Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Lịch sử Rajputana

06/01/201206:49(Xem: 5811)
4. Lịch sử Rajputana

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG III -
TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB

IV. LỊCH SỬ RAJPUTANA

Các “võ sĩ” Ấn Độ - Thời đại các hiệp sĩ – Thành Chitor thất thủ

Trong suốt thời đại u ám đó, chỉ có công nghiệp anh hùng của miền Rajputana là chiếu bừng lên một lát. Miền đó gồm những tiểu quốc tên rất du dương: Mewar, Marwar, Amber, Bikaner vân vân… Dân chúng, một nửa là người bản xứ, một nửa là hậu duệ các dân tộc xâm lăng Scythe hay Hung Nô, đã dựng nên một nền văn minh phong kiến, các “rajah” (tiểu vương Ấn Độ) của họ hiếu chiến và chỉ nghĩ tới nghệ thuật hưởng thụ chứ không nghĩ tới bồi dưỡng nghệ thuật. Mới đầu họ chịu phục tòng các vua Maurya và Gupta, rồi sau biết bảo vệ sự độc lập của họ, và của toàn thể Ấn Độ khi các rợ Hồi giáo vô cõi. Các thị tộc của họ chiến đấu rất anh dũng, ít miền khác nào bằng[14]. Theo Tod, sử gia tán dương họ, thì mỗi người đàn ông là một Kshatriya bất khuất và mỗi đàn bà là một nữ kiệt. Tên của dân tộc họ, Rajput, có nghĩa là “con vua”, và đôi khi họ gọi xứ họ là Rajasthan, tức “xứ của vua chúa”.

Tất cả cái điên khùng và tất cả cái thi vị của thời hiệp sĩ Trung cổ châu Âu – can đảm, trung tín, mê nhan sắc phụ nữ, tranh nhau, chém giết nhau, đầu độc, ám sát nhau – tất cả những cái đó đều có đủ trong lịch sử của xứ anh dũng Rajputana. Sử gia Tod bảo: “Các thủ lãnh Rajpute có đủ các đức hiệp sĩ châu Âu mà trí tuệ còn hơn nhiều”. Phụ nữ của họ rất khả ái, đàn ông sẵn sàng hi sinh cho đàn bà mà đàn bà cho sự tự hỏa thiêu để chết theo chồng là một phép lịch sự chứ không có gì đáng khen. Một số ít phụ nữ có văn hóa cao, vài rajah là thi sĩ hoặc nhà bác học nổi danh, thỉnh thoảng vẽ những bức hoạ rất đẹp bằng màu pha nước theo kiểu Ba Tư thời Trung cổ. Trong bốn thế kỉ họ gom góp được không biết bao nhiêu vàng bạc châu báo tới nỗi có thể trong một ngày tiêu một số tiền bằng bốn trăm triệu quan hiện nay[15] vào lễ đăng quang.

Họ hãnh diện rằng coi chiến tranh là nghệ thuật tối cao và một số nhà quí phái Rajpute thì không nên làm nghề gì khác nghề võ, đó là bi kịch của lịch sử họ. Nhờ tinh thần thượng võ đó họ chống cự nổi với bọn Hồi giáo và khét tiếng là anh dũng[16], nhưng đồng thời họ cũng ham gây lộn với nhau quá, nội chiến lung tung, các tiểu quốc chia rẻ nhau, yếu đi, và khi gặp nạn ngoại xâm, mặc dầu họ chiến đấu can đảm mà cũng không tự cứu được. Chuyện thành Chitor – một trong những kinh đô của họ - thất thủ, do Tod kể lại, đọc cũng say mê như truyện hoang đường Athur hoặc truyện Charlemagne, vì tài liệu đều mượn của các sử gia Rajpute, những người quá yêu nước, chắc là không chép hết sự thực, cho nên bộ sử Rajasthancó lẽ cũng chỉ là những truyện hoang đường như La Mort d’Arthurhoặc La chanson de Roland. Theo người chép sử, tướng Hồi xâm lăng Alau-d-din không muốn chiếm thành Chitor mà muốn chiếm công chúa Pudmini – “danh hiệu này chỉ để tặng người đẹp nhất trong nước” – Viên tướng Hồi bảo sẽ rút quân, không bao vây thành Chitor nữa nếu viên phụ chánh chịu dâng công chúa cho hắn. Viên phụ chánh không chịu, hắn lại đề nghị sẽ rút quân nếu chỉ cho hắn được thấy mặt công chúa thôi, cũng lại từ chối nữa, sau cùng hắn chỉ xin được thấy cái bóng của công chúa trong gương thôi, như vậy mà cũng bị từ chối nữa. Chẳng những vậy, các phụ nữ Chitor cũng tiếp sức chồng con để bảo vệ đô thành và đàn ông Rajpute thấy mẹ và con gái chết trong chiến tranh bên cạnh mình thì càng hăng mà chiến đấu tới người cuối cùng. Khi Alau-d-din vô được Chitor thì trong thành không còn lấy một người sống sót, bao nhiêu đàn ông đều chiến đấu mà chết hết, còn những phụ nữ nào không ngả gục bên cạnh chồng con thì theo tục Jokurghê gớm, tự chất củi, châm lửa để thiêu mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2012(Xem: 9126)
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc. Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
25/10/2012(Xem: 9699)
Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai". Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục.
05/10/2012(Xem: 3379)
Trong một khoảng thời gian rất dài của lịch sử, đất nước Bangladesh ngày hôm nay đã từng là một phần của Ấn Độ và được biết đến như là Bengal. Cho nên lịch sử của đất nước Bangladesh hiện đại khá ngắn. Các biên giới của Bangladesh ngày nay được thành lập với sự phân vùng của Bengal và Ấn Độ vào năm 1947, khi khu vực này đã trở thành một phần của Đông Pakistan, một phần của quốc gia Pakistan mới được thành lập.
26/09/2012(Xem: 6254)
Tôi đến Bodh Gaya vào giữa tháng Hai dịu nắng. Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā. Tên tuổi Sujātā được sử dụng rộng rãi, từ lớp học cho trẻ em nghèo đến khách sạn sang trọng ở khu vực Bodh Gaya. Đường vào làng hẹp và bụi bặm.
19/09/2012(Xem: 4903)
Tôi đến Bodh Gaya vào giữa tháng Hai dịu nắng. Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā. Tên tuổi Sujātā được sử dụng rộng rãi, từ lớp học cho trẻ em nghèo đến khách sạn sang trọng ở khu vực Bodh Gaya. Đường vào làng hẹp và bụi bặm. Ven đường, một vài nông dân đang đập lúa vàng ươm vừa mới thu hoạch trên các khoảnh ruộng. Phong cảnh giống như đất nước Việt Nam trước đây. Xe đưa chúng tôi đến một ngôi tháp bằng gạch. Tháp khá lớn và tròn đều, có thể nhận ra rất rõ từ không ảnh của Google Maps. Đọc dòng giới thiệu vắn tắt trên tấm biển màu xanh gần ngôi tháp, được biết đó là ngôi tháp của nàng Sujātā, người con gái đã dâng bát cháo sữa cho nhà khổ hạnh Siddhārtha trước khi chứng đạo. Tôi chợt nghĩ về các đạo sĩ khổ tu và tấm lòng nhân hậu của người dân Ấn.
12/09/2012(Xem: 7302)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
12/09/2012(Xem: 3212)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
12/09/2012(Xem: 3545)
Ngày nay Phật giáo trên thế giới tổ chức rất nhiều giáo hội, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo chưa bao giờ được biết là có một cơ chế quyền lực trung ương theo kiểu kim tự tháp (giống như cơ chế của tòa thành Vatican) nào cả. Vào thời đức Phật, tuy các bộ phái gắn liền với những khu vực địa phương khác nhau khắp các nơi ở Ấn Độ, nhưng tất cả vẫn duy trì được mối quan hệ với nhau trong tinh thần lục hòa cho nên các tăng sĩ dễ dàng đi lại từ tu viện này đến tu viện khác.
12/09/2012(Xem: 3784)
Khi Phật giáo Đại thừa xuất hiện thì tất cả những bộ phái không phải là Đại thừa đều được gọi chung là Tiểu thừa. Từ đó có sự tranh chấp, đôi co giữa hai bên. Bên Đại thừa tự hào cho rằng mình là cỗ xe lớn có thể chở được nhiều người cùng đến chổ giải thoát trong khi Tiểu thừa là cổ xe quá nhỏ không thể chở được ai, giỏi lắm là chỉ được một vài người.
26/07/2012(Xem: 7641)
Thầy tôi khuất bóng nay đã 46 năm. Tôi cũng đã trãi qua mấy chục năm trường, đem tài sức hữu hạn của mình chung lo hành đạo và hóa đạo, cho đến bây giờ tuổi gần bảy mươi, mà ân hưởng của Thầy tôi ngày nào vẫn thấy còn đầm ấm bên lòng. Tình Thầy trò ngoài cái nghĩa là tình thiện tri thức được xông ướp trong mùi hương đạo, còn có nghĩa của một thứ tình gắn bó vô túc duyên không sao nói hết được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]