Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời giới thiệu (HT Như Điển)

27/11/201309:50(Xem: 20447)
Lời giới thiệu (HT Như Điển)
Lời Giới Thiệu
của Hòa Thượng Thích Như Điển

Diễn đọc: Pt Quảng An




Hôm nay ngày 13 tháng 4 năm 2013 Phái Đoàn Hoằng Pháp tại Âu Châu của chúng tôi đang ở tại Chùa Phật Quang; nơi Đại Đức Thích Tịnh Phước Trụ Trì, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng từ Úc đã gửi bản điện tử dịch phẩm mới nhất cho Thầy Hạnh Tuệ và nhờ tôi đọc và viết lời giới thiệu. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy.

Đọc bản Việt dịch với nhan đề là: "Đức Đạt Lai Lạt Ma – Con trai của tôi" (Dalai Lama, my son), câu chuyện của một người Mẹ, đó là cụ bà Diki Tsering, thân mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Câu chuyện do hai người cháu nội của bà, Khedroob Thondup và Yangzom Doma,ghi lại từ lời kể của bà.

Lâu nay chúng ta thường nghe, đọc những sách viết về Đức Đạt Lai Lạt Ma; nhưng ít ai biết được nơi làng quê Amdo, Ngài đã sinh ra và lớn lên cho đến 4 tuổi như thế nào. Qua quyển sách nầy, người đọc sẽ biết rõ được tất cả những phong tục, tập quán cổ xưa của người Tây Tạng.

Bà Diki Tsering là một người đàn bà ở nông thôn không biết chữ, lớn lên 16 tuổi lấy chồng và sinh hạ 16 người con cả trai lẫn gái. Nhưng ở Bà Diki Tsering có những đặc tính đặc biệt như sau:

Về tinh thần: Bà là người rất mộ đạo. Tuy không được học hỏi nhiều, nhưng lòng tin nơi Tam Bảo, việc làm phước, bố thí, cúng dường vốn là những chất liệu dưỡng sinh căn bản để Bà tự làm chủ được mình khi phải chăm lo cho chồng, cho con cũng như làm Mẹ của người dân Tây Tạng từ năm 1940 khi Bà về Lhasa. Đặc biệt là truyền thống của người Amdo bà không bao giờ quên khi có cơ hội giới thiệu truyền thống nầy cho con cháu cũng như những người chưa quen biết, dù cho Bà sống tại Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc hay ngay cả tại Ấn Độ.

Về vật chất: Cách ăn mặc của Bà cũng rất đặc biệt, không bao giờ từ bỏ những y phục cổ truyền của xứ Amdo, cho dù Bà đã sinh sống tại Lhasa. Vẻ đẹp không phải từ quần áo lụa là, mà chính là ở cung cách của con người sử dụng nó. Đi đâu và ở đâu Bà cũng làm những loại bánh đặc biệt của vùng Amdo để cho chồng, cho con thưởng thức. Điều này khiến cho con cháu của bà khó quên được cội nguồn. Đây cũng là một cách nhắc nhở gián tiếp cho những người được sinh ra từ miền quê nghèo khó ấy và không nên “có mới nới cũ” như nhiều mệnh phụ phu nhân đương thời tại Lhasa.

Người viết lời giới thiệu nầy có cơ duyên đã gặp trực tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tất cả 5 lần. Lần đầu tiên vào năm 1992 tại Hamburg, Đức Quốc. Lần thứ hai vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 tại chùa Viên Giác, Hannover. Hôm ấy cũng là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây chùa Khánh Anh; nhưng tôi không thể từ bỏ Hannover để đi Paris tham dự được. Năm 1999 tại Schneeverdingen, tôi đã có cơ duyên học với Đức Đạt Lai Lạt Ma về Ngài Tống Khách Ba và Ngài Long Thọ. Đến năm 2006, Đại Học Hamburg tổ chức hội thảo về việc thọ Tỳ Kheo Ni cho chư Ni thuộc truyền phái Tây Tạng. Hôm ấy có cả Hòa Thượng Thích Quảng Ba từ Úc sang cũng như Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát thuyết trình bằng tiếng Anh và Hội Phật Giáo Hamburg đã dành cho tôi danh dự ngồi chung bàn dùng cơm trưa với Ngài cũng như Thủ Tướng Tây Tạng đương nhiệm lúc bấy giờ. Đến năm 2008 tại Frankfurt, đây là lần thứ 5 tôi đã có cơ duyên học với Đức Đạt Lai Lạt Ma về Trung Quán Luận và Tổ Sư Santideva cũng như Tổ Sư Asita trong vòng 5 ngày. Đây quả là những nhân duyên hy hữu của tôi có được trong đời này.

duc-dalailama-tham-chua-vien-giac-6

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Phó Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu, đã dày công phiên dịch tập truyện này cũng như sưu tập những hình ảnh giá trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma để cống hiến đến các độc giả xa gần. Quả là một việc làm đáng tán thán. Qua ngòi bút dịch thuật lưu loát của Thầy, đã chuyên chở được nội dung của sách mà tác giả đã gửi gắm vào. Những từ ngữ Phật học cũng đã được Thượng Tọa giản dị hóa để người đọc dễ hiểu. Quả là điều quý hóa vô cùng.

Với độc giả, chúng ta nên trân quý tác phẩm này, vì đây là quyển sách được chuyển dịch ra Việt ngữ đầu tiên về quê hương của Đức Đạt Lai Lạt Ma do chính mẫu thân của Ngài kể lại. Do vậy chúng ta nên dành thì giờ rảnh rỗi để đón đọc một cách tự nhiên. Vì trong sách ấy có những viên ngọc quý tinh thần thật là giá trị mà người đọc không nên gấp sách lại sớm hơn dự định.

Tôi đã đọc tập sách nầy trong vòng bảy tiếng đồng hồ qua ba trăm trang sách cũng như hình ảnh và sự kiện và thấy đây là một tác phẩm tuyệt vời; nên xin trân trọng giới thiệu đến với quý độc giả xa gần hãy trang trọng đặt sách vào tay để nghiền ngẫm những sự kiện đã xảy ra trong gần 80 năm qua.

Viết xong vào một sáng mùa xuân năm 2013 tại chùa Phật Quang Thụy Điển khi bên ngoài mùa hoa Tulip đã đơm bông hé nụ.


Trân trọng giới thiệu.

Sa Môn Thích Như Điển

Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6856)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
07/07/2011(Xem: 30844)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6678)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9613)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
24/06/2011(Xem: 3023)
Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, Ấn Độ quê hương của Đức Phật, hiện là quê hương của 3.881.056 nữ Phật tử (1). Hiện ước chừng có khoảng 300 triệu nữ Phật tử trên thế giới, trong đó 130.000 vị Ni. Cộng đồng ngày càng lớn mạnh này có một vị trí rất đáng tự hào trong một truyền thống mà ở đó Ni giới và nữ Phật tử từ rất lâu đã là một bộ phận không thể tách rời của Tăng già, gần như ngay khi Tăng già được thành lập. Tuy vậy, ngoài những câu chuyện cảm động được kể lại trong Trưởng lão Ni kệ (2), một cuốn sách trong đó các vị Tỳ kheo Ni tiền bối kể lại quá trình nỗ lực cố gắng và những thành quả mà các vị đã đạt được trên bước đường tới quả vị A La Hán, không có một chứng cứ lịch sử nào được chứng minh. Kết quả là, ghi chép về những đóng góp của nữ giới Phật giáo giờ chỉ còn lại trong những nhân vật văn học của Trưởng lão Ni kệ.
24/06/2011(Xem: 3166)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ với một cá nhân nào, và cũng không đặc biệt liên kết với một tông phái nào của thời kỳ Phật Giáo sơ khai. Có thể phong trào đó khởi dậy từ nhiều nơi trong xứ Ấn Độ, tại miền nam, miền tây bắc và miền đông.
23/06/2011(Xem: 2814)
Quảng Hoằng Minh Tập là bộ sử liệu về tư tưởng Phật giáo do danh tăng Thích Đạo Tuyên (596-667) đời Đường biên soạn. Sách gồm những bài viết Phật học từ đời Ngụy Tấn đến sơ Đường của hơn 130 tác giả.
20/06/2011(Xem: 8322)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
20/06/2011(Xem: 3006)
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước tây lịch PG đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và PG khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]