Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Huynh Đệ

01/01/201404:08(Xem: 6519)
Tình Huynh Đệ

 

            ban_do_viet_nam3

Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.

Trước khi về, tôi có nghe bạn bè kể tỉ mi về sự thay đổi lớn lao của đất nước nào là những con đường mới rộng thênh thang, nhà hàng khách sạn sang trọng mọc lên như nấm. Rồi thì thành phố được mở rộng ra đến tận những vùng ngoại ô xa xôi, họ cho tôi xem những bức ảnh chụp mới nhất về sự đổi thay này, tôi hơi ngỡ ngàng nhưng vẫn tự tin là  khi về nhất định sẽ tìm ra được nhà mình, nơi tôi thuộc lòng từng ngõ ngách đến đi. Hóa ra tôi đã lầm! Xe tắc xi chạy quá một đoạn dài, tôi vẫn không tìm ra được số nhà mình nằm đâu cả bởi những con đường nhỏ hẹp xưa kia giờ được mở rộng thênh thang, lại thêm những ngôi nhà mới xây, đặc biệt có một biệt thự hoành tráng nhất hầu như che khuất tất cả tầm nhìn của tôi về xóm Biển thân thương.

Ông tài xế tắc-xi cuối cùng buộc phải xuống xe hỏi lại nên tôi mới biết mình đã đi xa quá rồi. Thậm chí khi đứng trước căn nhà nhỏ bé của mình tôi vẫn choáng ngợp vì sự đổi mới không phải của gia đình mình mà của … hàng xóm. Ngôi biệt thự to tướng ngất ngưởng kia phải chăng là nhà lão Trung, lão người Hoa suốt ngày đẩy xe bán chè đậu xanh, chè mè đen ăn mặc xuề xòa nghèo xơ nghèo xác dạo nào? Điều gì biến lão ấy trở thành một “đại gia” có tầm cỡ của xóm Biển này nhỉ?

Sự trở về của tôi quả thật là một bất ngờ, hạnh phúc lớn lao của cả nhà: bố mẹ vui mừng, các em hớn hở. Mọi người xúm quanh tôi tíu tít hàn huyên tâm sự. Cuộc đời không có gì ấm áp bằng cảnh gia đình đoàn tụ! Chưa bao giờ tôi thấm thía ý nghĩa này như lúc ngồi chung cùng bố mẹ và các em cùng trò chuyện thân tình, cười vui bên nhau như những ngày xa xưa cũ. Bữa cơm tối toàn là những món ăn mà tôi ưa thích thuở nào và lâu lắm rồi tôi mới có dịp dùng lại, hạnh phúc đơn sơ bình dị nhưng đẹp biết bao!

Sau vài ngày nói hết chuyện mình bắt đầu lân la đến chuyện người, nào là bà con cô bác trong họ, cuối cùng tôi tò mò hỏi bố mẹ tôi về sự giàu có bất ngờ và khá phô trương của người hàng xóm “Hủ tíu mì” nghèo khổ năm nào. Tiện thể tôi cũng hỏi thăm luôn về bác hàng xóm, bác Việt đằng sau nhà tôi vốn là bạn thân của bố tôi trong cùng quân ngũ ngày xưa, bây giờ ra sao rồi? Bố mẹ tôi nhìn nhau dò hỏi, cả hai đột nhiên trầm ngâm im lặng một lúc lâu làm tôi lại càng tò mò phải gặng hỏi thêm một lần nữa, bố tôi mới từ từ kể chuyện.

Bác Việt, một người đàn ông tính tình phóng khoáng, hào hoa phong nhã nhưng khá tốt bụng. Cái tính hào hoa ấy có lẽ được thừa hưởng từ ông bố bác ấy, cụ hình như có đến ba bốn bà vợ, bác Việt là con bà cả lại thông minh đĩnh ngộ nên được cả nhà nể trọng nhất. Của đáng tội, bác Việt vừa đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, vừa có khoa ăn nói lưu loát nên dù bác ấy không muốn phái nữ cũng chẳng tha. Người có số đào hoa mà không biết tự kiềm chế thì chỉ có tai họa chứ không hề hạnh phúc chút nào. Bác Việt có hai bà vợ chính, phòng nhì, phòng ba thì ôi thôi chẳng biết đâu mà lần. Con cái thì có đứa được bác ấy để ý tử tế, còn bao đứa khác vất vưởng chả ra gì, thật khổ!

Nghĩ cũng điên đầu! Ngày tôi còn bé tôi nhớ nhất là hai đứa con của bác Việt cách nhau một tuổi học cùng lớp với tôi: một đứa tên là Trường Sa, đứa kia tên là Hoàng Sa. Hai anh em nó dễ thương, hiền lành chỉ phải tội vóc dáng nhỏ thó, èo uột và đều là con bà vợ sau của bác Việt. So với những đứa con mạnh khỏe, thông minh khác thì hai đứa này khá bình thường, chẳng có gì xuất sắc, nhưng tôi lại thích chơi với chúng bởi cái tình giản dị, thật thà rất dễ mến của hai anh em họ.

-         Vậy mà bây giờ hai thằng Hoàng Sa, Trường Sa lại là hai mỏ vàng của nhà bác Việt đấy con ạ!

Mẹ tôi nói.

Tôi ngạc nhiên:

-         Sao thế hả mẹ? Lạ nhỉ!

Bố tôi thở dài:

-         Chả biết là phúc hay họa đâu.

Hóa ra sau này hai đứa lại thừa hưởng bao nhiêu là của cải của ông bà ngoại chôn dấu từ đời nào trong lòng đất. Số của cải ấy lẽ ra là của mẹ họ, nhưng bà ấy mất rồi nên Hoàng Sa, Trường Sa hưởng hết. Chưa hết, càng lớn hai anh em lại càng thông minh, đẹp trai, sáng láng nên bác Việt rất quý mến nể nang. Tôi thắc mắc:

-         Nhưng con vẫn chưa hiểu chuyện này thì có liên quan gì đến nhà lão Trung đâu?

Mà có đúng là căn biệt thự đồ sộ cạnh nhà mình là của lão Trung không, bố mẹ?

-         Đúng đấy! Đâu phải mình con là sửng sốt mà cả xóm Biển này cũng khá ngỡ ngàng trước sự giàu có bất ngờ và nhanh chóng của gia đình lão Trung đấy!

Tôi lắc đầu, không thể tưởng tượng được cái lão bán chè đậu xanh, chè mè đen ba cọc ba đồng thêm một lũ con nheo nhóc ấy mà có thể phất lên như diều vậy. Hay là lão có của cải chôn dấu đâu đó chăng? Hóa ra là không phải, năm loạn, lão Trung lén lút đưa con về Tàu tạm lánh. Thời gian sau đó, chúng nó trưởng thành ăn nên làm ra liền quay ngược về Xóm Biển. Chả biết chúng nó học đâu ra món thuốc có tên là “Thần dược hổ lốn”. Loại thuốc này chả biết có “thần” hay không mà làm được khối phép lạ nào là biến thối thành thơm, biến thịt heo thành thịt bò, gạo hẩm thành gạo Nàng Hương, bón vào rau thì một tuần lớn vù vù có thể ăn được, làm kem thoa mặt thì bà lão biến thành gái đôi mươi.

Lũ con lão Trung mở xưởng đầu tư chế tạo cái thứ “Thần dược hổ lốn” ấy và giàu nhanh đến độ chắc tiền có thể mua được cả … mặt trăng (!). Hưởng ứng món thuốc này nồng nhiệt nhất là những kẻ buôn bán muốn vốn ít lời to và … bệnh viện, bác sĩ tha hồ hốt bạc. Dân tình ù ù cạc cạc cứ thế mà đi vào bệnh viện như đi chợ, vì đủ thứ các bệnh lạ tràn lan xuất hiện, người người bị đầu độc từ từ, chết vì ung thư thì như cơm bữa. Chẳng phải chỉ ông già bà lão mà trung niên từ bốn, năm chục tuổi cũng đua nhau về … miền đất lạnh thế mới kinh hoàng chứ!

map Việt Nam truong saNhưng ai có làm sao cũng không ảnh hưởng gì đến bố con nhà lão Trung, cái gia đình đoạt giải tốt nghiệp cử nhân… độc ác kia. Nhưng chuyện đâu đã hết, bởi lòng tham vô đáy của con người mà gây ra càng lúc càng bao nhiêu tai họa khác. Cả xóm biển này ai mà không biết bà vợ hai của bác Việt: một phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đúng mẫu một bà vợ Á Đông đức hạnh bậc nhất. Người vợ và mẹ như bà trên thế giới này vào thời đại ngày nay chắc chẳng còn ai nữa. Bà vừa đẹp, vừa có học, gia đình nho giáo, bà lại rất mực hiền từ, nhẫn nại. Một tay bà quán xuyến cả đại gia đình, săn sóc người vợ  cả đau bệnh triền miên, nuôi dạy cả hai dòng con vào khuôn phép.

Cái hay nữa là mặc dù ông chồng có tính trăng sao, rày đây mai đó vì công việc thế mà khi về nhà, bà rất mực chiều chuộng, kính nể chẳng lộ một vẻ gì ghen tuông, hờn giận. Bà càng được mọi người thương mến, vì hay giúp đỡ bất kỳ ai trong xóm Biển gặp hoạn nạn, đau ốm cần đến bà. Cứ nhìn thấy gương mặt phúc hậu, nụ cười hiền hòa của bà là ai cũng cảm thấy vơi bớt đi bao đau khổ.

Chính tôi cũng nhớ rất rõ ngày còn bé khi sang nhà bác Việt chơi, bao giờ cũng được bác gái cho khi thì kẹo, bánh. Bác hay xoa đầu tôi mỉm cười khuyên tôi ngoan ngoãn, hiếu thảo với bố mẹ đó là đạo đức đầu tiên của con người. Có lần, bố tôi vì công vụ đi xa, mẹ tôi ở nhà bị ốm, biết tin, bác Việt gái nấu cả nồi cháo rất ngon thơm phức mùi hành lá, tía tô mang sang nhà để mẹ tôi dùng. Mẹ tôi thường bảo bác ấy không phải là người thường mà là bồ tát tái sinh đấy! Tôi cũng nghĩ thế bởi vì không thể có người đàn bà nào đầy đủ năng lực, sức mạnh kỳ bí để làm nổi ngần ấy công việc nặng nề như thế trong cuộc sống hằng ngày mà vẫn đẹp đẽ, tươi tắn, không một lời than van, ta thán.

Chính vì bác Việt gái nhỏ, chúng tôi thường gọi như thế, quá xuất sắc nên hầu hết các quý ông trong xóm Biển đều nể phục và tất nhiên khối kẻ yêu thầm, nhớ trộm bác ấy, trong đó có lão Trung. Đôi mắt ti hí như con lươn khô của lão hấp háp vẻ si mê mỗi khi nhìn thấy bà vợ hai của bác Việt đi qua nhà. Lão mua chuộc hai thằng bé Hoàng Sa, Trường Sa bằng món chè đậu đen, đậu xanh tự tay nấu lấy thơm phưng phức, ăn thoải mái miễn phí. Bọn trẻ con thích mê tơi nhưng sau đó thì bị mẹ chúng cấm tiệt với lý do là: nhà người ta nghèo, cả nhà trông chờ vào nồi chè để sống, mình không nên lợi dụng lòng tốt của người ta như thế.

Tuy vậy lâu lâu lão Trung lấy cớ chè ế mang sang cho bọn trẻ con ăn thì bà vợ hai bác Việt cũng lật đật biếu lại món quà gì đó hoặc cho lại tiền đám con lão Trung trả lễ.

Bà vợ cả của bác Việt mất, sau đó ít lâu thì bà hai cũng ra đi đem theo nỗi đau thương, tiếc nuối của cả xóm Biển. Lão Trung nghỉ bán mấy ngày nằm ì trong nhà, lão ốm thật hay ốm giả, lão đang nghĩ gì chả ai biết được. Chuyện cũ đã tưởng chìm vào quên lãng cho đến ngày nhà lão Trung trở nên giàu có, quyền lực, uy thế lẫy lừng cả xóm Biển. Lão dám tuyên bố ngày xưa bà vợ hai của bác Việt có quan hệ với lão và Trường Sa, Hoàng Sa là hai thằng con ruột của lão. Thế mới đáng sợ chứ! Hoàng Sa, Trường Sa chả là đang có của chìm, của nổi, hai anh em lại đẹp trai, cao ráo dễ thương được rất nhiều người để ý. Lão Trung đã giàu sụ, bành trướng khắp nơi rồi lại còn muốn vơ cả Trường Sa, Hoàng Sa của nhà bác Việt nữa thì thật là quá đáng! Cả xóm Biển này ai mà chẳng biết đức hạnh của bác Việt gái nhỏ, ngày vợ chồng bác Việt dọn đến tay bác ấy dắt Trường Sa mới hai tuổi, bụng mang bầu Hoàng Sa. Ngày ấy chả ai biết lão Trung là ai cả, thế mà lão dám trở mặt thớt dùng quyền và tiền ép bác Việt phải nhận Hoàng Sa, Trường Sa là con lão, thật trắng trợn, trơ trẽn đến cùng cực!

Đương nhiên đời nào bác Việt chịu chuyện vô lý đến thế, có điều gia đình bác ấy bị ảnh hưởng rất nặng nề về sự việc này. Con cái bác Việt chia làm hai phe; phe được sống và giáo dục trong gia đình nề nếp của bác Việt và bà vợ hai của bác thì chống đối lão Trung quyết liệt; phe kia là lũ con hoang thất học lại nghèo khổ giờ được lão Trung dùng tiền mua chuộc, dụ dỗ nên cùng nhau về ùa với lão ép bức cha ruột và anh em mình phải cúi đầu tuân phục lão Trung. Khổ nỗi phe này đang được thời nên thẳng tay đàn áp phe kia tơi bời, bác Việt đau lòng lắm khi nhìn thấy cảnh huynh đệ tương tàn này nhưng đành thúc thủ. Tôi ngậm ngùi:

-         Giá như còn bác Mỹ, tỉnh trưởng tỉnh nhà mình khi xưa bố nhỉ? Ngày ấy bác Mỹ cũng là “ho ra bạc, khạc ra vàng”, uy thế lẫy lừng nhưng không làm việc quá vô đạo đức, thâm độc như lão Trung. Ngày ấy, lão Trung nghèo kiết xác, sợ bác Mỹ một phép.

Bố tôi lắc đầu thở dài:

-         Bác Mỹ nhà mình hết thời rồi con à! Nghe đâu bây giờ bác ấy cũng đang nhờ vả gì đó ở lão Trung nên có nói năng cũng phải dè dặt, sợ lão giận đấy.

-         Thế thì còn gì để nói nữa!

Thấy tôi có vẻ bực tức không vui, mẹ ôn tồn bảo:

-         Con ạ! Mẹ dạo này hay nghe đọc kinh, thuyết Pháp để tìm hiểu sâu sắc hơn về đạo Phật cao siêu nhiệm màu chứ không phải đơn giản chỉ biết đi chùa thắp hương, cầu khấn rồi thôi. Từ đó mẹ hiểu rằng trên đời này không có gì qua khỏi luật nhân quả. Kẻ đắc chí hôm nay mà không biết tạo phúc không thể vĩnh viễn yên ổn mai sau. “Gieo nhân nào thì gặt quả ấy” lưới trời thưa nhưng sợi tóc không lọt qua. Khi đủ duyên phần thì tự khắc hậu quả sẽ đến ngay thôi.

Bố Bố tôi gật đầu đồng tình:

-         Năm rồi, nhà lão Trung xây cất thế nào mà bị sụt móng, hai đứa cháu nội bị đè chết oan uổng, chắc là quả báo đầu tiên đấy.

Tôi hơi ngạc nhiên vì năm vừa rồi xảy ra chuyện thế mà sao năm nay nhìn nhà lão Trung như chẳng có gì xảy ra, căn biệt thự được xây lại nhanh chóng và càng hoành tráng, lộng lẫy hơn lên. Nhưng  thôi có lẽ mẹ tôi nói đúng, mọi việc còn phải chờ xem cái đã.

-         Thế hai anh em Hoàng Sa, Trường Sa dạo này ra sao rồi, bố mẹ có tin gì của tụi nó không?

-         Chúng nó cũng tội nghiệp lắm, ngơ ngơ ngẩn ngẩn chả biết tương lai sẽ ra sao? Lão Trung mua chuộc cả giới có chức có quyền của gần hết xóm Biển và lũ con hoang vô lại của bác Việt rồi. Lực lượng chống đối khá yếu ớt, còn dân tình như gia đình mình thấp cổ bé miệng nói năng được gì.

 

Lòng tôi dậy lên một nỗi xót xa, thương cảm cho cả hai anh em Hoàng Sa, Trường Sa, cho gia đình bác Việt và hết cư dân xóm Biển thân thương hiền hòa đang chịu đựng sự cai trị ngấm ngầm tàn độc của lão Trung hàng xóm kia.

Rồi biết bao nạn nhân vô tội của cái món thuốc “Thần dược hổ lốn” nữa, chẳng lẽ vài chục năm nữa xóm Biển biến thành một nghĩa trang khổng lồ hay sao? “Thần dược hổ lốn” tung ra khắp đầu đường xó chợ rồi, làm sao ngăn chặn được. Tôi rùng mình ngừng đũa nhìn chằm chằm vào đĩa rau xanh trước mặt, mẹ hiểu ý trấn an:

-         Ngày xưa đi chợ, mẹ phải chọn rau tươi, không có sâu, quả to chín mọng mới ngon. Bây giờ thì phải chú ý chọn rau nào có sâu ăn, quả èo uột, tôm bé, cá còi thì mới yên tâm là không có chất độc của “Thần dược hổ lốn” bên trong.

 

Hóa ra là như thế, thảo nào tôi vừa mới ngỏ ý đãi cả nhà đi ăn tiệm làm ai cũng hết hồn lắc đầu lia lịa rằng quán ăn nhà hàng là “kho” chứa chất độc kinh khủng lắm.

 

Ngày cuối cùng về lại Âu Châu, bố mẹ và các em tiễn tôi ở phi trường, nhìn những khuôn mặt thân thương đang phải bị sống bất an bên cạnh lão hàng xóm giàu sụ, vô lương tâm kia, tim tôi đau nhói.  Tôi tự hứa với lòng có dịp nhất định sẽ về lại dù chỉ được ngồi ăn cùng bố mẹ và các em rau sâu, cá còi, tôm bé cũng vui lòng. Tôi muốn chia xẻ nỗi lo lắng của cả gia đình với tất cả tình yêu thương chân thành nhất và không muốn nhà mình lâm vào cảnh “huynh đệ” tương tàn vì tiền, vì quyền lực như gia đình bác Việt đáng thương kia.

 

 

 

Thi Thi Hồng Ngọc.

Tháng 6-2013.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 6465)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
04/01/2022(Xem: 7499)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
31/03/2021(Xem: 10993)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
18/01/2021(Xem: 7664)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
13/09/2020(Xem: 11481)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
13/02/2020(Xem: 9233)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
22/01/2020(Xem: 14437)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
08/11/2019(Xem: 10152)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
29/09/2019(Xem: 23390)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
06/08/2019(Xem: 8029)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567