Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Lễ hội truyền thống

27/11/201311:38(Xem: 19350)
08. Lễ hội truyền thống

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



8. Lễ hội truyền thống






Lễ hội lớn nhất trong năm là tết Losar, năm mới của Tây Tạng. Người ta sửa soạn cầu kỳ cho tết Losar từ ngày mùng tám tháng mười hai. Trong hai mươi ngày chúng tôi làm bánh mì, bánh ngọt, bánh mì tròn "kabse" và "timomo". Chúng tôi để những món ăn này đông lạnh tự nhiên rồi xếp chúng chồng lên nhau trong kho thực phẩm cho tới lúc dùng chúng.

Lúc này bánh mì nướng cho tháng giêng, tháng hai và tháng ba được xếp chồng thành hàng và để cho đông cứng. Buổi tối, trước ngày cần ăn bánh mì, chúng tôi cho bánh mì vào trong một cái thùng rồi hâm nóng, nếu không sẽ không thể ăn được bánh vào ngày hôm sau vì chúng đông cứng như đá.

Ngày cuối năm, chúng tôi nấu một đầu heo, luộc thịt cừu và thịt heo (chúng tôi không ăn gà hay cá). Rồi chúng tôi mời thân nhân và bạn bè đến ăn tối với bánh mì và thịt. Không ai ngủ trong ngày cuối năm. Chúng tôi uống rượu và vui chơi suốt đêm. Tôi thường rất vui thích trong ngày này, cũng như tất cả những đứa trẻ khác, vui sướng trong dịp tết Losar. Tôi thường hỏi "Mặt trời mọc chưa? Mặt trời đã mọc chưa?",vì đó là dấu hiệu ngày tết bắt đầu.

Trong những ngày tết chúng tôi mặc những bộ quần áo mới đẹp nhất, và cưỡi ngựa với những bộ yên cương được trang trí cầu kỳ nhất. Chúng tôi đốt pháo, bắn súng, hát và hô to "Lha gyal lo",tiếng hô trong dịp tết và có nghĩa là "các vị thần chiến thắng". Chúng tôi thăm viếng tất cả bạn bè và tặng quà, phần lớn là bánh mì và bánh ngọt. Bọn trẻ con chúng tôi sụp lạy ba lần trước ông bà, cha mẹ và tất cả những người trên khác, rồi chúng tôi tặng nhau bánh mì và chúc nhau "Tashi deleg"(chúc may mắn). Nếu có các vị lạt ma ở gần đó, chúng tôi sẽ đến thăm để được các vị ban phước lành đầu năm mới.

Ngày mùng hai tết chúng tôi đi lễ chùa. Mọi người vui chơi cho đến ngày rằm tháng giêng. Đàn ông chơi mạt chược và đánh bạc, những người trẻ thì hát và múa, trẻ con chơi đủ thứ trò chơi kể cả đánh đu. Sau ngày rằm, những người già không phải làm việc gì nên tiếp tục vui chơi, còn những người trẻ và những người giúp việc thì phải quay lại tiếp tục công việc của mình.

Ở Lhasa, sau ngày mùng hai tết Losar, toàn thành phố trật tự và yên tĩnh, vì đó là lúc bắt đầu Đại Lễ Cầu Nguyện Monlam. Ở Amdo chúng tôi không có tục lệ này.

Ngày lễ hội thứ hai là ngày mùng hai tháng hai. Trong ngày này chúng tôi đưa ngựa đến hội chợ ngựa. Người ta mua bán ngựa và đua ngựa tại đây. Hội chợ này chỉ có ở Tsongkha chứ không có ở một nơi nào khác trên đất nước Tây Tạng.

Có một lễ kỳ lạ vào ngày mùng tám tháng tư. Trong ngày này các thầy bói xuất thần và nói ra những lời tiên tri cho những người muốn biết tương lai của mình. Những cặp vợ chồng chưa có con thì cầu nguyện và mang thùng đi lấy nước, từ ba mươi đến năm mươi lần, vừa đi vừa nói là mình muốn có con.

Ngày mùng năm tháng năm là ngày uống rượu.

Vào ngày mùng sáu tháng sáu mọi người đi chơi ở một nơi có suối nước khoáng mà người ta xem là rất tốt cho sức khỏe. Nước suối ở đó tốt cho dạ dày, mắt, tóc và bàn chân. Có một trăm lẻ tám suối nước khoáng trên một quả đồi. Đàn bà con gái đi thành một đoàn chứ không đi cùng với đàn ông con trai. Khi hai đoàn tới suối, họ trao đổi những đồ ăn họ mang theo và ca hát với nhau. Những bài hát này chỉ hát ở suối trong ngày này và không được hát ở nhà. Họ ở đây trọn một ngày dưới những cái dù nhiều màu. Trong những ngày đó chúng tôi thật là vui vẻ, không có một chút lo nghĩ nào.

Vào ngày mười lăm tháng tám, vui Tết Trung Thu, thân nhân và bạn bè biếu tặng nhau bánh "yubin", hay bánh nướng, bánh dẻo. Khi trời tối chúng tôi bày bánh cùng với trái cây trên những cái khay rồi đặt chúng dưới ánh trăng để cúng, chúng tôi thắp những ngọn đèn bơ cho các vị thần và phục lạy mặt trăng ba lần. Sau đó mọi người ăn bánh và trái cây. Một số trẻ con chúng tôi len lén đi tới gần những cái khay và khi không có ai nhìn, lấy những món bày trên đó bỏ vào túi của mình.

Trong thời gian người Mông Cổ cai trị Trung Hoa (thời nhà Nguyên, 1271-1368), có nhiều tổ chức bí mật được thành lập để chống lại chính quyền. Một năm nọ, vào ngày trước tết Trung Thu, một cuộc nổi dậy đã diễn ra. Để tổ chức cuộc nổi dậy này, người ta giấu những bức thư kêu gọi và những lá truyền đơn trong những cái bánh.

Ngày hai mươi chín tháng chín là ngày lễ của những người làm nghề thuộc da thú và những người buôn da và lông thú. Họ làm lễ cúng các vị thần tổ nghề da và cầu nguyện cho thời tiết lạnh hơn để người ta mua nhiều áo lông.

Trong tháng mười, có một ngày người ta mời các tu sĩ đến nhà để tụng kinh cầu nguyện và dâng đèn bơ. Buổi tối hôm đó chúng tôi đi tới chùa ở gần nhà để lấy dầu thắp đèn bơ. Các tu sĩ tụng kinh ở mỗi nhà trong vùng và mọi nhà thay phiên nhau nấu ăn cho các vị này. Buổi tối trẻ con mang tô đến lấy mì ở nơi nào đang có các tu sĩ tụng kinh. Ở đó sẽ có một nồi mì đầy và mỗi đứa trẻ được lấy một tô. Người lớn lấy mì trong một nồi khác. Lễ này kéo dài tám ngày.

Ngày mùng chín tháng mười là ngày chúng tôi phóng sanh một con ngựa và một con cừu để chúng không bị đồ tể làm thịt, và chúng tôi tụng kinh trong ba ngày. Rồi chúng tôi đưa những con vật này tới cho các vị tu sĩ. Chúng tôi nướng bánh mì gởi cúng dường các vị tu sĩ ở tu viện Kumbum, và các vị này tụng kinh cầu nguyện cho chúng tôi.


trau yak
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/07/2012(Xem: 9918)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật. Hiện nay Thiền tông (Zen) tại Nhật có hai tông thịnh hành nhất là tông Lâm Tế (Rinzai) và tông Tào Động
29/06/2012(Xem: 6060)
Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
30/05/2012(Xem: 5790)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
30/05/2012(Xem: 6674)
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO & HỒI GIÁO TẠI AFGHANISTAN · Địa lý · Sự hiện diện của Phật Giáo vào buổi đầu · Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ và Vương quốc Graeco-Bactrian · Thời đại Kushan · Người White Huns và Turki Shahis · Tây Thổ Nhĩ Kỳ (The Western Turks) · Thời đại Umayyad và sự mở đầu của Hồi giáo · Liên minh Tây Tạng · Đầu thời kỳ Abbasid · Cuộc nổi loạn chống lại đế chế Abbasids · Triều đại Tahirid, Saffarid, và Hindu Shahi · Triều đại Samanid, Ghaznavid, và Seljuk · Triều đại Qaraqitan và Ghurid · Thời kỳ Mông Cổ (Mongol)
29/05/2012(Xem: 17279)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 8672)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 5176)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạng vì lợi lạc của chúng sinh.
16/04/2012(Xem: 6805)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
07/04/2012(Xem: 7408)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
19/03/2012(Xem: 3853)
Có thể nói nguyên nhân sâu xa và then chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tại là bản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]