nước Việt trong khi họ còn phải lo thống nhất giang sơn, tất cả những sự kiện ấy đã in sâu vào tâm khảm của Lê Hoàn, nên sau khi lên ngôi, trong nỗi lo ấy, ông đã đem chuyện vận mệnh của đất nước mà cũng là vận mệnh của triều đại ông hỏi thiền sư Pháp Thuận. Pháp Thuận đáp :

“Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình,
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.”

Dịch nghĩa :

“Vận nước như cây dây,
Trời nam mở thái bình,
Vô vi trong chính sách,
Chốn chốn hết đao binh.”

vannuoc_254004897Bài thơ này được xem như một tác phẩm văn học viết đầu tiên trong thời kỳ tự chủ của nước ta, có người còn xem như tuyên ngôn độc lập, chính vì tính chất quan trọng của nó nên bài thơ này đã được tìm hiểu và bình giảng bởi rất nhiều người. Như đã trình bày ở trên, bối cảnh lịch sử khi bài thơ này ra đời là hết sức nhiễu nhương. Tuy trong chính sử không cho ta biết sau khi Lê Hoàn nắm quyền hành rồi lên ngôi, ngoài các cận thần như Nguyễn Bặc và Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Phạm Hạp ra còn có phe nhóm chống đối nào nữa không. Tuy nhiên theo bài thơ trên, ở câu kết Pháp Thuận nói “chốn chốn hết đao binh”. Nói như thế có nghĩa là nhiều nơi trong nước đang loạn lạc. Còn nếu căn cứ vào bài sấm được lưu truyền thời ấy thì tình hình hết sức rối ren và bi đát. Bài sấm ấy như sau :

“Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất thánh minh.
Cạnh đầu đa hoạnh tử,
Đạo lộ tuyệt nhân hành.”

Dịch nghĩa :

“Đỗ Thích giết hai Đinh,
Nhà Lê hiện thánh minh.
Tranh nhau nhiều kẻ chết,
Đường xá người vắng tanh.”

Như vậy ta thấy rằng nội tình nước Việt lúc bấy giờ hết sức đáng lo, lại thêm phương Bắc lăm le đem quân vào đánh chiếm nước ta, trước tình hình loạn trong, giặc ngoài cùng với kinh qua những gì đã xảy ra trong cuộc đời làm tướng của ông và những gì đang xảy ra ngay chính thời đại mình, làm sao Lê Hoàn không lo âu cho được. Câu hỏi của ông đặt ra là vận nước như thế nào, Pháp Thuận không những hiểu được mối lo âu của Lê Hoàn về vận nước, mà còn hiểu rằng Lê Hoàn đang hết sức bối rối trước những gì đang xảy ra nên không những ông trả lời câu hỏi của Lê Hoàn, mà còn đề xuất những gì cần phải làm (câu 3,4) để thực hiện mong muốn “Nam thiên lý thái bình”.

Câu hỏi là của một ông vua, câu trả lời là của một thiền sư, cố vấn của triều đình, vì vậy cho dù ngôn từ của bài thơ có mang sắc thái nhà thiền chăng nữa thì nội dung vẫn không thể thoát ra khỏi tính chính trị của hoàn cảnh mà bài thơ ra đời. Trong suy nghĩ đó, tôi cho rằng bài thơ này phải có trước năm 981. Bởi vì tình hình năm đó cho thấy quân dân ta đoàn kết một lòng mới thắng quân Tống, thậm chí bắt cả tướng giặc, như thế có nghĩa là vào thời điểm đó Lê Đại Hành đã ổn định được tình hình mà có thể do thực hiện lời khuyên của Pháp Thuận. Ta thử tìm hiểu bài thơ này.

Câu 1 : “Vận nước như cây dây ”.

A- “Vận nước” là gì?

Vận : 1 - Sự vận động, xoay vần, không lúc nào dừng lại.

2 - Vật gì quay vòng gọi là vận, như “vận bút”

3 - Vận số, như ta nói vận may, vận rủi.

(Từ điển Hán – Việt của Thiều Chửu tr 914).

Ta có thể hiểu rằng “Vận nước” là năng lực vô hình vận hành không ngừng bên trong một đất nước, nó được biểu thị qua những gì đã, đang và sẽ phải xảy ra cho đất nước, là kết quả của những tư duy, hành động của tất cả những ai thuộc về đất nước ấy( chủ quan), đồng thời nó cũng có thể bị chi phối bởi những điều kiện bên ngoài do mối quan hệ mà đất nước ấy có liên quan, như biên giới, ngoại giao, sự thay đổi của thiên nhiên (khách quan). Do đó khi đất nước thịnh thì ta gọi là vận nước thịnh, lúc suy thì ta gọi là vận nước suy. Trong suy nghĩ như thế ta có thể nói rằng: Đoàn kết cũng ảnh hưởng tới vận nước, không đoàn kết cũng ảnh hưởng tới vận nước, từ “vận” là một từ trung tính, vừa tốt vừa xấu, vì vậy “vận nước” đâu chỉ là đoàn kết mà thôi.

B - “Đằng lạc”(cây dây) là gì ?

Trong câu 1 này ta thấy Pháp Thuận đã dùng “cây dây ” hoán dụ cho ‘vận nước”, đây là một biện pháp tu từ, mà như ta biết khi sử dụng một vật, hình tượng, màu sắc v.v.. để làm tu từ, thì đối tượng ấy phải có một đặc tính phổ biến mới đáp ứng được tiêu chí làm một tu từ. Trong trường hợp này (cây dây) đâu là đặc tính phổ biến của nó. Có phải “ luôn quấn vào nhau không?” nếu “đằng lạc ”là sợi dây thì tính phổ biến của nó đúng là “luôn quấn vào nhau” tạo nên sự vững mạnh, bền chắc, từ đó suy ra nó có nghĩa là đoàn kết, còn nếu như nó là một loại cây như cây mây, cây bìm, cây sắn và các loại dây quấn khác thì có đặc tính phổ biến này không. Chắc là không. Vậy thì tại sao lại cho rằng “đằng lạc” là biểu tương cho sự đoàn kết nếu nó không phải là sợi dây. Do vậy cho rằng cây mây, cây bìm, cây sắn mọc quấn vào nhau từ đó suy ra ý nghĩa đoàn kết là một hình dung thiếu thuyết phục (phổ biến) và khiên cưỡng. Hơn nữa, đoàn kết là một yếu tố mà đã là người lãnh đạo quốc gia ai chẳng muốn, đó là bài học tiên quyết của bất cứ ai muốn củng cố triều chính và đất nước, Lê Hoàn cũng không ngoại lệ, vì vậy lẽ nào Pháp Thuận lại khuyên Lê Hoàn một điều mà chính Lê Hoàn đã quá rỏ và rất mong muốn nhưng không thể vào thời điễm đó.Đây chính là vấn đề mà tôi cho là bất cập.

Theo tôi “đằng lạc ” là loài cây dây leo nói chung. Có thể có hằng ngàn loại cây dây leo, nhưng dù loại gì và mọc ở đâu chăng nữa thì đặc tính phổ biến của loại cây này là:

1- Luôn phát triển về phía trước, chủ yếu quấn vào cây sống cùng mảnh đất với nó.

2- Luôn linh hoạt, gặp chổ bằng phẳng thì bò ngang, gặp cây thẳng thì bò theo chiều thẳng, gặp chướng ngại thì uyển chuyển tìm hướng khác để vươn lên phát triển về phía trước.

Như vậy đặc tính phổ biến của loài cây “đằng lạc” là không ngừng phát triển, trong chiều hướng linh hoạt, tùy hoàn cảnh mà ứng xử miễn sao vẫn giữ được mục đích vươn tới của mình. Pháp Thuận là một thiền sư, do đó ngôn từ và ý nghĩa mà ông xử dụng không thể không bị ảnh hưởng bởi nhà Thiền, trong đạo Thiền, với những tính cách của cây dây leo nói trên chính là biểu tượng cho tinh thần “tùy duyên bất biến” của đạo Phật.

Lịch sử cho biết, Lê Hoàn có quan hệ tình cảm với thái hậu Dương Vân Nga, nên sau khi lên ngôi đã lập bà làm một trong những hoàng hậu, do đó việc Phạm Cự Lạng đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua khi có Dương Vân Nga bên cạnh, đồng thời chính bà khoát áo long cổn cho Lê Hoàn có thể là một màn kịch do Lê Hoàn và Dương Vân Nga dựng lên sau khi đã giết Nguyễn Bặc và Đinh Điền vì tội phản đối ông làm phó vương với âm mưu chuẩn bị chiếm quyền. Như vậy việc Lê Hoàn lên ngôi không thể không bị thần dân dị nghị, thậm chí oán hận, nên chi mới có nhiều nơi nổi dậy đến như vậy. Về phần mình là một võ tướng, giết cả bạn bè mình với mưu đồ làm vua, vậy mà khi lên làm vua nhờ vào một người đàn bà ban cho làm sao không cảm thấy hổ thẹn cho được. Trong nỗi niềm ấy cùng với ký ức về những triều đại vừa mới suy tàn, thêm vào đó loạn lạc khắp nơi, tất cả là một bài học trước mắt, làm sao ông không cảm thấy lo âu được. Có thể ông đã thấy thấp thoáng thân phận của ông trong thân phận của Đinh Bộ Lĩnh, và linh cảm rằng triều đại của ông rồi sẽ kết thúc không khác mấy so với các triều đại trước. Điều này chắc đã làm cho ông bao đêm mất ngủ, cuối cùng ông mới thốt ra : “ Vận nước rồi sẽ ra sao?”.

Biết được những lo âu của ông, Pháp Thuận đáp “Vận nước như cây dây leo” phải linh động, uyển chuyển tùy theo hoàn cảnh mà ứng xử, miễn làm sao lèo lái con thuyền đất nước vượt qua sóng gió đi về phía trước là được. Trong thời gian này có thể với bản chất của một ông tướng vừa mới lên làm vua, chắc là Lê Hoàn đã dùng vũ lực với nhiều người chống đối ông như đã làm với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Nhưng xem ra càng dùng bạo lực thì càng có nhiều chống đối, nên chi Pháp Thuận mới khuyên ông hãy thức thời, tùy theo hoàn cảnh mà hành động. Ví như trước chưa làm vua thì cư xử thô bạo còn chấp nhận được, chứ nay đã là một ông vua mà ra tay như kẻ võ biền thì làm sao thu phục nhân tâm, phải vận dụng tính linh hoạt hay tính tùy duyên mà ứng xử, điều thiết yếu là vẫn giữ được tính độc lập, tự chủ của đất nước, đó mới là cái bất biến (tối quan trọng)của đất nước này.

Với tư cách là một ông vua, chắc chắn ông mong muốn đất nước thái bình, nhân dân an lạc, nhưng với những gì đang xảy ra thì mong muốn ấy hết sức xa vời, trước những nhiễu nhương, loạn lạc, lòng người li tán như thế thì biết làm sao. Biết được nỗi lòng của Lê Hoàn nên Pháp Thuận mới nói :

“ Trời Nam mở thái bình”.

Bệ hạ muốn đất nước thái bình ư? Ai mà chẳng muốn thái bình, nhưng muốn được như thế thì hãy lấy nhân nghĩa thay cường bạo, hãy thôi tìm cách đàn áp người khác bằng vũ lực, mà nên để tâm chỉnh đốn triều chính, chỉ có cách ấy mới thuyết phục được nhân tâm, chính sách mà bệ hạ nên làm là:

“Vô vi trong chính sách ”,

“Điện các” ở đây biểu tượng cho chốn công quyền, cụ thể ở đây là vua (Lê Hoàn) mọi việc làm của vua phải làm với tinh thần vô vi, hay nói khác hơn là phải thi hành triệt để chính sách vô vi. Là thiền sư đồng thời giỏi Hán học, bên cạnh nghĩa vô vi trong kinh Phật nhất định khái niệm vô vi của Khổng, Lão cũng không xa lạ gì với ông, vậy ông đã dùng từ “vô vi” này với nghĩa nào.

Đạo đức kinh của Lão Tử chương 3 viết “Vi vô vi tác vi bất trị - làm cái không làm tức là chẳng có gì không sửa sang”hay chương 37 “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi – Đạo vốn không làm gì nhưng không gì không làm”còn Khổng Tử trong Luận ngữ cũng dùng tinh thần “Vô vi nhi trị” dùng trí đức để trị nước,trong Phật giáo vô vi có nhiều nghĩa.

Trong luật tứ phần viết : “ Nhẫn nhục đệ nhất đạo, Phật thuyết vô vi tối – Nhẫn nhục là hạnh tu cao nhất, Phật nói vô vi là trên hết”

Kinh Đại Nhật viết : “Bồ tát vì chúng sanh trong pháp giới, không từ mệt nhọc, thành tựu an trụ học giới vô vi, xa lìa tà kiến, thông đạt chánh kiến”. Hay “thâm quán pháp tánh vô vi, hoặc sanh hoặc pháp đều vô sở đắc”, “Quân bất kiến tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân, bất trừ vọng tưởng bất cầu chân” Anh không thấy sao, người chứng đắc được đạo vô vi rồi hết sức thong dong, vọng tưởng cũng không trừ chân chánh cũng chẳng cầu. (chứng đạo ca).

Như vậy vô vi theo Phật giáo là vô trước, vô chấp ( vô sở đắc), là con đường của Bát Thánh đạo (xa lìa tà kiến, thông đạt chánh kiến)

Trong tư cách là một thiền sư, trước ông đã khuyên vua nên theo tinh thần tùy duyên của đạo Phật mà ứng xử, tiếp đến ông lại khuyên vua nên thi hành chính sách vô vi nhằm đem đến sự ổn định cho quốc gia thì nhất định tinh thần vô vi này phải xuất phát từ Phật giáo, hơn nữa hoàn cảnh lịch sử và mối quan hệ giữa Pháp Thuận và Lê Hoàn cho ta hiểu rằng chính sách vô vi này chắc chắn mang tính tích cực, có như thế mới giải quyết được những nhiễu nhương của xã hội, tiến tới một nền hòa bình, đáp ứng được mong muốn như câu 2 của bài thơ đã nói.

Tính tích cực ấy là gì?Đó là tính vô trước, vô chấp của đạo(chính sách) vô vi. Làm mọi việc cho nhân dân không phải với suy nghĩ vì mình là vua và mọi người phải biết ơn mình, mà làm là vì hạnh phúc của nhân dân xem hạnh phúc của nhân dân cũng chính là hạnh phúc mình, đó là vô trước. Thi hành những chính sách khoan dung, ai có tài thì tạo điều kiện hoặc mời ra giúp nước, không kể quá khứ, dòng họ, phe phái trước đây của họ, cho họ nhận thức được rằng đất nước này là của chung chứ không của riêng ai, nên phải cùng nhau xây dựng, đó là vô chấp.

Đọc vào lịch sử ta thấy biết bao triều đại đã đổi thay, Ngô, Đinh, Lê, lý, Trần v.v. . Tuy nhiên triều đại có thể đổi thay nhưng chủ quyền của đất nước không bao giờ thay đổi. Bởi vì nếu làm ngược lại, sớm muộn gì triều đại ấy cũng sẽ suy tàn. Ngày nay, sau hơn 1.000 năm, những lời khuyên của thiền sư Pháp Thuận vẫn còn nguyên giá trị. Bởi khi chiêm nghiệm tinh thần tùy duyên bất biến, vô trước, vô chấp mà Pháp Thuận đã khuyên Lê Hoàn chúng ta mới thấy hết tính chân lí của vấn đề - Đối với chính trị thì tùy duyên - Đối với Tổ quốc thì bất biến - Đối với nhân dân thì công minh, nhân nghĩa. Một khi đã thi hành triệt để tinh thần ấy thì lo gì chẳng hết can qua, lo gì không thực hiện được ước muốn “Chốn chốn hết đao binh”. Tinh thần ấy là khuôn mẫu trị nước an dân mà thiền sư Pháp Thuận đã rút ra từ tinh thần Phật giáo, nó không những là kim chỉ nam cho triều đại Lê Đại Hành, mà còn là khuôn vàng thước ngọc cho mọi triều đại về sau./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 30852)
Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập.
09/04/2013(Xem: 16292)
Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một phận dã tinh truyện với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt. An Nam là miền đất ở phía nam nước Việt nay là quốc hiệu thường gọi.
08/04/2013(Xem: 8769)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
28/03/2013(Xem: 4531)
Nguyên là một quyển sách do nhà Hachette tại Pháp xuất bản năm 1864. Sách khá xưa, vì thế tôi xin phép được dài dòng kể lại vì đâu lại có quyển sách này trong tay. Tại Pháp, cứ mỗi năm một hai lần các làng xã tổ chức ngày bán đồ cũ. Ðó cũng là dịp dân trong vùng gặp nhau trò chuyện.
07/01/2013(Xem: 4192)
Thưa Ngài Chủ Tịch, “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách,” Cha Ông chúng ta đã dạy Bần Tăng từ thuở tấm bé cho đến ngày nay và hơn nửa thế kỷ qua Bần Tăng đã thực hành hạnh cứu khổ, ban vui (Từ Bi)theo lời Phật dạy. Từ khi Miền Bắc thống nhất đất nước, Miền Nam thua trận biến thành “Dân Oan”, oán hận ngút trời, hứa hẹn một cơn binh lửa nồi da xáo thịt mới, sau 39 năm Miền Bắc không thực sự thành công trong việc an dân sau nhiều năm chinh chiến.
17/12/2012(Xem: 4692)
Chúc tất cả mọi giới người đã đến Mừng đồng bào tham dự buổi hôm nay Lễ khai trương cơ sở quan trọng nầy Khánh hỷ của những tấm lòng yêu nước. Thành sự thật đã đạt thành mong ước Văn hóa mình đã tụ điểm nơi đây Phòng tuyến đầu đã chiến thắng từ đây Chính nghĩa đã vươn cao thành sức mạnh Phủ đáp lại tình hiến dâng: Hữu Chánh
14/11/2012(Xem: 7182)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
26/07/2012(Xem: 7726)
Thầy tôi khuất bóng nay đã 46 năm. Tôi cũng đã trãi qua mấy chục năm trường, đem tài sức hữu hạn của mình chung lo hành đạo và hóa đạo, cho đến bây giờ tuổi gần bảy mươi, mà ân hưởng của Thầy tôi ngày nào vẫn thấy còn đầm ấm bên lòng. Tình Thầy trò ngoài cái nghĩa là tình thiện tri thức được xông ướp trong mùi hương đạo, còn có nghĩa của một thứ tình gắn bó vô túc duyên không sao nói hết được.
09/07/2012(Xem: 6196)
Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay từ khu vực Đồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái thì người Tàu thời xưa gọi tên nước này là ‘Diệu Nghiêm’. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Đông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập.
29/01/2012(Xem: 16095)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]