Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 3: Cuộc kết tập tại thành Tỳ Xá Ly

05/01/201202:25(Xem: 5951)
Tiết 3: Cuộc kết tập tại thành Tỳ Xá Ly

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG III

NGUYÊN THỈ PHẬT GIÁO VÀ TAM TẠNG KINH ĐIỂN

TIẾT III. CUỘC KẾT TẬP TẠI THÀNH TỲ XÁ LY

- Khởi Nguyên Cuộc Kết Tập Lần Thứ Hai.

Như mọi người đều biết, Ấn Độ thời đức Phật còn tại thế, thì ở tây Ấn Độ là trung tâm, là giáo khu của Bà La Môn giáo, và có truyền thống bảo thủ. Trong khi tại đông Ấn Độ, dọc theo dải Ma Kiệt Đà lại mở ra chân trời mới với phong trào tự do tư tưởng. Ngay như thuyết “nghiệp lực” và Áo Nghĩa Thư đều phát triển tại phương đông cùng với vương triều Tỳ Đế Ha (Vedeha). Đức Phật - người thuộc tộc Thích Ca cũng là một chi của phương đông. Phật Giáo cũng dựa vào hoàn cảnh tự do tư tưởng mà phát đạt. Vì vậy, nên tư tưởng của đức Phật rất coi trọng sinh hoạt thực tế. Đến độ lấy sinh hoạt thực tế làm nguyên tắc. Ngay như lúc sắp nhập diệt, Đức Thích Tôn vẫn còn lo là các đệ tử sau này sẽ vướng vào các tiểu chi, tiểu tiết có thể gây trở ngại cho công cuộc phát triển giáo hóa. Do đó, Phật dặn dò thị giả - ngài A Nan rằng: “sau khi ta diệt độ, ông hãy triệu tập Tăng chúng và tuyên bố xả bỏ các “vi tế giới”. Vi tế giới là những việc nhỏ nhiệm, không quan trọng mà trong sinh hoạt thường nhật khi Phật còn tại thế đã chế định. Điều đó cho thấy đức Phật rất coi trọng sinh hoạt thực tế. Nghĩa là tự do “lấy, bỏ” miễn sao việc chế định giới luật phải thích nghi với sự tu tập. Đây là điểm thủy chung nhất quán của giới luật.

Nhưng, trong lần đại hội thứ nhất, Tôn giả A Nan một lần đọc lên di huấn của đức Phật, ngài lại quên là lúc ấy ngài không thỉnh thị đức Phật dạy rõ thế nào là phạm vi tế giới. Do vậy mới phát khởi một chuỗi tranh luận. Sau cùng, ngài Đại Ca Diếp với địa vị là người chủ trì cuộc Đại hội kết tập đưa ra quyết định: “những gì Phật dạy, chúng ta phải phụng hành theo, những gì Phật không dạy, không đem ra bàn luận ở đây”(19).

Thì ra, các Thượng tọa trưởng lão đều là những vị bảo thủ, mà Đại Ca Diếp là một trong những vị bảo thủ. Do đó, nội dung giới luật của lần Đại hội kết tập lần thứ nhất được ghi nhận là đại biểu cho tinh thần Thượng tọa, và những vị Thượng tọa thì củng cố đại vị lãnh đạo của họ.

Mặc dù vậy, ngài trưởng lão Phú Lan Na vẫn giữ thái độ tuy không tiếp nhận cùng phái với ngài Đại Ca Diếp, nhưng ngấm ngầm thay đổi tư tưởng. Cùng lúc ấy, ngài Phú Lan Na nhận được sự trọng thị từ các Tỳ kheo trung niên ở phía đông. Vì vậy, lần kết tập thứ hai diễn ra tại thành Tỳ Xá Ly, về mặt địa vực, thì hệ phía tây Ấn Độ thuộc về thành Ba Tra Ly Tử, và hệ phái đông Ấn Độ thuộc về thành Tỳ Xá Ly có biểu hiện tranh luận. Nhân vì sau khi Phật diệt độ, khu vực giáo hóa của Phật Giáo ngược lên theo phân chi của lưu vực sông Hằng là sông Diêm Ngu Na, từ đó phát triển rộng về hướng tây cho đến sông Ma Thâu La (nay là sông Juma thuộc tây ngạn sông Mutra), hình thành nên hệ Phật Giáo rất quan trọng ở tây Ấn Độ. Thời này tại đông Ấn Độ lấy thành Tỳ Xá Ly làm trung tâm của Tỳ kheo tộc Bạt Kỳ. Đối với vấn đề giới luật, thái độ của hệ phía đông khác với hệ phía tây. Sự thực đó là hiện tượng tự nhiên.

- Tình Hình Sôi Động Của Lần Thất Bách Kết Tập.

Tuy trong luật cho rằng đây là thời cách Phật nhập diệt đã xa khoảng trăm năm. Nếu lấy sự tham gia đông đúc của các trưởng lão trong lần đại hội này, theo một trưởng lão đệ tử ngài A Nan phát biểu, thì lần Đại hội kết tập này diễn ra cách Phật nhập diệt trong vòng một trăm năm.

Nhân có trưởng lão Tỳ kheo Da Xá Ca Kiền Đà Tử (Yasa Kakandakal Putta) là người của hệ phía tây đi tuần hóa đến thành Tỳ Xá Ly, thấy các Tỳ kheo ở phía đông cứ mỗi nửa tháng vào các ngày mùng tám, mười bốn và ngày rằm, dùng bình bát đựng đầy nước, và tụ tập người tại địa phương lại một nơi rồi yêu cầu họ - các bạch y - thí tiền. Trong số các bạch y có người không đồng ý cúng tiền, còn chê trách rằng: các Sa môn Thích tử không nên cầu thí kim tiền. Thấy vậy, trưởng lão Da Xá liền trách cứ các Tỳ kheo cầu bạch y cúng tiền, và nói: “cầu thí như vậy là không đúng tinh thần giáo pháp”. Lại hướng về đám tục nhân, và nói: “các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội(20).

Việc ngài Da Xá hướng các tục nhân nói là họ sai trong việc cúng thí kim tiền, nên các Tỳ kheo yêu cầu ngài hướng về các bạch y mà bày tỏ yết ma (tức tạ lỗi). Ngài Da Xá không đồng ý tạ lỗi, và ngài vẫn khẩn thiết yêu cầu các Tỳ kheo không nên cầu thí kim tiền. Việc làm này của ngài được các tục nhân hết sức ca ngợi và kính ngưỡng. Kết quả ngài Da Xá không được các Tỳ kheo của tộc Bạt Kỳ dung nạp. Ngài liền đi về phía tây và nhằm vào các Đại đức trưởng lão có danh vị mà du thuyết. Rồi ngài trở lại thành Tỳ Xá Ly triệu tập đại hội để làm sáng tỏ vấn đề giới luật.

Trưởng lão Da Xá đã không nệ nhọc nhằn để đi cả nghìn dặm. Ngài đến tận địa phương của Tỳ kheo Ba Lỵ Da - người nổi tiếng về tu khổ hạnh đầu đà (địa xứ này cách Ma Thâu La năm trăm dặm về phía tây). Ngài đến địa phương của Tỳ kheo A Bàn Đế, đến trú xứ của Tỳ kheo Đạt Thấn Na (ở Nam Sơn), quan trọng hơn cả là ngài tranh thủ đi đến địa phương Ma Thâu La của trưởng lão Tam Bồ Đề, đến địa phương Tát Hàn Nhã của trưởng lão Ly Bà Đa. Tỳ kheo của bộ tộc Bạt Kỳ cũng bốn lần phản bác lại ngài Da Xá, và cho rằng nguyên ủy là do đức Phật đã dạy như vậy tại địa phương họ. Họ yêu cầu đại chúng trợ lực để giúp họ phản bác lại ngài Da Xá. Chung cuộc, việc du thuyết của ngài Da Xá đưa đến kết quả hết sức xán lạn. Đó là có đến bảy trăm vị Tỳ kheo cùng đến thành Tỳ Xá Ly tham dự đại hội. Vì có quá đông người dự đại hội, nhưng nếu tất cả cùng tham gia biện luận, e rằng sẽ không đưa đến kết quả. Do đó, các Tỳ kheo của cả hai phía đông, tây đồng ý mỗi phía được suy cử bốn vị Thượng tọa làm đại biểu. Tên tự của những vị được suy cử, các bộ Luật có sự ghi chép khác nhau. Xin tham khảo và liệt kê tên tự của các vị Thượng tọa được suy cử như sau: Tát Bà Ca La, Ly Bà Đa, Tam Bồ Đề, Da Xá, Tu Ma Na, Sa La, Phú Xà Tô Di La, Bà Tát Ma Ca La Ma. Ngoài ra còn có một vị vừa thọ giới cụ túc được năm năm, nhưng có đủ khả năng đảm nhận việc giáo hóa, và đã tỉnh thức giới luật nên được chọn lo việc bày xếp tọa cụ. Vị đó có tên là A Kỳ Đa (hoặc A Di Đầu), do vậy nên cộng cả thảy là chín vị. Chín vị này có nhiệm vụ xem xét, tra cứu và thẩm định tất cả mọi biện luận. Thực tế, những vị vừa nêu là đại biểu cho bảy trăm người tham dự Đại hội. Do đó, Đại hội này có tên là Thất Bách Kết Tập.

-Vấn Đề Mười Việc Phi Pháp.

Khởi đầu Đại hội lần này là đem việc các Tỳ kheo đề nghị bạch y cúng tiền. Nhưng nội dung được đưa ra thảo luận gồm có mười khoảnh. Được gọi là “Thập sự phi pháp” của Tỳ kheo tộc Bạt Kỳ, đó là:

1. Giác diêm tịnh: Nghe trữ muối ăn trong giác khí.

2. Nhị chỉ tịnh: Tức là tính theo bóng mặt trời, sau và chưa quá nửa ngày (đứng bóng) hai cách chỉ bóng mặt trời, như ăn chưa no, thì có thể ăn tiếp để no.

3. Tha tụ lạc tịnh: Tức là sau khi ăn xong một bữa, lại đến một xóm làng khác ăn thêm lần nữa.

4. Trụ xứ tịnh: Tỳ kheo cùng ở trong rừng khu (giới nội), có thể không bố tát với nhau trong cùng một trụ xứ.

5. Tùy ý tịnh: khi tăng chúng đã quyết định nơi nghị xứ (nơi hội nghị), thì tuy tất cả không cùng tham dự, nhưng để quyết định có hiệu lực, yêu cầu tăng chúng sau khi quyết định đã đưa ra thì mọi người đều tuân phục là được.

6. Sở tập tịnh: tức thuận theo những đièu đã được quyết định trước đó.

7. Sinh hòa hiệp (bất toản dao) tịnh: Tức được uống sữa bò chưa bị khuấy cho đóng ván đông đặc lại.

8. Ẩm xà lâu nghi tịnh: Xà lâu nghi là nhựa cây Câu Lang Tử chưa lên men, hoặc vừa lên men thì được lấy để uống.

9. Vô duyên tọa cụ định: khi may tọa cụ không được phép thêm biên, cũng như không được múon to nhỏ tùy thích.

10. Kim ngân tịnh: Tức là tùy ý nhận kim ngân.

Tỳ kheo tộc Bạt Kỳ của thành Tỳ Xá Ly cho rằng, mười việc nêu trên là được phép; vì hợp pháp (tịnh giới). Trong khi ngài Da Xá thi cho rằng mười việc trên là không phù hợp với luật chế.

Mục đích của lần kết tập thứ hai này là nhằm thẩm tra mười việc nêu trên được căn cứ vào luật chế nào. Kết quả thẩm tra hoàn toàn dựa vào các ghi chép trong luật điển, các vị Thượng tọa đồng ý thông qua mười việc trên là phi pháp (Thập sự phi pháp).

Kỳ thực, nếu theo ý chỉ của đức Phật mà cân nhắc, thì “ Thập sự” này thuộc phạm vi của vi tế giới được ngài A Nan thuật lại lời di huấn của Phật là nên bỏ đi. Nhưng cung cách xử lý của các vị Thượng tọa là rất tôn trọng đối với những điều do đức Phật chế định. Vì vậy, chư vị Thượng tọa đều đứng về ngài Da Xá. Do đó, trong Luật văn có tăng bổ thêm “Thập sự”, và được chép thành văn. Như vậy, lần kết tập thứ hai này tuy gọi là kết tập thực thì chỉ vì Thập sự phi pháp mà thôi.

Như vậy, các Tỳ kheo Bạt kỳ coi như bị thảm bại trong kỳ đại hội này, nên lòng cảm thấy bất bình. Truyền thuyết rằng có sự kết tập riêng của đại chúng thuộc hệ phía đông. Cũng từ đó tách ra khỏi phái Thượng tọa, và trở thành hai phái. Điều đáng chú ý là quốc vương của thành Tỳ Xá Ly cũng tỏ ra bất mãn với một số Thượng tọa là khách mời, cho nên sau khi kết thúc đại hội, quốc vương lệnh cho các vị ấy rời khỏi thành Tỳ Xá Ly. Diễn biến này ngấm ngầm ẩn chứa khuynh hướng phản thành hệ phái đông thuộc Đại Chúng Bộ, và hệ phía tây thuộc Thượng Tọa Bộ.

- Kết Tập Lần Thứ ba.

Việc kết tập thánh điển Phật Giáo; theo truyền thuyết thì có hai lần kết tập thứ ba, và hai lần kết tập thứ tư. Duy có điều, lần kết tập thứ ba có hay không diễn ra? Nếu là có, thì thời đại của cuộc kết tập rất khó định luận. Theo sự nghiên cứu của pháp sư Ấn Thuận, ông đưa ra ba thuyết về sự sai hiện của hệ Thượng tọa.

1. Truyền thuyết về Độc Tử Bộ.

Chuyện kể rằng, sau Phật diệt độ một trăm ba mươi bảy năm, tại thành Ba Tra Ly Tử có con ma tên là Chứng Hiển, hóa hiện thành vị La Hán, và cùng tăng chúng tranh luận mười sáu năm không dứt, may có vị Tỳ kheo tên là Độc Tử, ngài triệu tập tăng chúng, và khiến họ hòa hợp, nhờ đó mới dứt tranh luận. Bấy giờ có vị hộ pháp là vua Nan Đà. Và cuộc triệu tập tăng chúng của ngài Độc Tử được gọi là lần kết tập thứ ba.

2. Truyền thuyết của hệ Phân Biệt Thuyết.

Tương truyền rằng sau Phật Niết bàn khoảng hai trăm ba mươi năm, tại thành Hoa Thị (Dàtaliputta) có tặc trú Tỳ kheo khởi tranh, khiến vua A Dục phải nghênh đón ngài Mục Kiền Liên Tử Đế (Moggali Puta Tissa) đứng ra triệu tập một nghìn vị Tỳ kheo cu hội mới chấm dứt được cuộc tranh luận. Và đây cũng được gọi là cuộc kết tập lần thứ ba.

3. Truyền thuyết của hệ Nhất Thiết Hữu.

Truyền rằng sau Phật Niết bàn khoảng bốn trăm năm. Có vua Ca Nị Sắc Ca thâm tín Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, nhà vua cho triệu tập năm trăm vị Đại đức qui tụ về nước Ca Thấp Di La, đem tam tạng Thánh điển Kinh Luật ra gạn bỏ đi những dị thuyết(21). Trong ba truyền thuyết, thì truyền thuyết thứ ba được coi là lần kết tập thứ tư. Sự tích về truyền thuyết này sẽ giới thiệu ở phần sau. Tư liệu liên quan đến việc kết tập thánh điển Tiểu thừa và Đại thừa có thể tham khảo Phật Giáo Đại Từ Điển của Vọng Nguyệt Thị, từ trang 902-904, xem phần tự thuật để rõ thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3539)
Khao-khát cái tuyệt-đối, khinh-thường cái cái trương-đối; mong cầu cái vĩnh-viễn trường-tồn, ruồng-bỏ cái biến-chuyển vô-thường, người Viêt-Nam nói riêng và người Á-Châu nói chung đã được huân-tập mấy ngàn năm trong một thái-độ tư-tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biên-chuyển vô-thường của sự thế, mà mục-đích là mong ghi chép một cách trung-thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời-gian.
09/04/2013(Xem: 15379)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
09/04/2013(Xem: 14815)
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học. Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!
09/04/2013(Xem: 3486)
Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thànhđã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 15970)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
09/04/2013(Xem: 3996)
VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
09/04/2013(Xem: 13466)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trả lời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểu thị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
09/04/2013(Xem: 4225)
Dựa vào một số tác phẩm Purāna (văn học của Bà-la-môn giáo)[1] và Harsacarita, chúng ta thấy rằng, vua Brhadratha chính là vị hoàng đế sau cùng thuộc triều đại Maurya. Vị vua này bị vua Pusyamitra xác hại để cướp ngôi. Vua Pusyamitra là người đã từng nắm chức tổng tư lệnh trong quân đội dưới triều đại của vua Brhadratha. Ông đã cướp lấy ngôi vua thuộc vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) và sáng lập nên triều đại Śunga. Kinh Divyāvadāna (A-dục-vương truyện) còn ghi lại rằng, vua Pusyamitra là người thuộc triều đại Maurya
09/04/2013(Xem: 6307)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
08/04/2013(Xem: 8667)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]