Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Sư Hui Shen & đoàn truyền bá PG đến Châu Mỹ trước ông Columbus

16/10/201408:37(Xem: 9598)
Pháp Sư Hui Shen & đoàn truyền bá PG đến Châu Mỹ trước ông Columbus
Buddha_in_usa

Pháp Sư Hui Shen và Phái Đoàn truyền bá Phật giáo
đến Châu Mỹ trước Ông Columbus





Những thế kỷ đầu của Tây lịch đã được đánh dấu bằng hoạt động truyền bá Phật Giáo mạnh mẽ vượt quá biên giới Ấn Độ. Tiếp tục truyền thống hoằng pháp của thời vua A-Dục, các nhà sư Phật Giáo từ Tích Lan, Nam Ấn, đặc biệt là Kanchipuram, miền Trung và Bắc Ấn đã tham gia từ thiên niên kỷ đầu Tây lịch vào việc truyền bá lời Phật dạy đến những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt nam và một số quốc gia khác. Những vị sư này mang theo họ những hình tượng, ngọc xá lợi và một vài bản kinh chép tay.

Trong nhiều trường hợp, các vị này thông thạo những ngôn ngữ của những quốc gia họ đến lưu trú và chuyển dịch nhiều kinh Phật từ tiếng Pali và Sanskrit ra những tiếng ấy. Những kỳ tích, những thử thách và gian truân của các nhà truyền giáo tiên phong này đã được ghi nhận trong những bia ký và văn học của các quốc gia mà họ truyền bá. Sứ mệnh của họ ở nước ngoài đã để lại dấu ấn trên nền văn hóa của những nước họ đã từng sống.

Dù Ấn Độ là nơi phát sinh ra Phật Giáo và chúng ta đã có một nền văn học Phật Giáo vĩ đại được tích lũy qua nhiều thế kỷ và đã lưu truyền đến ngày nay, chúng ta vẫn không tìm thấy trong đó bất cứ lời ám chỉ nào về những hoạt động truyền bá Phật Giáo ở ngoài vùng Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhưng kỳ thực, dường như những nhà sư Phật Giáo đã đến những hòn đảo Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.

PHÁI ĐOÀN CỦA PHÁP SƯ HUI SHEN (Huệ Thần, Hội Thần ?) :

Mặt khác, hai học giả Mỹ và học giả người Canada đưa ra ánh sáng những hoạt động của phái đoàn Phật Giáo đến Trung Mỹ và Mexico khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Những khám phá của các học giả này không chỉ được dựa vào biên niên sử của Trung Hoa mà còn căn cứ theo những truyền thống và tập quán tôn giáo đang hiện hữu ở Trung Mỹ và Mexico. Đó là một câu chuyện gây chấn động: nó thêm một chương mới vào lịch sử Phật Giáo và những mối quan hệ văn hoá Ấn-Mỹ cổ đại.

Theo giáo sư John Fryer thuộc Đại Học đường California, một nhà sư Phật Giáo tên là Hui Shen trong tiếng Trung Hoa và bốn vị khác người gốc Kabul ở Afganistan đã viếng thăm Trung Mỹ và Mexico vào năm 458 sau Tây lịch với mục đích truyền dạy giáo lý của Đức Phật. Phái đoàn tách ra làm hai chi bộ riêng biệt đến Trung Mỹ tiến hành công việc hoằng pháp trên 40 năm. Sau khoảng thời gian 40 năm, Pháp sư Hui Shen, vị trưởng đoàn và cũng là một thành viên của giáo đoàn ấy, đã đơn độc trở về Trung Quốc năm 499 (sau Tây lịch).

Người ta không biết phái đoàn khởi hành từ Kabul vượt đất liền đến Trung Hoa và từ đó đến Trung Mỹ bằng đường biển hay là đến một trong những hải cảng Ấn độ từ Kabul và rồi sau đó giong buồm đi đến bờ biển Thái Bình Dương. Người ta đặt giả thuyết rằng đoàn trước tiên đến Trung Quốc, từ đó họ giong buồm để tới Trung Mỹ. Vào thời điểm đó Trung Hoa là trung tâm nổi tiếng về những hoạt động truyền bá Phật giáo ở châu Á. Cho dù thời ấy phái đoàn đã theo lộ trình nào đi nữa, thì Pháp sư Hui Shen trong chuyến trở về cũng đã đến Kinh Châu, thủ đô nhà Tề nằm trên bờ sông Dương Tử. Ngài phải chờ đến ba năm để xin yết kiến vị Hoàng Đế và tâu trình về những hoạt động của mình ở Trung Mỹ, nhưng Ngài không thể nào diện kiến với vua được, vì nội chiến đang lan tràn ở đất nước này. Mãi đến năm 502 sau Tây lịch, Pháp sư Hui Shen mới được yết kiến vua Võ Đế của tân triều đại nhà Lương và trình lên nhà vua tất cả những Phật sự của giáo đoàn đã thực hiện ở Trung Mỹ.

CÁC CÂU CHUYỆN ĐƯỢC GHI LẠI TRONG LỊCH SỬ:

Theo sử ký Trung Quốc, hình như Pháp sư Hui Shen không phải người Trung Hoa nên không nói được tiếng Hoa thông thạo, và vua Võ Đế đã tiếp ngài như một vị sứ thần từ Trung Mỹ đến, vì rõ ràng quốc tịch của ngài là ở nước ngoài. Pháp sư Hui Shen đã dâng lên Hoàng Đế những món hàng lạ kỳ, những thứ ngài đã mang về từ Trung Mỹ và xứ Mexico. Vua Võ Đế là một người mộ đạo Phật, lại là một thí chủ hộ pháp, đã quan tâm đặc biệt đến chuyến hành trình của Pháp sư Hui Shen và đề cử vị thân vương Du Kỳ thẩm vấn Pháp sư Hui Shen chi tiết về phái đoàn của ngài đến châu Mỹ, rồi sau đó tường trình đầy đủ về những hoạt động của ngài ở xứ lạ kia. Vì thế bản tường trình của Pháp sư Hui Shen đã được thực hiện và đưa vào văn khố của nhà Lương rồi lưu truyền đến ngày nay, được sự xác nhận đầy đủ của sử gia Trung Hoa lừng danh là Mã Đoan Lâm (sử gia đời Tống, viết "Văn Hiến Thông Khảo", ghi chú của dịch giả).

Trong khi tiếp chuyện với vị thân vương Du Kỳ. Pháp sư Hui Shen trình rằng giáo đoàn gồm năm tăng sĩ Phật giáo trong đó có ngài, đã đến châu Mỹ dưới thời vua Minh Đế của triều đại nhà Tống (420 - 589) trong khoảng 458 sau TL. Các nhà sư mang theo hình tượng, ngọc xá-lợi và kinh sách. Thời ấy đất Mỹ chưa biết đến đạo Phật, phái đoàn đã thành công và họ đã có thể truyền cụ túc giới cho các Tăng sĩ trong số người dân ở đó. Phái đoàn đi dọc theo quần đảo Kurile và đảo Aleutian đến Alaska. Họ khởi hành từ vùng Kamchatka, vùng này đã được người Trung Hoa thời ấy biết đến. Pháp sư Hui Shen miêu tả rất sinh động cái xứ sở đã được vùng Viễn Đông biết đến với tên Fusan ấy, những tập quán và phong cách của người bản xứ và nói rằng xứ ấy cách khoảng 2000 dặm đến 6500 dặm về miền đông Kamchatka và cũng là phía đông của Trung Hoa, rõ ràng nhóm người ấy đã thực hiện một chuyến hải trình trên một chiếc thuyền không mui hoặc một chiếc xuồng nhỏ.

Sau khoảng 40 năm, không biết vì lý do nào đó, Pháp sư Hui Shen đã bị người thổ dân ngược đãi và khi cuộc sống của ngài bị đe dọa, ngài biến mất khỏi đất nước này. Nhưng ngài đã để lại vài dòng chữ khắc trên vách đá. Ở Magdalana thuộc Mexico, có một pho tượng được dựng lên để tưởng nhớ ngài với tên tuổi được khắc vào đó. Ở Trung Mỹ có bằng cớ về truyền thống lẫn khảo cổ chứng tỏ rằng những thành viên kia của phái đoàn đã đi theo một tuyến đường khác đến Trung Mỹ và tiến hành việc hoằng pháp ở đó. Pháp sư Hui Shen quay lại Trung Hoa một mình và không ai biết gì về những thành viên còn lại của phái đoàn ấy nữa.

Bằng chứng này từ văn học Phật Giáo Trung Hoa được hỗ trợ với những phong tục tập quán, những nghi lễ, những cổ vật được tìm thấy ở Trung Mỹ mở rộng suốt hướng đi xuống tận những bờ biển Thái Bình Dương từ Alaska đến Mexico và cả những địa phương khác nằm trên đất liền, để lộ những ảnh hưởng của Phật Giáo tại đó.

* NHỮNG TẬP QUÁN TÔN GIÁO

Khi nói về tầm ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Ấn Độ đến tận Trung Mỹ và Mexico, giáo sư John Fryer nói: " Những tập quán tôn giáo và tín ngưỡng của xứ Mexico, Yucatan và Trung Mỹ, cùng với lối kiến trúc niên lịch, nghệ thuật và nhiều thứ khác được người Tây Ban Nha khám phá khi họ chinh phục Châu Mỹ, chứng tỏ cho thấy có sự trùng hợp hết sức kỳ lạ về những nét đặc biệt giữa phong tục tín ngưỡng Châu Mỹ với phong tục tín ngưỡng Châu Á, khiến người ta ngạc nhiên và nghĩ rằng ảnh hưởng Đạo Phật đã lan đến Châu Mỹ thời ấy. Những sự trùng hợp như vậy nhiều đến nỗi những nhà nghiên cứu độc lập chưa từng biết gì đến câu chuyện Pháp sư Hui Shen cũng tin rằng ắt hẳn đã có mối liên hệ nào đó giữa Mỹ và Châu Á từ đầu kỷ nguyên Tây lịch ".

Giáo sư Edward P. Vining ở San Francisco, người nghiên cứu về vấn đề này đã nêu ra ba mươi lăm sự trùng hợp nổi bật để chứng tỏ sự hiện diện của Phật Giáo và văn hoá Ấn ở Trung Mỹ và Mexico trong những thế kỷ đầu của Tây lịch. Theo ông những sự trùng hợp rõ ràng như vậy cho thấy cả Phật Giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền vào Trung Mỹ trong một thời gian dài trước khi người Tây Ban Nha đến đó. (Do nhà hàng hải Columbus dẫn đầu chuyến công du cho triều đình Tây Ban Nha đã khám phá ra Châu Mỹ vào tháng 10 năm 1492.)

Một nguồn thông tin giá trị nữa liên quan đến việc Pháp sư Hui Shen và đoàn truyền giáo của ngài đến châu Mỹ, đó là hai học giả Canada, giáo sư John Murray Gibbon và Tom Mac Innes đã công nhận việc khám phá Châu Mỹ của Pháp sư Hui Shen. Theo họ thì pháp sư Hui Shen đã băng qua Thái Bình Dương trong một chiếc thuyền Trung Hoa. Ngài đến Vancouver (Canada) khoảng năm 499 sau Tây lịch. Giáo sư Gibbon trích lời của một nhà Địa Lý thời đại Geogre III, người nghiên cứu vấn đề đóng góp của Trung Hoa đối với hải trình xuyên Thái Bình Dương. Giáo sư Mac Innes nói rằng pháp sư Hui Shen đã trải qua mùa đông ở đảo Nootka, Canada, nơi ngài để lại ba tăng sĩ truyền giáo. Những đồng tiền Trung Hoa thuộc triều đại nhà Tấn được tìm thấy ở đó vào năm 1876. Tàn tích những ngôi chùa Phật Giáo được khám phá ở Mexico, trong tiểu bang Somara nằm trên bờ biển Thái Bình Dương và gần thành phố Ures, cũng trong tiểu bang ấy, cùng với một pho tượng Phật có khắc những hàng chữ Trung Hoa.

Sự kiện Pháp sư Hui Shen và đoàn truyền giáo của ngài đến từ Kabul và việc ngài không thông thạo tiếng Trung Hoa, cho ta giả thuyết rằng ngài có thể là tu sĩ người Ấn Độ hoặc người gốc Kabul, vốn là một phần của Ấn Độ vào thời đó. Kabul cũng được gọi là Cophen Kiplin, Kandahar hay Balk trong vùng Gandhara bây giờ được sát nhập với Afghanistan và thời ấy đã là một trung tâm truyền bá Phật giáo. Một tăng sĩ nổi tiếng của Kabul, người đến Trung Hoa trong khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây lịch và phiên dịch nhiều kinh Phật ra tiếng Trung Hoa là ngài Chúng Thiên (Sanghadeva, Tăng-già-đề-bà). Mặc dù ngày nay Pháp sư Hui-Shen được biết với cái tên Trung Hoa, rất có thể ngài đã là người Ấn gốc Ấn Độ hay Kabul đến vậy.

Thích Nguyên Tạng dịch theo tài liệu : V. G. NAIR, Realist Buddhist, Malaysia, 1992

****

Kính mời xem bài liên quan:






lamayeshe
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2018(Xem: 6416)
Ý đồ của Hốt-tất-liệt, dựa trên Phật giáo Tây Tạng để thống trị Trung Quốc không chỉ bằng vũ lực mà còn cả về tư tưởng, tôn giáo, chính trị xã hội; nếu suy luận này của chúng ta không lạc hướng, thế thì lịch sử chứng tỏ ý đồ này đã thất bại. Ý nghĩa của sự thất bại này thuộc phạm vi nghiên cứu của các nhà văn hóa và sử học.
01/01/2018(Xem: 39822)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 7987)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
26/10/2017(Xem: 8383)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
18/10/2017(Xem: 6471)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
06/06/2017(Xem: 8440)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
22/05/2017(Xem: 49504)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
18/04/2017(Xem: 9803)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
09/11/2016(Xem: 8439)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
06/07/2016(Xem: 6612)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567