Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2500 năm Phật Giáo

09/04/201313:57(Xem: 11304)
2500 năm Phật Giáo


buddha-5

2500 Năm Phật Giáo
( 2500 Years of Buddhism)


Nguyên tác Anh ngữ :TiếnSĩ P.V. Bapat
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

-- o0o--

Mục lục

Lời giới thiệu --- Sarvapalli Radhakrishnan

Những cộng tác viên của chúng tôi

I. ẤnÐộ và Phật Giáo --P. V. Bapat

II. Nguồn gốc của Phật giáo --P,'L, Vaidya

III. Cuộc đời và lời dạy --C, V, Joshi

IV. Bốn kỳ đại hội kết tập Kinh Diển Phật giáo, S --B. Jinananda

Ðại hội kết tập lần thứ nhất

Ðại hội kết tập lần thứ nhì

Ðại hội kết tập lần thứ ba

Ðại hội kết tập lần thứ tư

Phụ lục I

Phụ lục II

Phụ lục III

V. Vua A-Dục và sự phát triển của Phật giáo

I.VVuaA-dục --P.V. Bapat

II. Sự phát triển của Phật giáo

A. Tại Ấn-độ --- P,C, Bagchi ....

B. Tại các quốc gia phương Bắc

Trung Á và Trung hoa --- P. C. Bagchi

Triều Tiên và Nhật Bản --- -J.N. Takasaki 

Tây Tạng ( miền Trung) và Ladakh--- V. V. Gok

Nepan --- V. V. Gokhale

C. Tại các quốc phương Nam --- R. C . Majumdar .

Tích Lan

Miến Ðiện

Bán đảo Mã Lai

Xiêm La ( Thái Lan)

Campuchia

Champa ( Việt Nam)

Nam Dương

VI. Các Tông phái và Bộ Phái chính của Phật giáo

A. Tại Ấn Ðộ:

Thượng Toạ Bộ --- P.V. Bapat

Di Sa Tắc Bộ --- P.V. Bapat

Nhất Thiết Hữu Bộ --- P.V. Bapat

Tuyết Sơn Bộ --- P.V. Bapat

Ðộc Tử Bộ --- P. V. Bapat

Pháp Tạng Bộ --- P.V. Bapat

The Kasyapiyas --- P.V. Bapat

Kinh Lượng Bộ ( hay Tu-đa-la-luận) --- P.V. Bapat

Ðại Chúng Bộ ( Ma-ha-tăng-kỳ bộ) --- P.V. Bapat

Ða-văn-bộ --- Anukul 

Chi-đề-sơn-bộ --- Chandra

Trung-luận-tông --- Banerjee

Du-già-tông

B. Tại các quốc gia phương Bắc

Tây-tạng và Nepan --- V.V. Gokhale .

Trung-hoa --- G.H. Sasaki ....

Thiền tông

Luật tông

Mật tông

Kim cương tông

Tịnh độ tông

Hoa nghiêm tông

Trung luận tông

Thiên thai tông

Nhật Bản -- J.N. Takasaki..

Thiên thai tông

Chân ngôn tông

Tịnh độ tông

Thiền tông

Nhật liên tông

A.Các quốc gia phương Nam --- P. V. Bapat

Tích Lan

Miến điện

Thái lan và Campuchia

VII. Văn học Phật giáo:

Tổng quan --- P. V. Bapat

Liệt kê các tác phẩm Phật học quan trọng Pali và Sanskrit

I.Tiểu sử của Phật --- Nalinaksha Dutt

(i) Phật Bản Hạnh Tập Kinh

(ii) Chuyện Tiền Thân của Phật

II.Lời dạy của Phật:

(i) Kinh-tạng Pali --- Nalinaksha Dutt

(a) Kinh Trường Bộ --- Nalinaksha Dutt
(b) Kinh Pháp Cú --- P.V. Bapat

(ii) Kinh Pháp Hoa trong tiếng Sanskrit --- Nalinaksha Dutt

III.Giới luật của Phật --- Nalinaksha Dutt

Luật -tạng:

(i) Kinh giới bổn

(ii) Kinh giới phân biệt

(iii) Tỳ kheo giới phân biệt

(iv) Khandhakas

VIII. Giáo dục Phật giáo --- S. Dutt

Khởi nguyên : đào tạo tăng tài

Tu viện là trung tâm giáo dục

Khuynh hương tri thức

Kế thừa và cung cấp

Những nhà hành hương Trung hoa và những bằng chứng của họ 

Ðại học Phật giáo:

Nan-lan-đà và Valabhi

Vikramasila

Jagaddala và Odantapuri

Kết luận.

IX. Một vài danh nhân Phật tử sau vua A-dục:

A. Tại Ấn Ðộ:
Các quốc vương: Menander, Kaniska, Harsa --- Bharat Singh Upadhyaya
Các tác giả Pali:Nagasena, Buddhadatta, Buddhaghosa, và Dhammapala -- Anand Kausalyayana

Các tác giả Sanskrit: Asvaghosa, Nagarjuna, Buddhapalita và Bhavaviveka, Asanga vàVasubandhu, Dinnaga, và Dhar-makirti -- Bharat Singh Upadhyaya

B. Tại Tây Tạng:

Acarya Dipankara Srijnana--- Rahul Sankrityayan..

C. Tại Trung Hoa --- G.H. Sasaki

Cưu Ma La Thập

Paramartha

Bồ Ðề Ðạt Ma

Huyền Trang

Bồ Ðề Lưu Chi

D. Tại Nhật Bản ----J.N. Takasaki

Kukai

Shrinran

Ðạo Nguyên

Nhật Liên Thánh Nhơn

Phụ lục :

Bản liệt kê 1

Bản liệt kê 2

X. Những nhà hành hương Trung Hoa ---K.A. Nilakanta Sastri

Pháp sư Pháp Hiển

Pháp sư Tam Tạng Huyền Trang

Pháp sư Nghĩa Tịnh

XI. Sơ lược tổng quát về nghệ thuật Phật giáo

A. Tại Ấn-độ --- T.N. Ramachandran

Bảo tháp trong nghệ thuật Phật giáo

Ðiêu khắc và đồ đồng

Hội họa

B. Các quốc gia phương Bắc khác--- C. Sivaramamurti

XII. Những Thánh Ðịa của Phật Giáo :

A. Tại Bắc Ấn--S. K. Saraswati 
B. Tại Tây 
Ấn--D.B. Diskalkar 
C. Tại Nam
Ấn--D.B. Diskalkar 

XIII: Sự biến cải của Phật giáo về sau:

Tiếp cận với Ấn-giáo ---N. Aiyaswami Sastri

Mật giáo ---Anagarika Govinda

Mantrayana và Sahajayana --- H. V. Guenther

XIV. Nghiên cứu Phật học trong thời gian gần đây

Một vài học giả Phật giáo lừng danh:

Tại Ấn-độ và Châu Âu--- Padmanabh S. Jaini

Tại Trung Hoa --- P. V. Bapat ......

Tại Nhật Bản --- J.N. Takasaki....

Quá trình nghiên cứu Phật học....

Tại Châu Âu và Châu Mỹ --- U.N. Ghoshal

Tại Phương Ðông:

1.Ấn-độ --- P.V. Bapat

2.Tích Lan --- P.V. Bapat

3.Miến-điện --- P.V. Bapat

4.Thái-lan --- P.V. Bapat

5.Campuchia --- P.V. Bapat

6.Lào --- P.V. Bapat

7.Việt-nam --- P.V. Bapat

8.Trung-hoa --- P.V. Bapat

9.Nhật-bản --- J.N. Takasaki

XV. Phật giáo trong thời hiện đại:

A. Sự tác động của văn hóa và chính trị--- B. Sangharakshita

B. Sự phục hưng của Phật giáo:

Hiệp Hội Ðại Bồ Ðề ---D. Valisinha

XVI : Nhìn lại --- PV.Bapat

Bảng Chú giải
Thư mục sách tham khảo
Bảng liệt kê đề mục
Biểu đồ, bản đồ và tranh ảnh minh họa

Lời giới thiệu

Thế kỷ thứ sáu trước tây lịch đã đánh dấu một thời điểm khởi sắc về tri thức về tâm linh ở nhiều quốc gia. Ở Trung Hoa chúng ta có Lão Tử và Khổng Tử, ở Hy Lạp có Parmenides và Empedocles, ở Iran có Anathustra, ở Ấn Ðộ có Mahavira và Ðức Phật. Trong giai đoạn này nhiều bậc đạo sư xuất sắc đã biên tập lại các giáo lý đã có từ trước và phát triển những quan điểm mới.

Purnima hay là ngày trăng tròn của Vaisakha có liên hệ tới ba sự kiện trong cuộc đời của Ðức Phật - Ðản sinh, thành đạo và niết bàn. Niết bàn là ngày thiêng liêng nhất trong Phật lịch. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, sự kiện Phật nhập diệt xảy ra vào năm 544 trước TL. Dù các tông phái PG có biên niên sử độc lập, nhưng họ đều đồng ý lấy ngày trăng tròn tháng 5 năm 1956 để tổ chức ngày kỷ niệm Ðức Phật nhập niết bàn. Tập sách này trình bày sơ lược về Phật giáo trong 2500 năm qua.

Những sự kiện chính yếu trong cuộc đời của Ðức Phật đã được biết rõ. Ngài là một hoàng nhi của một tiểu vương xứ Kapilavastu, trưởng thành trong sự xa hoa, kết hôn với Yasodhara, có một con trai là Rahula, và chỉ sống bên trong những bức tường của hoàng cung mà không được biết gì về những đau khổ của thế gian. Truyện tích kể rằng trong bốn dịp ra ngoài hoàng cung, ngài gặp một người già và cảm thấy mình sẽ phải chịu sự già yếu, rồi ngài gặp một người bệnh và cảm thấy mình cũng sẽ phải chết, rồi ngài gặp một tu sĩ có gương mặt bình thản vì đã sống theo lối sống của những người tìm cầu chân lý. Ðức Phật quyết định đạt giải thoát khỏi sự già yếu, bệnh tật và sự chết bằng cách làm theo gương vị tu sĩ đó. Vị ấy nói với Ðức Phật.

“Tôi là một sa môn, một khất sĩ, vì sợ sinh và tử nên đã từ bỏ đời sống gia đình để đi tìm giải thoát”.

Hình ảnh vị tu sĩ thánh thiện, thân thể khỏe mạnh, tâm trí an vui, dù không có một tiện nghi thế gian nào, đã gây ấn tượng mạnh cho đức Phật, và ngài nghĩ rằng lối sống xứng đáng nhất cho người ta là tu hành đạt giải thoát. Ðời sống tôn giáo làm cho người ta thoát khỏi những thử thách tạm thời và những hạnh phúc phù du của thế gian.Ngài quyết định từ bỏ đời sống thế gian để cống hiến bản thân mình cho đời sống tâm linh. Ngài rời bỏ hoàng cung, vợ và con của mình, mặc áo của người hành khất, đi vào rừng núi để suy ngẫm về sự khổ đau của con người. Trong sáu năm ngài học được những giáo lý thâm thúy nhất, chịu đựng những khổ hạnh khắc nghiệt nhất, tự giảm mình xuống tới mức gần chết đói, vì mong rằng do hành xác mình sẽ giác ngộ chân lý. Nhưng ngài đã đi rất gần đến cái chết mà không đạt được trí tuệ nào như mong muốn. Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh, trở lại với lối tu bình thường, giải khát bằng nước sông Nairanjana và dùng sữa do cô bé Sujata dâng lên. Sau khi thể xác đã mạnh khỏe và tâm trí đã minh mẫn trở lại, ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề tham thiền trong bảy tuần lễ, nhập vào trạng thái thiền định sâu xa nhất. Một đêm vào lúc rạng đông, tâm trí của ngài mở rộng và ngài đạt được giác ngộ. Sau đó ngài tự gọi mình là Như Lai (Tathagata), nghĩa là người đã đi tới Chân lý. Ngài mong muốn cho mọi người biết về tri kiến của mình đã đạt được, vì vậy ngài nói “Ta sẽ đi tới thành Baranas để thắp ngọn đèn soi sáng thế gian. Ta sẽ đi tới Baranas để đánh trống cho loài người thức tỉnh. Ta sẽ đi tới Baranas để truyền dạy Giáo Pháp”. Ngài cũng nói : “Hãy nghe đây, này các vị khất sĩ, ta đã tìm thấy sự bất tử. Nay ta sẽ dạy cho mọi người. Ta sẽ thuyết giảng Giáo pháp”. Ngài đi khắp nơi, gặp đủ hạng người từ cao tới thấp, từ bậc vương giả tới người nông dân. Họ đều được thu hút bởi nhân cách vĩ đại của ngài. Trong bốn mươi lăm năm Ðức Phật dạy về cái đẹp của hạnh bố thí, niềm vui của hạnh xả ly, sự cần thiết của lòng thành thật và tâm bình đẳng.

Năm tám mươi tuổi ngài đi tới thành phố Kusinagara, nơi ngài nhập niết bàn. Rời khỏi thành phố Vaisali cùng với người đệ tử thị giả là Ananda. Ngài nghỉ chân trên một quả đồi và nhìn phong cảnh xung quanh với những đền chùa và tu viện, ngài bảo Ananda: “Ấn độ quá đẹp đẽ và thịnh vượng, đời sống của người dân đáng yêu và dễ chịu”. Các đệ tử dọn cho ngài một chỗ nằm giữa hai gốc cây trong vườn cây Sala trên bờ sông Hiranyavati. Khi thấy Ananda khóc than. Ðức Phật đã an ủi như sau: “Ðừng khóc nữa, đừng tuyệt vọng hỡi Ananda . Người ta rồi cũng phải có lúc chia ly với tất cả những gì thân yêu. Cái gì có sinh tử, không thường tồn, mà lại không có lúc mất đi? Có lẽ ông đang nghĩ: “Chúng ta không còn ai dạy bảo mình nữa”. Không phải như vậy đâu, vì giáo lý mà ta đã truyền cho ông chính là vị thầy của ông đó”.

Rồi ngài lặp lại lời dạy: Hỡi các sa môn , ta nói cho các ngươi biết : mọi vật đều là vô thường, hãy thành tâm tu tập đạt giải thoát”.

Ðó là những lời cuối cùng của Ðức Phật. Ngài thiền định, và khi mọi ý nghĩ và cảm giác đều không còn, khi tâm thức ngừng lại, ngài nhập vào cõi đại niết bàn.

II

Có hai phương diện trong cuộc đời của Ðức Phật, đó là phương diện cá nhân và phương diện xã hội. Hình ảnh Ðức Phật mà người ta quen thuộc là hình ảnh một hành giả đang tham thiền nhập định, trụ trong an lạc nội tâm. Hình ảnh này thuộc truyền thống Phật Giáo Theravadavà của những đoàn truyền giáo của Hoàng Ðế Ashoka. Ðối với truyền thống này thì Ðức Phật là một người chứ không phải là Thượng Ðế, một vị thầy chứ không phải là một đấng cứu rỗi.

Phương diện xã hội của cuộc đời đức Phật là khi ngài quan tâm tới sự đau khổ của người thế gian, đi vào đời sống của họ, giải trừ phiền não cho họ, và truyền dạy giáo lý của ngài cho quần chúng. Tâm từ bi đối với thế gian này lá nền móng của truyền thống thứ nhì thành hình ở miền Bắc Ấn Ðộ trong triều đại Kusana (70 - 480 trước Tây lịch) và triều đại Gupta (320 - 650 trước Tây lịch). Truyền thống này biểu dương ý tưởng giải thoát chúng sinh chứ không chỉ cho riêng mình, hạnh tôn sùng và việc phụng sự thế gian.

Truyền thống Phật Giáo Theravada được truyền bá ở Tích Lan, Miến điện và Thái Lan còn truyền thống thứ nhì thì thịnh hành ở Nepal, Tây Tạng, Triều Tiên, Trung Hoa, và Nhật Bản

Tuy nhiên, tất cả các phái Phật giáo đều coi Ðức Phật là vị sáng lập, là người đã nổ lực đạt trí tuệ siêu việt khi ngài tham thiền dưới gốc Bồ Ðề, là vị hướng dẫn chúng sinh thoát khổ và cũng đạt trí tuệ hoàn hảo. Ðây là gốc rễ của Phật Giáo, là sự thống nhất nằm ở bên dưới những khác biệt về quan điểm và lối phát biểu của các phái khi tôn giáo này được truyền từ ấn Ðộ tới các xứ khác trên thế giới

Tính chất cốt yếu của tôn giáo là làm thay đổi lòng người. Ý niệm về sự sinh ra lần thứ nhì là giáo lý trung ương của Ấn Giáo và Phật Giáo. Con người không phải là một thực thể đơn nhất mà là một vật đa tạp. Con người còn đang hôn trầm, sống theo bản năng giống như một người máy. Ở trong tâm y không có sự nhất quán. Y phải thức tỉnh, phải đạt sự hợp nhất và có sự hoà hợp nội tâm, và phải thoát vô minh. Thần thoại Hy lạp cũng nói tới sự thay đổi tâm tính này, con ngưòi giống như một hạt lúa. Hạt lúa có thể chết để tái sinh thành một cây lúa. Hạt lúa có thể được giã thành bột để làm bánh mì, hoặc được chôn trong đất để nẩy mầm, mọc lên thành cây có hàng trăm hạt lúa khác. Thánh Paul của Thiên Chúa Giáo cũng dùng ý tưởng này để nói về sự sống lại như sau: “Cái mà người ta gieo trồng thì phải chết đi rồi mới có thể sống mạnh “Khi được gieo trồng, nó là thân tự nhiên. Khi tái sinh nó là thân tinh thần”. Sự thay đổi này là sự chuyển hoá của chính vật thể. Con người khônh thể là một sản phẩm hoàn hảo, mà là một thực thể có khả năng tự chuyển hoá. Mục tiêu của Phật Giáo cũng như tất cả các tôn giáo là thực hiện sự thay đổi này, là giúp con người tái sinh và thức tỉnh.

Vì vô minh mà con người lệ thuộc vào thời gian và không gian, tức cõi luân hồi. Vô minh dẫn tới những hành động xấu. Si mê và tham dục là nền móng của đời sống vật chất. Từ vô minh người ta phải vươn lên tới giác ngộ. Khi đã có trí minh sát người ta đạt được trạng thái tâm an tĩnh. Trong những điều này, Ðức Phật cũng dùng những kinh nghiệm thực chứng như trong kinh Vena về sự trụ tâm và trí tuệ thấu đạt chân lý.

III

Ðức Phật đã không nói là mình tuyên xưng một tôn giáo mới. Ngài đã sinh ra, trưởng thành, và qua đời như một người Ấn Giáo. Ngài trình bày lại những tư tưởng lâu đời của nền văn minh Ấn Ðộ Aêryan.Ngài đã trông thấy con đường mà các đấng giác ngộ đã đi theo. Những gì mà ngài đã biết trọn vẹn trên con đường đó, ngài dạy lại cho các tu sĩ cũng như những người tại gia. Con đường này là Phạm Hạnh (Brahsma charya) được phổ biến và được hiển dương cho các vị thần cũng như loài người

Mục tiêu của tôn giáo ở Ấn Ðộ là an lạc, vô uý, giải thoát và niết bàn. Con người nên cố gắng vươn lên khỏi sự vật thế gian, thoát khỏi cỏi ảo giác, xua tan bóng tối bên ngoài để nhập vào cõi ánh sáng tâm linh. Ðức Phật hướng dẫn người ta đạt đời sống tinh thần mới bằng sự giác ngộ. Ngài dạy rằng mục tiêu cao cả nhất của loài người là trạng thái không có sinh, lão, bệnh, tử và không có sự tạo nghiệp

Phật Giáo nhắm tới sự chứng nghiệm tâm linh mà ở trong đó không có những sự chấp thủ vị kỷ và do đó không có mong cầu hay lo sợ. Ðó là trạng thái an lạc nội tâm một cách hoàn hảo, kèm theo là niềm tin mình đã đạt giải thoát tâm linh, một trạng thái mà không lời lẽ nào có thể diễn tả được. Chỉ có người chứng nghiệm mới biết về nó. Trạng thái này không phải là đời sống trên thiên đàng của các vị thần. Ðức Phật nói với các đệ tử rằng “các vị phải biết ngượng và cảm thấy không vui lòng nếu tu sĩ của các phái khác hỏi họ là phải chăng họ tu tập với Ðạo sĩ Cồ Ðàm là để siêu thăng lên một cõi trời nào đó”. Cũng như Áo Nghĩa Thư của Ấn Giáo phân biệt giải thoát với đời sống trong cõi trời, Ðức Phật dạy rằng các vị thần thuộc về thế giới hiện tượng và vì vậy cũng ở trong sự chi phối của luật nhân quả. Trạng thái siêu việt nhân quả thì vượt lên trên hai cực có và không. Trạng thái giải thoát, tức Phật quả, cao hơn trạng thái hiện hữu của Phạm Thiên (Brahma). Ðây là trạng thái vô sắc tướng, tròn đầy, và vĩnh cửu. Kinh Phật nói rằng tuyệt đối là cái siêu việt vốn vô sinh, không biến dịch, không giả hợp. Ðức Phật tự gọi mình là “Brahma bhuta”, “trở thành bà la môn, tức người trí thức”. Phật Giáo không phải là tôn giáo hữu thần, nhưng Ðức Phật nói tới Chân Lý Tuyệt Ðối. Ngài nhận thấy nhiều người không chịu hoạt động vì họ tin rằng Thượng Ðế sẽ làm tất cả cho họ. Có lẽ họ quên rằng thành tựu tâm linh là sự trưởng thành ở trong tâm. Trong khi người có học lý luận về cái bất khả thuyết thì người ít học coi Thượng Ðế là đấng mà mình có thể khống chế bằng nghi lễ hay pháp luật. Nếu Thượng Ðế sẽ tha thứ tất cả thì người có thể sống ra sao cũng được. Ðức Phật hướng dẫn mọi người tránh sự không hiểu biết và mê tín này cũng như sự sợ hãi những quyền lực tưởng tượng vốn thường đi kèm theo tín ngưỡng quần chúng. Thêm nữa quan kiếm duy thần thường gây ra chủ nghĩa giáo điều và tính phân biệt tôn giáo. Chủ nghĩa chính thống giáo điều cực đoan chỉ làm cho thế giới thêm đau khổ, bất công, tội lỗi, thù hận, và chiến tranh.

Tất cả những tôn giáo Ấn Ðộ, gồm Ấn Giáo, Danh Giáo, Phật Giáo, và Sinh, đều coi thế gian là cõi luân hồi được chi phối bởi luật nhân quả. Không có gì là thường tồn, kể cả những vị thần. Sự chết cũng không vĩnh cửu vì nó sẽ trở thành sự sống mới. Con người không chỉ sống một kiếp mà lại phải chịu hậu quả hành vi của mình mãi mãi. Ðức Phật không chấp nhận thuyết số mạng nhưng ngài không nói rằng người ta không thể quyết định được tương lai của mình. Con người có thể hoạch định tương lai, trở thành La Hán, đắc niết bàn . Ðức Phật đã nói nhiều về sự đau khổ của đời người. Mục tiêu của chúng ta là vượt thời gian, thoát luân hồi, bằng cách thực hành đạo pháp đạt giác ngộ.

Ðức Phật nói rằng không có một cái “ta” thường tồn hay bất biến, vì cái “ta”có thể được chuyển hoá bằng những hành vi tốt. Trong khi luật nhân quả chi phối cõi sắc tướng thì niết bàn là cõi tự tại của chủ thể, của nội tâm. Người ta có thể vượt lên trên những giới hạn của đời sống thế gian để chứng nghiệm cõi chân không. Ðể vượt ra ngoài sự sống nhị nguyên người ta phải có ý thức về sự đóng đinh thập giá, ý thức về sự hủy diệt đáng đau khổ, ý thức về sự trống không của đời sống thế gian lệ thuộc sự biến dịch và sự chết. Người ta phải biết kêu lên trong tuyệt vọng : “Ai sẽ cứu tôi khỏi sự chết?” Nếu sự chết cũng như sự trống không không phải là tất cả thì phải có một cái gì không chết, dù là cái không diễn tả được. Nó là cái vô sinh bất diệt, không phải là thâm tâm năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức vốn là những thứ vô thường, biến dịch, không có tự tính. Khi có nhận biết ra rằng những gì vô thường thì đau khổ, y sẽ xa rời chúng và do đó đạt giải thoát. Ðiều kiện không thể thiếu để thực hiện việc này là ý thức cao cấp về cái “ta” hay là một cái gì giống như vậy. Cái: “ta” này là chân tâm nguyên thủy vô sinh bất diệt. Khi chứng ngộ chân tâm này người ta sẽ đạt giải thoát cũng như quyền năng tâm linh. “Tự ngã” không phải là thân năm uẩn , nhưng như vậy không có nghĩa là không có một “tự ngã” nào cả. Cái ta không phải là nội dung độc nhất của tự ngã, dù nó là nội dung duy nhất có thể được biết tới một cách khách quan. Có một phương diện khác của “tự ngã” có khả năng giúp người ta đắc niết bàn. Khi Ðức Phật dạy người ta nên tinh tấn đạt giải thoát, ngài muốn nói cái nguyên lý bên trong không bị giòng sự kiện, hay hoàn cảnh , lôi cuốn theo hay chi phối, có thể tự bảo vệ chống lại những khuynh hướng của xã hội, không quy phục ý kiến của người thế gian, mà lại có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình. Người giác ngộ là người được tự tại, vì đã giải toả mọi sự trói buộc.

Tu sĩ là người đã làm chủ được bản thân, “người nhiếp phục tâm trí chứ không lệ thuộc quyền lực của tâm trí”. Khi đắc niết bàn, Ðức Phật không tan biến vào hư không. Ngài không tiêu diệt, mà chỉ có sự tận diệt của mọi cảm xúc phiền não. Ngài không còn sự chi phối của tà kiến và ái dục vốn là những điều gây ra luân hồi. Ðức Phật biết rằng mình đã thoát khỏi những cá tính tạo nên một cá nhân. Ngài không còn ở trong cõi nhị nguyên nữa. “Khi muốn điều gì, người ta nghĩ tới đều đó. Không muốn điều gì người ta không nghĩ tới điều đó”.

Ðức Phật dạy chúng ta trí tuệ hoàn hảo bát nhã và thực hành Tâm từ bi. Luật nhân quả không phán xét tín ngưỡng của chúng ta nhãn hiệu mà chúng ta khoác lên mình, hay những giáo điều mà chúng ta hô lớn, mà sẽ đánh giá công thức và cách cư xử của chúng ta đối với chúng sanh. Con người là một sinh linh yếu ớt, chịu những đau khổ lão, bệnh, tử, vậy mà do vô minh và kiêu ngạo, người ta lại chê trách người bệnh, người già và người chết. Thái độ như vậy là bật công đối với chính mình. Chúng ta không nên tìm lỗi những người gặp chướng ngại các loại trên đường đời, vì chúng ta không biết họ đang phải chịu nhựng nghiệp quả nào. Nếu có kinh nghiệm về đau khổ, chúng ta sẽ biết thông cảm với tất cả những người đang đau khổ.

IV

Phật Giáo đã không phát sinh như một tôn giáo mới , độc lập với những tôn giáo khác, mà phát xuất từ tín ngưỡng Ấn Giáo đã có từ trước, và có lẽ là một sự phân phái. Về những giáo lý siêu hình và đạo đức căn bản thì Ðức Phật đồng ý kiến với tôn giáo của xã hội mà ngài sinh ra. Nhưng ngài phản đối một số nghi thức thịnh hành trong thời đó, thí dụ như những nghi lễ của kinh Veda. Khi người ta thỉnh cầu ngài cử hành một số những nghi lễ này, ngài nói: “Các người nói rằng vì giáo Pháp ta nên làm những nghi lễ tế sinh vốn là tập quán của gia tộc ta và sẽ mang lại lợi ích như mong muốn. Nhưng ta không đồng ý như vậy, vì ta không cần cái hạnh phúc mua bằng sự đau khổ của những sinh linh khác”.

Áo Nghĩa Thư cũng không ủng hộ nghi lễ tế sinh trong tín ngưỡng phát xuất từ bộ kinh này, nhưng không phản đối theo lối giống như của Ðức Phật là cải cách tôn giáo và trở lại những giáo lý căn bản. Tất cả những nào trung thành với yếu chỉ của Ấn Giáo và nổ lực làm cho tôn giáo này phù hợp với tiếng nói của tâm giác ngộ thì đều được coi là những vị hóa thân. Người Ấn Giáo tin rằng Thiên Ðế Visnu hiện lộ trong nhiều thân khác nhau để thực hiện những đều ích lợi cho loài người. Ðức Phật được coi là một vị hoá thân cải cách Ấn Giáo tránh tục lệ hiến tế súc vật và những nghi thức sai lầm khác vốn đã được đưa vào tôn giáo này. Giáo lý về hoá thân (avatara) giúp chúng ta bảo tồn tín ngưỡng cổ truyền trong khi thực hiện cải cách tôn giáo. Kinh Puranacủa Ấn Giáo nói rằng Ðức Phật là hóa thân thứ chín của Thiên Ðế Visnu. Khi nói về các hóa thân, đạo sư Jayadeva coi Ðức Phật là một hóa thân của Visnu, và viết như sau : “Ðấng từ bi bác bỏ giáo lý tế sinh trong kinh Veda. Kesava vinh quang trong thân Ðức Phật, Hari, chúa của thế gian. Ðức Phật không bác bỏ toàn thể kinh sách, mà chỉ phản đối phần dạy về tế sinh. Trong câu kế tiếp, đạo sư Jayadeva nói về mười hoá thân : “Các vị hiển dương kinh Veda, hổ trợ vũ trụ , nâng cao thế gian ,hủy diệt ma quỷ , chống lại Bali, để phá lực lượng của giai cấp Ksatriya (sát đế lị), nhiếp phục chúa quỷ Ravana, chế tạo cái cày, ban rải từ bi, chiến thắng ngoại đạo, đảnh lễ đức Krisna, đấng cho mười hoá thân”.

Ðức Phật đã dùng Ấn Giáo cổ truyền để hiện chỉnh một số giáo lý của tôn giáo này. Ngài tới thế gian để thực hiện chứ không phải để huỷ diệt. Ðức Phật là một đại biểu xuất sắc của truyền thống tôn giáo Ấn Ðộ. Ngài đã để lại dấu chân trên đất Ấn Ðộ và dấu hiệu trên linh hồn của xứ năng với những tập quán và tín ngưỡng của nó. Trong khi giáo lý của Ðức Phật được thiết lập ở những xứ khác trên thế giới một cách phù hợp với phong tục của họ, khi ở Ấn Ðộ quê hương của ngài, Phật Pháp đã đi vào và trở thành một thành phần của văn hóa Ấn Ðộ. Các bà la môn và các sa môn đã được Ðức Phật đối xử bình đẳng, và hai truyền thống dần dần hoà nhập vào nhau. Theo một ý nghĩa, Ðức Phật là người thiết lập Ấn Giáo hiện đại .

Sau vô số những tìm kiếm, có khi loài người biết xác lập chính mình, giác ngộ mục đích sự hiện hữu của mình một cách cao thượng, để rồi lại làm mất chính mình trong tiến trình phân hóa rất chậm chạp. Ðức Phật nhắm tới việc gây dựng một hạng người tự do mới, thoát khỏi những thành kiến, quyết tâm xây dựng tương lai, và chỉ trông cậy vào chính mình. Giáo lý nhân bản của ngài vượt lên trên những hàng rào chủng tộc và quốc gia. Nhưng tình trạng hỗn loạn của thế giới phản chiếu sự xao động trong tâm trí con người. Lịch sử đã trở thành tính cách hoàn cầu. Ðề tài của lịch sử không còn là Âu hay Á, Ðông hay Tây, mà là nhân loại ở mọi xứ và mọi thời đại. Thế giới là một thực thể độc nhất, dù người ta muốn hay không muốn, và dù có sự chia rẽ về chính trị. Vận mệnh của của mỗi người có liên quan tới vận mệnh của người khác. Nhưng chúng ta đang chịu sự mệt mỏi của tâm linh và sự gia tăng tâm vị kỷ cá nhân cũng như tập thể, làm cho ý niệm thế giới đại đồng khó có tính cách hấp dẫn, cái mà chúng ta đang cần một quan kiến tâm linh về vũ trụ mà xứ Ấn độ này đã có, để lại thổi vào cuộc đời, mở tung những cánh cửa đang đóng kín đời người. Chúng ta phải tái lập lý tưởng tự do tâm linh. Nếu muốn có hòa bình, chúng ta phải duy trì sự hòa hợp nội tâm đó, sự thăng bằng tâm linh đó, vốn là những thành tố thiết yếu cho hòa bình. Chúng ta phải thủ đắc chính mình, dù phải mất tất cả những thứ khác. Tinh thần tự do sẽ không hạn chế lòng từ ái của mình, sẽ nhận ra điểm linh quang trong mỗi con người, và sẽ cống hiến chính mình cho lợi ích của nhân loại. Nó sẽ liệng bỏ mọi sự lo âu, trừ sự sợ mình làm điều xấu, sẽ vượt lên trên hàng rào thời gian và sự chết để tìm năng lực vô tận trong đời sống vĩnh cửu.


S. Radhakishnan


Chúng tôi vừa nhận được tin tập sách này, " 2500 năm PG" đã được dịch ra tiếng Việt và vừa được xuất bản tại Hà Nội, Việt Nam, do vậy chúng tôi xin không tiếp tục chuyễn ngữ tập sách này nữa. Quý độc giả có thể liên lạc về các nhà sách Phật giáo trong nước để thỉnh tập sách này.


Nay kính,
Thích Nguyên Tạng
(01-01-03)

2500years-buddhism


---o0o---
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2018(Xem: 7074)
Ý đồ của Hốt-tất-liệt, dựa trên Phật giáo Tây Tạng để thống trị Trung Quốc không chỉ bằng vũ lực mà còn cả về tư tưởng, tôn giáo, chính trị xã hội; nếu suy luận này của chúng ta không lạc hướng, thế thì lịch sử chứng tỏ ý đồ này đã thất bại. Ý nghĩa của sự thất bại này thuộc phạm vi nghiên cứu của các nhà văn hóa và sử học.
01/01/2018(Xem: 42405)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9651)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
26/10/2017(Xem: 10063)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
18/10/2017(Xem: 7587)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
06/06/2017(Xem: 9350)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
22/05/2017(Xem: 54058)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
18/04/2017(Xem: 11043)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
09/11/2016(Xem: 9451)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
06/07/2016(Xem: 8708)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]