Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự Di sản Di sản Thế giới tại Hàn Quốc

02/10/202309:20(Xem: 6092)
Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự Di sản Di sản Thế giới tại Hàn Quốc

Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự Di sản Di sản Thế giới tại Hàn Quốc

(Seokguram Grotto and Bulguksa Temple)

 

Được thành lập vào thế kỷ thứ 8, việc xây dựng bắt đầu vào năm 742, Thạch Quật Am (석굴암, nghĩa là Am hang đá) là một Cổ Am và một phần của phức hợp Phật Quốc Tự. Nó nằm cách bốn km về phía đông của ngôi đại già lam cổ tự trên núi Tohamsan, ở Gyeongju, Hàn Quốc, gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra), pho tượng hoành tráng đang nhìn ra biểnvà gian phụ cách đó một lối đi là nơi thực hiện nghi thức cầu nguyện. Kiến trúc này phản ánh rõ quan niệm “trời tròn, đất vuông” của người Silla xưa.

 

Xung quanh các bức tường tại đây còn khắc hình Mật Tích Kim Cương lực sĩ, Tứ Thiên Vương đóng vai trò bảo hộ Phật pháp và 39 hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát và đệ tử trong buổi truyền giảng kinh Phật, tất cả đều được điêu khắc chân thực và tinh tế trên các bức phù điêu cao thấp, được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo ở Viễn Đông. Ngôi già lam Phật Quốc tự (불국사) (được kiến tạo vào năm 774) và Thạch Quật Am tạo thành một quần thể kiến trúc tôn giáo có ý nghĩa đặt biệt.

 

Giá trị Nổi bật Toàn cầu

   Tổng hợp ngắn gọn

 

Được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8 dưới triều đại Silla (신라), toạ lạc trên sườn núi Tohamsan, Thạch Quật Am và Phật Quốc Tự tạo thành một quần thể kiến trúc tôn giáo có ý nghĩa đặc biệt.

 

Năm 528, Pháp Hưng Vương (법흥왕, trị vì 514–540) dựng lên một ngôi am nhỏ cầu nguyện cho Hoàng hậu vào thời điểm này, nhưng sau đó rơi vào quên lãng và rơi vào hư hỏng. Ngôi đại già lam cổ tự hiện tại đã được quan Đại thần triều đại Silla, Kim Đại Thành (김대성, 700-774) đã khởi xướng và giám sát việc xây dựng ngôi đại già lam Phật Quốc tự và Thạch Quật Am, ngôi già lam trước được kiến tạo để tưởng nhớ song thân phụ mẫu ông trong kiếp hiện tại và ngôi già lam sau để tưởng niệm song thân phụ mẫu từ kiếp trước. Hoàn thành vào thời Cảnh Đức Vương (경덕왕, trị vì 742-765) năm 774.

 

Thạch Quật Am là một hang động nhân tạo được xây dựng bằng đá granit bao gồm một tiền sảnh, một hành lang và một nhà vòm tròn chính. Gian chính hình tròn thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế  Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra), pho tượng hoành tráng đang nhìn ra biểnvà gian phụ cách đó một lối đi là nơi thực hiện nghi thức cầu nguyện.

 

Xung quanh các bức tường tại đây còn khắc hình Mật Tích Kim Cương lực sĩ, Tứ Thiên Vương đóng vai trò bảo hộ Phật pháp và 39 hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát và đệ tử trong buổi truyền giảng kinh Phật, tất cả đều được điêu khắc chân thực và tinh tế trên các bức phù điêu cao thấp, được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo ở Đông Á. Trần mái nhà vòm tròn và lối vào hành lang sử dụng một kỹ thuật xây dựng sáng tạo liên quan đến việc sử dụng hơn 360 phiến đá.

 

Phật Quốc Tự là một quần thể tự viện Phật giáo, bao gồm một loạt các toà nhà bằng gỗ trên các bậc thang bằng đá nhô cao. Khuôn viên ngôi Phật Quốc Tự được chia thành ba khu vực - Điện Phật Tỳ Lô Giá Na (비로자나불전), Đại Hùng Bảo điện (대웅전) và Điện Cực Lạc (극락전). Những khu vực này và các bậc thang bằng đá được thiết kế để đại diện cho cõi Tịnh độ của Đức Phật. Những bậc thang bằng đá, những chiếc cầu và hai ngôi Bảo tháp - Tháp thờ Phật Thích Ca (석가탑) và tháp thờ Đa Bảo Như Lai (다보탑) – đối diện với Đại Hùng Bảo điện chứng thực cho công trình xây dựng tinh xảo của triều đại Silla.

 

Tiêu chí (i): Thạch Quật Am, với pho tượng Phật được bao quanh bởi các vị Bồ tát, Thập đại đệ tử của Đức Phật, tám vị Thần Thánh Thủ Hộ, nhị vị Thiên Thần và nhị vị Thần Kim Cương Hộ pháp đều được chạm khắc từ đá granit trắng, một kiệt tác của Nghệ thuật Phật giáo Đông Á.

 

Tiêu chí (iV): Thạch Quật Am, với hang động nhân tạo và các tác phẩm điêu khắc bằng đá, cùng với ngôi đại già lam Phật Quốc Tự có kiến trúc bằng gỗ và các bậc thang bằng đá, một ví dụ nổi bật về kiến trúc tôn giáo đạo Phật phát triển mạnh ở ở Gyeongju, thủ đô của Vương quốc Silla vào thế kỷ thứ 8, như một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng Phật giáo.

 

Tính Trung thực

 

Thạch Quật Am mô tả sự giác ngộ của Đức Phật và ngôi đại già lam Phật Quốc Tự biểu tượng cho Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Phật giáo đang hình thành trong thế giới trên mặt đất. Hai địa điểm tâm linh được liên kết chặt chẽ về mặt vật lý, lịch sử và văn hoá và tất cả các thành phần chính của chúng đều nằm trong ranh giới của tài sản.

 

Các mối đe doạ đáng kể nhất của Thạch Quật Am phải đối mặt là độ ẩm và ngưng tụ hơi nước, gây ra sự phát triển của nấm mốc, nấm mốc sương và rêu phong. Thiệt hại do thời tiết đối với các tác phẩm điêu khắc bằng đá là một mối đe doạ khác. Việc xây dựng mái vòm tròn bằng bê tông từ năm 1913 đến năm 1915 dẫn đến tích tụ độ ẩm và thấm nước. Một mái vòm tròn bằng bê tông thứ hai được đặt trên mái vòm tròn hiện tại vào những thập niên 1960, để tạo ra không gian 1,2 m giữa chúng, kiểm soát và điều chỉnh luồng không khí, giảm sự hình thành của nấm mốc và ngăn ngừa thiệt hại về khí hậu. Một phòng chờ bằng gỗ cũng được thêm vào bên trong hang động được niêm phong bằng một bức tường kính để bảo vệ du khách và sự thay đổi nhiệt độ.


thach quat am (2)thach quat am (4)thach quat am (5)thach quat am (6)thach quat am (7)thach quat am (8)thach quat am (9)thach quat am (10)thach quat am (11)thach quat am (12)thach quat am (13)


 

Những thay đổi từ những thập niên 1913-1915 đối với cấu trúc ban đầu của Thạch Quất Am và những sửa đổi tiếp theo để giải quyết các vấn đề do những tác động bên ngoài gây ra cần được nghiên cứu thêm. Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, sự xâm nhập của nước được theo dõi và quản lý cẩn thận, đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu theo yêu cầu.

 

Các mối đe doạ chính đối với các bộ phận xây dựng của ngôi đại già lam Phật Quốc Tự là mưa axit, ô nhiễm, sương mù mặn có nguồn gốc từ Biển Đông và rêu trên bề mặt khối xây. Những mối đe doạ này liên tục được theo dõi và nghiên cứu.

 

Hoả hoạn là mối đe doạ lớn nhất đối với sự toàn vẹn của các toà nhà bằng gỗ của ngôi đại già lam Phật Quốc Tự, kêu gọi các hệ thống phòng ngừa và giám sát tại địa điểm văn hoá tâm linh này.

 

Tính Xác thực

 

Chính pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,5m với tư thế Xúc địa thủ ấn và hầu hết các tác phẩm điêu khắc bằng đá vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Do sự sụp đổ một phần của trần vòm nhà tròn, toàn bộ Thạch Quật Am đã được tháo dỡ và xây dựng lại, được bao phủ bởi một mái vòm tròn bê tông từ đầu thế kỷ 20 những thập niên 1913-1915. Một mái vòm tròn bê tông thứ hai đã được bổ sung vào những thập niên 1960. Những biện pháp mạnh mẽ này đã làm giảm tính xác thực của hình thức hang động và vật liệu của nó ở mức độ thấp hơn, mặc dù vào thời của chúng chúng ta có thể chấp nhận được và khi đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Không có thay đổi nào về chức năng và kích thước của hang động.

 

Các cấu trúc xây dựng bên trong ngôi đại già lam Phật Quốc Tự vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu, chỉ mới được sửa chữa một phần. Cá toà nhà bằng gỗ đã được sửa chữa và phục hôi nhiều lần kể từ thế kỷ 16. Tất cả các công việc trùng tu và sửa chữa đều dựa trên nghiên cứu lịch sử và đã sử dụng các vật liệu, kỹ thuật truyền thống.

 

Yêu cầu bảo vệ và quản lý

 

Thạch Quật Am đã được chỉ định là Quốc bảo Hàn Quốc và – ngôi đại già lam Phật Quốc Tự đã được chỉ đinh là Địa điểm Lịch sử theo Đạo luật Bảo vệ Di sản Văn hoá. Bất kỳ thay đổi nào đối với hình thức hiện có của địa điểm văn hoá tâm linh này đều cần có sự cho phép. Chúng được bao gồm trong ranh giới của Vườn quốc gia Gyeongju, trong đó có những hạn chế xây dựng mới. Một khu Bảo vệ Môi trường Văn hoá Lịch sử dài 500 mét từ ranh giới của địa điểm cũng đã được thiết lập, trong đó tất cả các công việc xây dựng phải được phê duyệt trước.

 

Ở cấp quốc gia, Cục Quản lý Di sản Văn hoá (CHA) chịu trách nhiệm thiết lập và thực thi các chính sách bảo vệ tài sản và vùng đệm, phân bổ nguồn tài chính để bảo tồn. Thành phố Gyeongju chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát việc bảo tồn và quản lý tài sản, phối hợp với Dịch vụ Công viên Quốc gia Hàn Quốc, trong khi ngôi đại già lam Phật Quốc Tự chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày. Giám sát thường xuyên hàng ngày được thực hiện và giám sát chuyên nghiệp chuyên sâu được thực hiện trên cơ sở 3 đến 4 năm.

 

Công việc bảo tồn được thực hiện bởi các Chuyên gia Bảo tồn Di sản Văn hoá, những người đã vượt qua các Kỳ thi Chứng chỉ Quốc gia trong các lĩnh vực chuyên môn cá nhân của họ. Một chiếc quạt thông gió trong Thạch Quật Am, có độ rung gây rủi ro, đã được gỡ bỏ và số lượng du khách được kiểm soát hợp lý. Bên trong ngôi đại già lam Phật Quốc Tự, mưa axit, ô nhiễm, sương muối có nguồn gốc từ Biển Đông và rêu bám trên bề mặt đá được theo dõi cẩn thận và các phương pháp giảm thiểu các vấn đề đang được nghiên cứu liên tục. Để đảm bảo các cấu trúc bằng gỗ của ngôi đại già lam cổ tự này khỏi hoả hoạn, Hệ thống ngăn ngừa rủi ro hoả hoạn tổng thể đã được triển khai cho ngôi đại già lam Phật Quốc Tự và camera quan sát được lắp đặt ở nhiều điểm khác nhau trong ngôi đại già lam cổ tự này.

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: UNESCO World Heritage Centre

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2011(Xem: 30879)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6728)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9642)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
24/06/2011(Xem: 3025)
Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, Ấn Độ quê hương của Đức Phật, hiện là quê hương của 3.881.056 nữ Phật tử (1). Hiện ước chừng có khoảng 300 triệu nữ Phật tử trên thế giới, trong đó 130.000 vị Ni. Cộng đồng ngày càng lớn mạnh này có một vị trí rất đáng tự hào trong một truyền thống mà ở đó Ni giới và nữ Phật tử từ rất lâu đã là một bộ phận không thể tách rời của Tăng già, gần như ngay khi Tăng già được thành lập. Tuy vậy, ngoài những câu chuyện cảm động được kể lại trong Trưởng lão Ni kệ (2), một cuốn sách trong đó các vị Tỳ kheo Ni tiền bối kể lại quá trình nỗ lực cố gắng và những thành quả mà các vị đã đạt được trên bước đường tới quả vị A La Hán, không có một chứng cứ lịch sử nào được chứng minh. Kết quả là, ghi chép về những đóng góp của nữ giới Phật giáo giờ chỉ còn lại trong những nhân vật văn học của Trưởng lão Ni kệ.
24/06/2011(Xem: 3166)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ với một cá nhân nào, và cũng không đặc biệt liên kết với một tông phái nào của thời kỳ Phật Giáo sơ khai. Có thể phong trào đó khởi dậy từ nhiều nơi trong xứ Ấn Độ, tại miền nam, miền tây bắc và miền đông.
23/06/2011(Xem: 2816)
Quảng Hoằng Minh Tập là bộ sử liệu về tư tưởng Phật giáo do danh tăng Thích Đạo Tuyên (596-667) đời Đường biên soạn. Sách gồm những bài viết Phật học từ đời Ngụy Tấn đến sơ Đường của hơn 130 tác giả.
20/06/2011(Xem: 8345)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
20/06/2011(Xem: 3007)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
18/06/2011(Xem: 5500)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]