Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

17/08/201412:00(Xem: 8503)
Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

1024px-Korea-Gyeongju-Landmarks-Montage-01Hàn Quốc : Huyền thoại Thạch Quật Am, Phật Quốc Tự

 

Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.

 

Tuy nhiên, thay vì được hưởng phúc, nhưng chẳng may cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) lại bị đột nhiên lìa đời. Ngay dịp này, hàng xóm trong làng, gia đình Tể tướng lại hạ sinh một công tử khôi ngô tuấn tú. Giờ khắc cậu công tử chào đời, trên hư không lại có âm vang những câu: “"Hãy để cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) tái sinh làm con nhà tể tướng. Nhờ gia đình chăm sóc đến nơi đến chốn". Điều kỳ lạ là khi lọt lòng mẹ, cậu công tử yêu quý của nhà Tể tướng có hai chữ: “Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城)”. Tin tưởng sự luân hồi nghiệp báo tái sinh, Tể tướng liền truyền lệnh mời mẹ ruột của cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) về nhà mình và cùng nuôi nấng công tử.

 

Sau này khi công tử khôn lớn trưởng thành, để báo đáp công ơn sinh thành của hai bên cha mẹ hiện tiền và cha mẹ kiếp trước, công tử đã xây dựng ngôi Già lam Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암).

 

Câu chuyện trên đã đi vào huyền thoại nhân gian Hàn Quốc mãi truyền tụng rằng: “cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) đã thác sinh vào nhà Tể tướng, một công tử ngoan hiền yêu quý, lại có tâm hiếu thảo với song thân. Công tử đã phát tâm kiến tạo ngôi Già lam Phật địa lấy danh hiệu là Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và xây dựng ngôi danh lam Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) để hồi hướng phúc báu đến song thân hiện tiền và song thân kiếp trước. Việc Phật sự của Công tử nhằm báo ân đức của song thân hiện tại và quá khứ cha mẹ tiền kiếp.

 

Người dân Tân La (Silla) tin rằng núi Thổ Hàm San (Tohamsan-토함산-吐含山) nơi Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) tọa lạc là một địa thế linh thiêng mầu nhiệm, vì vậy hai ngôi Danh lam Cổ Tự này bảo tồn gần như nguyên vẹn giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Điểm đặc trưng của hai công trình này là được kiến thiết và đẽo khắc hoàn toàn bằng đá hoa cương nhưng lại mềm mại và tự nhiên như được nặn bằng đất.

 

Thời tiết ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt bởi sự nóng bức khi hè về, người ta thường đào hang trong các vách núi để làm nơi sinh sống. Chùa Ajiṇṭhā ở huyện Aurangabad của Maharashtra, Ấn Độ và Chùa Vērūḷa, phía tây bắc của thành phố Aurangabad ở Ấn Độ là các chùa tiêu biểu cho văn hóa dựng chùa trong hang đá “Seokgulsawon”. Nét văn hóa kiến trúc Phật giáo này đã được du nhập vào Hàn Quốc thông qua Trung Quốc. Điều khác biệt là người Tân La (Silla) sử dụng đá hoa cương để dựng hang đá nhân tạo. Và pho tượng phật đá chính trong hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) được đánh giá có vẻ đẹp điêu khắc không kém gì những pho tượng danh tiếng trên thế giới. Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) nổi tiếng với Bảo tháp Thích Ca (Seokgatap) hay còn gọi là Tháp Vô Ảnh (Muyeongtap) và Tháp Đa Bảo (Dabotap). Công lao của người thợ xây tháp Vô Ảnh được ghi nhận qua bản nhạc giành cho đàn tranh sáu dây Geomungo.

 

Thời thanh niên học sinh thì người Hàn ai chả một lần cùng bạn bè trong trường trong lớp cùng nhau đi thực tế đến Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암). Cảm giác lúc đó là thật thất vọng vì chỉ được ngắm nhìn di tích lịch sử này qua lớp kính bảo vệ và so với tiếng tăm lẫy lừng thì khu di tích này quá nhỏ bé. Nhưng tới khi trưởng thành, quay lại nơi này thì cảm giác của người tham quan sẽ khác hẳn, nhất là tới đây vào những lúc yên tĩnh vắng người. Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암) vốn dĩ không phải là khu du lịch, đây là Danh lam thánh tích, Già lam Phật địa, nơi con người tu tâm dưỡng tính, tự suy ngẫm và nhìn nhận lại bản thân mình cũng như những người xung quanh.

 

Hãy một lần đứng yên lặng trước ngôi Già lam và giao cảm với tấm chân tình của người thợ đẽo đá thời Tân La (Silla) nghìn năm trước, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được giá trị đích thực của ngôi Cổ tự. Đây là những nét đặc trưng của Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암).

 

* Ca khúc “Bulgeun Ggot Bulgeun Maeum” (Hoa đỏ tấm lòng son) / nhóm nhạc thiếu nhi “Những đứa trẻ ngoan” (Kim Seong-guk sáng tác) * Chương 4 nhạc phẩm Muyeongtap (Tháp Vô ảnh) giành cho đàn tranh sáu dây Geomungo / Jeong Dae-seok sáng tác và biểu diễn

 

Chương 1 nhạc phẩm Chimhyangmu “Trầm Hương Vũ” / Hwang Byeong-gi (đàn tranh Gayageum.

 

Bulguksa hay Phật Quốc tự là một ngôi chùa ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc. Đây là nơi có 7 quốc bảo Triều Tiên, bao gồm các tháp đá Dabotap (Tháp Đa Bảo) và Seokgatap (Tháp Thích Ca), Cheongun-gyo (Thanh Vân kiều), và tượng Phật bằng đồng dát vàng. Ngôi chùa này được xếp loại danh lam thắng cảnh và lịch sử số 1 của Hàn Quốc.

 

Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암), hai ngôi Cổ tự này đều có sự hiện diện Trụ trì và góp phần gìn giữ di sản Văn hóa thế giới của Hậu duệ Thánh vương Lý Thái Tổ, đời thứ 30, đó là Thiền sư Nguyệt Nam hiệu Sương Hải đường (1920-1991).

 

 Năm 1995, Phật Quốc Tự (Bulguksa-불국사-佛國寺) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram-石 窟 庵-석 굴 암). cách đó 4 km được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngôi đại Già lam này được coi như là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo trong vương quốc Silla (Tân La).

 

Thích Vân Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15412)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
09/04/2013(Xem: 14839)
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học. Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!
09/04/2013(Xem: 3488)
Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thànhđã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 16012)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
09/04/2013(Xem: 3999)
VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
09/04/2013(Xem: 13494)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trả lời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểu thị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
09/04/2013(Xem: 4236)
Dựa vào một số tác phẩm Purāna (văn học của Bà-la-môn giáo)[1] và Harsacarita, chúng ta thấy rằng, vua Brhadratha chính là vị hoàng đế sau cùng thuộc triều đại Maurya. Vị vua này bị vua Pusyamitra xác hại để cướp ngôi. Vua Pusyamitra là người đã từng nắm chức tổng tư lệnh trong quân đội dưới triều đại của vua Brhadratha. Ông đã cướp lấy ngôi vua thuộc vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) và sáng lập nên triều đại Śunga. Kinh Divyāvadāna (A-dục-vương truyện) còn ghi lại rằng, vua Pusyamitra là người thuộc triều đại Maurya
09/04/2013(Xem: 6311)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
08/04/2013(Xem: 8681)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 17323)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]