Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ nghĩ về loài voi trong Phật giáo

18/03/201920:54(Xem: 3425)
Nhớ nghĩ về loài voi trong Phật giáo


Nhân Đại Lễ Vesak LHQ 2019

NHỚ NGHĨ VỀ LOÀI VOI TRONG PHẬT GIÁO

voi 2_vhưu
voi1_vhưu

         Con Voi đầu tiên xuất hiện trong lịch sử đức Phật Thích Ca là “Ông” bạch tượng sáu ngà.

 

         Một đêm cuối tháng 7 năm 625 trước Tây lịch, hoàng hậu Ma-Da nằm chiêm bao thấy một “thớt” Voi trắng còn non từ trên không trung hạ xuống hoàng cung, rồi bay xuyên qua hông phải vào thẳng trong lòng, liền sau đó cả ngàn vị thần tiên xuất hiện chầu chực và ca ngợi bà. Giật mình thức dậy, thấy người khỏe khoắn và nhẹ nhàng, hoàng hậu biết mình đã mang thai.

          Chín tháng sau, tại vườn Lâm Tỳ Ni, cạnh một cây Vô Ưu, hoàng hậu hạ sanh một thái tử, đặt tên là Tất-Đạt-Đa, chính là đức Phật Thích Ca sau này… Hình tượng Bạch Tượng có ba cặp ngà thật thiêng liêng và thánh thiện, bởi thớt Voi trắng này mang xuất xứ từ cõi trời cao, trên ấy ắt hẳn có muôn trùng chư Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng, chư Thiên mà cõi trần gian bụi bặm có biết bao nhiêu người mong cầu được đặt chân lên.

          Cho nên, ở nhiều tự viện chùa chiền, khi thiết lập cảnh một vườn Lâm-Tỳ-Ni để chào mừng đại lễ Phật Đản hằng năm, thường không quên tạo dựng hình ảnh của Bạch Tượng Sáu Ngà.

           Là Phật tử, chúng ta chắc chắn cũng chẳng lạ gì hình tượng của Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi một con Voi trắng có sáu ngà, cùng với Bồ Tát Văn Thù cưỡi con sư tử da màu xanh, thường hầu hai bên đức Phật Thích Ca trên các ngôi chánh điện.

Theo“Kinh Phổ Diệu” chép rằng: “Từ trên trời Đâu Suất, Bồ Tát liền thả uy linh xuống, hóa thành con Voi trắng, miệng có sáu ngà…”. Con Voi trắng mà Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi là để biểu hiện lòng đại từ. Sáu ngà Voi biểu hiện cho “lục độ” (6 phương pháp đến bờ bên kia để giải thoát sinh tử luân hồi, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ). Bốn chân Voi biểu hiện cho “4 điều như ý” (tức 4 dạng thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền). Sáu chiếc ngà của bạch tượng mà Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi còn tượng trưng cho 6 thần thông vô lậu của Bồ Tát. Vì vậy, con Voi trắng sáu ngà hoàn toàn không giống với những con Voi ở trong tự nhiên, những con Voi chưa được thuần hóa đang ở trong rừng quốc gia Yok Đôn, hay những con Voi đã trở nên hiền lành ở Buôn Đôn - Daklak mà chúng ta thấy được …

         Trong truyện “Lịch sử đức Phật Thích Ca”, có đoạn khi đức Phật vào rừng Pa-ry-Lay-da để nhập hạ dưới một gốc cây, Ngài liền được Voi Chúa và Khỉ Chúa tự nguyện tìm đến hầu hạ. Sau một thời gian sống chúng với đàn Voi, Phật hiểu được tiếng rống của Voi Chúa mỗi khi nó muốn gọi đàn trở về. Một hôm, Phật thử dùng tiếng rống của loài Voi, Voi Chúa hiểu được, lập tức nó quỳ xuống dưới chân Phật như muốn tỏ bày “Con sẵn sàng tuân lệnh Ngài”.

          Lại có đoạn kể về Đề-Bà-Đạt-Đa lần thứ ba hại đức Thích Ca ngay trong thành Vương Xá, bằng cách mua chuộc một quản tượng để tên này thả Voi dữ ra trên đường Ngài cùng đoàn đệ tử đang đi khất thực. Con Voi dữ vươn vòi, vểnh tai, chạy thình thịch, hùng hổ lao về phía đức Phật, trông thật hung hiểm, nên A- Nan vội xông ra với ý định hi sinh chịu nạn thay cho bổn sư. Phật gọi A-Nan đứng sang một bên, nhưng A-Nan không tuân lệnh, Ngài liền dùng lực thần thông nâng A-Nan lên không trung lúc con Voi dữ đang lao gần đến nơi. Kỳ diệu thay, con Voi điên đang hung hăng dữ tợn bỗng dừng lại, từ từ hạ vòi xuống, khẽ khàng đến đứng bên Phật để cho ngài vuốt ve nó. Sau đó, nó dùng vòi hút bụi dưới đất, thổi lên đầu đức Phật để tỏ lòng tôn kính, rồi mắt không rời Ngài, nó bước đi thụt lui, lùi dần, lùi dần cho đến khi vào hẳn trong chuồng…

          Điện ảnh Nhật Bản có dựng bộ phim “Phật Thích Ca” (đã từng chiếu ở các rạp chiếu bóng trong nước ta trước năm 1975, nay phát hành lại dưới dạng đĩa VCD có bán rộng rãi ở các thư quán trong những chùa lớn, hoặc đã phổ biến qua dạng YouTube mở xem được trên các trang mạng Phật Giáo như Thư Viện Hoa Sen, Tu Viện Quảng Đức…), kịch bản có đoạn vua A-Xà Thế nghe lời xúi giục của Đề-Bà-Đạt-Đa, đã bắt hết tăng đoàn của đức Phật Thích Ca, trói từng người vào các tấm ván, xích chặt hết tứ chi, kéo ra bãi đất trống cho Voi dữ hành hình trước bàn dân thiên hạ. A-Nan là vị tăng bị kéo ra bãi đầu tiên, ai cũng đau lòng và lo sợ, nhưng A-Nan vẫn điềm nhiên, miệng râm ran niệm Phật gia hộ. Con Voi dữ khổng lồ giương chân trước đạp xuống cái đầu tiền, nát tấm ván bên dưới hông của A-Nan. Cái đạp thứ hai đầy uy lực giáng xuống… hụt, chân nó dẫm sát bên cổ và vai của vị tăng trẻ. Lần thứ ba, bàn chân to ầm của Voi dẫm suýt trúng đầu A-Nan. Quản tượng dùng roi vọt ra lệnh cho Voi lần nữa. Lần này, con Voi dữ nhấc cả hai chân trước lên cao, và dập xuống… hai chân hạ xuống còn cách đầu và mình A-Nan chừng nửa thước thì… dừng lại, bất động . Vua A -Xà -Thế chứng kiến đầu đuôi, thấy hiểu ra điều linh thiêng nhiệm mầu của phép Phật, vội ra lệnh thả hết tăng sư.

          Đạo hạnh của người xuất gia theo Phật tu học đã sáng ngời lên, lan tỏa muôn phương, khiến cho những con Voi hung hăng dữ tợn cũng phải cảm nhận được, nhìn thấy ngay được bằng trực giác của chúng, cho nên chúng phải tuân theo mệnh lệnh mà người trần mắt thịt không ai nghe thấy được: “Bất khả xâm phạm!”. Đức Phật, chư Bồ Tát, cũng như bao đệ tử Ngài đã không cần dùng đến bạo lực, không dùng roi vọt, không dùng giáo nhọn gậy sắt, cũng không nạt nộ hung tợn, quát tháo dữ dằn để thuần dưỡng loài Voi to tê hung hiểm. Chỉ bằng tâm Từ Bi, bằng niềm tin vào Chánh Pháp, bằng ánh mắt bao dung, bằng cái vuốt ve độ lượng thân thiện, bằng những lời nhã nhặn chân thành, và trên hết là bằng đạo hạnh thơm ngát của mình, Phật và đệ tử của Ngài đã thu phục được, trấn áp được, chiến thắng được những thế lực hung bạo- tàn ác của cả loài người và loài vật trên cõi hồng trần khổ lụy bi ai… 

       

Vĩnh Hữu - Tâm Không

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 13826)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
09/04/2013(Xem: 13291)
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học. Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!
09/04/2013(Xem: 3147)
Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thànhđã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 14631)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
09/04/2013(Xem: 3644)
VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
09/04/2013(Xem: 11924)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trả lời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểu thị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
09/04/2013(Xem: 3811)
Dựa vào một số tác phẩm Purāna (văn học của Bà-la-môn giáo)[1] và Harsacarita, chúng ta thấy rằng, vua Brhadratha chính là vị hoàng đế sau cùng thuộc triều đại Maurya. Vị vua này bị vua Pusyamitra xác hại để cướp ngôi. Vua Pusyamitra là người đã từng nắm chức tổng tư lệnh trong quân đội dưới triều đại của vua Brhadratha. Ông đã cướp lấy ngôi vua thuộc vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) và sáng lập nên triều đại Śunga. Kinh Divyāvadāna (A-dục-vương truyện) còn ghi lại rằng, vua Pusyamitra là người thuộc triều đại Maurya
09/04/2013(Xem: 5907)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
08/04/2013(Xem: 7298)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 16006)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567