Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Hội Hội Đồng Điều Hành Tăng Già Thế Giới tại Đài Loan 2016

09/11/201604:49(Xem: 8560)
Đại Hội Hội Đồng Điều Hành Tăng Già Thế Giới tại Đài Loan 2016







Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (1)

Tham dự Đại Hội Hội Đồng Điều Hành Tăng Già Thế Giới (WBSC)
lần thứ nhất của nhiệm kỳ thứ 9 (sáng lập năm 1966 tại Tích Lan)
tại Taipei Đài Loan từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016


Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Già Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.

 

Sáng ngày 7 tháng 11 năm 2016 vừa qua, lễ Khai mạc được diễn ra rất trang nghiêm và trọng thể. Ngoài sự chứng minh của Hòa Thượng Trưởng Lão Liễu Trung (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành kiêm Viện Trưởng Viện Đại Học Huyền Trang tại Đài Bắc) cùng với hằng trăm chư vị Trưởng Lão Tăng Ni cũng như hơn 200 Phật Tử khắp nơi trên thế giới về đây phó Hội, còn có sự quang lâm của nữ Tổng Thống Đài Loan, Thái Vân Anh đến dự và đọc diễn từ cũng như Khai Chung chúc mừng Đại Hội tại Chùa Thiện Đạo. Các Vị Bộ Trưởng cũng như Phó Thị Trưởng thành phố Đài Bắc cũng đã hiện diện.

 

Trưa ngày 7 tháng 11 năm 2016 có Phó Tổng Thống cũng đến Chùa Thiện Đạo để chúc mừng trước khi chư Tăng Ni dùng ngọ trai. Trong cả những ngày trên, toàn thể những buổi hội thảo về việc giáo dục đào tạo, hoằng pháp, từ thiện xã hội, in ấn kinh sách v.v…được thảo luận rất tỉ mỉ, sâu sắc.  Đại Hội còn tưởng niệm đến những vị Trưởng Lão đã viên tịch trong thời gian mấy năm qua thuộc Hội Đồng Điều Hành Tăng Già Thế Giới. Đại Hội cũng đã quyết định sẽ tổ chức Đại Hội Khoáng Đại lần thứ 10 tại Mã Lai năm 2018.  Sau đây là bài phát biểu bằng tiếng Anh được dịch ra Trung Văn cũng như Việt Văn vào ngày 8 tháng 11 năm 2016 do  Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển đọc trước Đại Hội:

 

 Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (8)




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Ngài Liễu Trung, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC),

Cùng chư Tôn Trưởng Lão,

 

Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành WBSC, cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, đã viên tịch vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 tại Phần Lan. Ngài là một vị Tăng Sĩ Việt Nam có mặt tại Pháp gần 50 năm. Ngài đã mang giáo lý của Đức Phật đến truyền bá cho Phật Tử Việt Nam cũng như người Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau như: Văn hóa, Giáo dục,Tôn Giáo v.v… Ngoài ra Ngài cũng đã hỗ trợ cho hơn 100 ngôi chùa Việt Nam hình thành tại Âu Châu ngày hôm nay. Ngoài những người Phật Tử Việt Nam và người Á Châu ra, còn có hằng trăm, hàng ngàn người Âu Châu đã trở thành Phật Tử cũng như Tăng Sĩ theo 3 truyền thống như: Nam Tông, Bắc Tông và Kim Cang Thừa.

 

Ngay cả người Đức hôm nay cũng đã có 9 triệu người ăn chay trường. Dĩ nhiên họ không phải tất cả là Phật Tử, nhưng nhờ tinh thần của Đạo Phật đã ảnh hưởng đến họ không ít, qua sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Âu Châu.

 

Vào năm 1991, bản thân chúng tôi đã đứng ra tổ chức Hội Nghị Ban Chấp Hành của Hội Đồng WBSC tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc. Thuở ấy còn rất là thô sơ. Chúng tôi cũng hy vọng rằng có một ngày nào đó Hội Nghị nầy sẽ được tổ chức tại Âu Châu.

 

Một tin mừng chúng tôi xin gửi đến Quý vị là, chúng tôi mới vừa từ Moscow, Nga Sô về lại đây tuần trước. Ở đó Phật Tử Việt Nam cũng  đã xây xong một ngôi chùa, tương đối khang trang để truyền bá giáo lý của Đức Phật. Như Quý Ngài đều biết, tại Nga Sô chỉ có ba Tôn Giáo được chính quyền Nga công nhận. Đó là: Chính Thống Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo.

 

Chúng tôi cũng được biết rằng, Viện Nghiên Cứu Phật Học Linh Sơn tại Paris, tương đương với trình độ Đại Học cũng mới vừa được chính phủ Pháp công nhận và đang đi vào hoạt động, do cố Hòa Thượng Trưởng Lão Dr.Thích Huyền Vi sáng lập và Ngài cũng đã viên tịch cách đây mấy năm.

 

Cố Trưởng Lão Thích Tâm Châu, sáng lập Hội Đồng Điều Hành  WBSC cũng đã viên tịch tại Canada vào năm rồi ở tuổi 93.

 

Ngoài ra Hòa Thượng Dr. Thích Tịnh Hạnh đã chủ trương phiên dịch Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh ra tiếng Việt, đã hoàn thành gồm 203 tập và Ngài cũng đã viên tịch vào năm rồi tại Đài Loan.

 

Vì vậy chúng tôi mong rằng: Đại Diện cho Hội Đồng Tăng Già Thế Giới nên có mặt thường xuyên, không những ở Đức hay Pháp mà cho toàn Âu Châu, là niềm vinh hạnh không những chỉ cho người Phật Tử Việt Nam nói riêng, mà còn cho tất cả những người Phật Tử Âu Châu nữa.

Xin chân thành cảm ơn Quý vị.

Thích Như Điển

 

___________________

 

Namo Sakya Muni Buddha

Your Exellency Most Venerable Liao Chung Mahathera – the President of World Buddhist Sangha Council

Honourable Ven. Mahathera, Vice President, Members of Executive Committee and Distinguisted Guests,

Most Ven. Thích Minh Tâm – as Vice President of WBSC – also President of Vietnamese Unifed Buddhist Congragation in Europe passed away on August 8, 2013 at Finland. He was a Vietnamese Buddhist Monk, has been in France almost 50 years. He spreaded the Dharma to Vietnamese Buddhist Followers, who live in France by difference ways such as culture, education, religion etc… Besides he also sported to establish almost 100 Vietnamese Buddhist Temples in European.

 

Nowaday, there are hunderts tausend European People become Buddhist Layman and laywomen, monks and nuns by 3 traditional as Theravada, Mahayana and Vaijrajana.

 

More than 9 Millions German People are Veretarian. Although they are not Budhist today, but they are effected by Buddhist as well as the present of the His Holiness Dalai Lama in European.

 

In the year 1991, the Meeting of the Executive Committee of WBSC was held in Viên Giác Pagoda Hannover Germany. At that time, the Meeting was simple. We hope that, someday in the near future, it will  be organized in European.

 

A happy new, we would like to announce you all, I have just come back from Moscow Ruissia. I knew a beautiful, great Vietnamese Buddhist Temple was build up in order to speading the Dharma. As you know, only three Religions are excepted by Ruissian Government such as Oxthodox, Islam and Buddhism.

 

We also knew that, Linh Sơn Buddhist academy as university was accepted by France Government and now going on. It was established by founder Most Ven. Dr. Thích Huyền Vi, who passed away many years ago.

 

As you know, that the most Ven. Thích Tâm Châu, who is founder of WBSC, passed away last Year in Canada on age 93.

 

The most Ven. Dr. Thích Tịnh Hạnh decided to translate Taisho Shinshu Daiyokyo Tripitaka into Vietnamese language just finisch with 203 bands. He also passed away last year in Taiwan.

 

We hope that the present of Executive Committee of WBSC is always come here to help them. That is pleasure not only for  the Vietnamese Buddhist in France or Germany, but all Buddhist followers in European.

 

Thank you very much and may Buddha blessed all of you.

The most Ven. Thích Như Điển


Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (2)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (3)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (4)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (5)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (6)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (7)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (8)Dai Hoi Tang Gia The gioi 2016 (9)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2011(Xem: 28314)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 5682)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 8423)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
24/06/2011(Xem: 2803)
Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, Ấn Độ quê hương của Đức Phật, hiện là quê hương của 3.881.056 nữ Phật tử (1). Hiện ước chừng có khoảng 300 triệu nữ Phật tử trên thế giới, trong đó 130.000 vị Ni. Cộng đồng ngày càng lớn mạnh này có một vị trí rất đáng tự hào trong một truyền thống mà ở đó Ni giới và nữ Phật tử từ rất lâu đã là một bộ phận không thể tách rời của Tăng già, gần như ngay khi Tăng già được thành lập. Tuy vậy, ngoài những câu chuyện cảm động được kể lại trong Trưởng lão Ni kệ (2), một cuốn sách trong đó các vị Tỳ kheo Ni tiền bối kể lại quá trình nỗ lực cố gắng và những thành quả mà các vị đã đạt được trên bước đường tới quả vị A La Hán, không có một chứng cứ lịch sử nào được chứng minh. Kết quả là, ghi chép về những đóng góp của nữ giới Phật giáo giờ chỉ còn lại trong những nhân vật văn học của Trưởng lão Ni kệ.
24/06/2011(Xem: 2868)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ với một cá nhân nào, và cũng không đặc biệt liên kết với một tông phái nào của thời kỳ Phật Giáo sơ khai. Có thể phong trào đó khởi dậy từ nhiều nơi trong xứ Ấn Độ, tại miền nam, miền tây bắc và miền đông.
23/06/2011(Xem: 2500)
Quảng Hoằng Minh Tập là bộ sử liệu về tư tưởng Phật giáo do danh tăng Thích Đạo Tuyên (596-667) đời Đường biên soạn. Sách gồm những bài viết Phật học từ đời Ngụy Tấn đến sơ Đường của hơn 130 tác giả.
20/06/2011(Xem: 7286)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
20/06/2011(Xem: 2627)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
18/06/2011(Xem: 4881)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567