LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG II: THỜI KỲ THỨ HAI
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Saddhatissa, một vị hoàng đệ, đã đề nghị các vị tăng sĩ thử nêu tên, dù chỉ một vị thánh tăng xứng đáng với sự sùng kính của ông ta.1 Nhưng mặt khác, những bài luận giải bằng tiếng Tích Lan lại cho rằng vào thời đó đảo quốc này có rất nhiều vị A-la-hán, và rất lâu sau đó vẫn còn nhiều vị tăng duy trì nếp sống nghiêm trì giới luật, khắc khổ và theo đuổi về tâm linh. Theo các ngài Pháp Hiển và Huyền Trang, Tích Lan đã từng nổi tiếng trong các nước theo Phật giáo.
Trong thế kỷ 5, có ba học giả đã dịch những bộ luận giải Tích Lan cổ xưa ra tiếng Pli. Tất cả đều đến từ Nam Ấn, không phải người Tích Lan. Đó là các vị Phật-đà Đạt-đa,2 Phật Âm và Pháp Hộ.3 Người nổi tiếng nhất trong cả ba là ngài Phật Âm, đã trình bày phần khảo sát tuyệt vời của ngài về giáo lý Phật giáo trong quyển luận Thanh tịnh đạo.4 Quyển luận này là bản tổng quan về Tam tạng kinh điển, và là một trong những kiệt tác vĩ đại của nền văn chương Phật giáo, trong đó trình bày một cách xác thực, rõ ràng và chi tiết những phương pháp thực hành thiền quán chính yếu của các vị tăng Du-già.
Vào cuối thế kỷ 5, một hội đồng đã xem xét san định lại các bản kinh điển một lần nữa. Từ đó trở về sau, giáo lý và truyền thống của Thượng tọa bộ đã được cố định dứt khoát. Và khoảng năm 400, kinh điển bằng tiếng Pli lần đầu tiên được dịch sang tiếng Tích Lan.
Để duy trì sức sống của mình, Phật giáo Tích Lan tiếp tục phụ thuộc vào mối quan hệ với Ấn Độ. Nhưng tính chất của mối quan hệ này đã thay đổi vào thời kỳ thứ hai. Sự liên lạc với các cảng ở miền Tây đã bị bãi bỏ, và được thực hiện qua các cảng ở cửa sông Hằng. Như vậy, ảnh hưởng của các vị tăng vùng Ma-kiệt-đà1 tự nhiên được bộc lộ.
Trong thời kỳ này có nhiều sự bất hòa và mâu thuẫn giữa hai tự viện chính: Mah-vihar2 và Abhayagiri-vihar.3
Abhayagiri-viharā được thành lập từ năm 24 trước Công nguyên. Chư tăng ở đây có một thái độ cởi mở hơn đối với cư sĩ, tiếp xúc nhiều hơn với Ấn Độ, có quan điểm tự do, đón nhận những tư tưởng mới từ bên ngoài và cấp tiến hơn so với những vị tăng bảo thủ ở Mah-vihar. Ngay sau khi thành lập, họ tiếp nhận các vị tăng thuộc phái Độc tử bộ từ Ấn Độ sang. Về sau, họ còn thêm vào giáo lý căn bản của Thượng tọa bộ những phần mở rộng gồm giáo lý và kinh điển Đại thừa. Vào cuối thế kỷ 3, chúng ta nghe nói đến một trường phái mới xuất phát từ phái này, gọi là Phương đẳng bộ.4 Đây có lẽ là một hình thức của Đại thừa. Và vào thế kỷ 4, họ tiếp nhận một vị ni sư Đại thừa Ấn Độ là Tăng-già-mật-đa,5 thông thạo phép trừ tà, được nhà vua ủng hộ, và tự viện Mah-vihar bị đóng cửa một thời gian. Nhưng không bao lâu sau, Tăng-già-mật-đa bị một người thợ mộc giết chết, và sau năm 362 Mah-vihar bắt đầu hoạt động trở lại. Vào năm 371, một chiếc răng hàm trái của đức Phật được mang đến Tích Lan từ vùng Dantapura ở Kalinga, và phần xá-lợi quý giá này được giao cho Abhayagiri-viharā, vì khuynh hướng Đại thừa ở đây sẵn lòng hơn trong việc khuyến khích sự sùng bái. Vào đầu thế kỷ 5, Ngài Pháp Hiển tính được có 60.000 vị tăng ở Tích Lan. Trong số đó có 5.000 vị thuộc Abhayagiri-viharā và 3.000 vị thuộc Mah-vihar. Khuynh hướng chính thống của Tích Lan đã thành công trong việc ngăn chặn hoàn toàn các tác phẩm văn chương của những người ở Abhayagiri-viharā, nhưng một trong những tác phẩm của họ được giữ lại trong bản dịch tiếng Trung Hoa. Đó là cuốn Giải thoát đạo luận của ngài Ưu-ba-để-sa,1 có cùng chủ đề như cuốn Thanh tịnh đạo luận của ngài Phật Âm và đã được viết ra trước đó. Thật lạ lùng khi có thể nhận ra là quyển sách ấy không bắt nguồn từ bất cứ nền tảng nào trong giáo lý của Thượng tọa bộ.
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG II: THỜI KỲ THỨ HAI
(TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 500)
4. TÍCH LAN
Vào đầu thời kỳ này, một cuộc tranh luận đáng kể nhất đã diễn ra về việc so sánh giữa trau giồi tri thức và công phu hành trì thì điều nào là quan trọng hơn. Phái Dhammakathikas nhấn mạnh vào việc trau giồi tri thức hơn là sự thực hành nhận thức, và đã giành được phần thắng. Kết quả là toàn bộ tính cách của Phật giáo Tích Lan đã thay đổi. Các vị tăng có học thức rất được kính trọng, và vì thế tất cả những tăng sĩ có trí thông minh đều chuyên tâm vào việc đọc sách. Việc dành trọn thời gian cho công phu thiền định thường chỉ được thực hiện bởi các vị tăng lớn tuổi, trí óc kém minh mẫn và thể trạng yếu ớt. Không bao lâu, việc trau giồi tri thức không chỉ bao gồm kinh điển Phật giáo, mà còn được mở rộng với các môn học như ngôn ngữ, ngữ pháp học, sử học, luận lý học, y học v.v... Các tự viện Phật giáo trở thành những trung tâm học thuật và văn hóa, và còn có thêm cả sức hấp dẫn về mặt nghệ thuật nữa.Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Saddhatissa, một vị hoàng đệ, đã đề nghị các vị tăng sĩ thử nêu tên, dù chỉ một vị thánh tăng xứng đáng với sự sùng kính của ông ta.1 Nhưng mặt khác, những bài luận giải bằng tiếng Tích Lan lại cho rằng vào thời đó đảo quốc này có rất nhiều vị A-la-hán, và rất lâu sau đó vẫn còn nhiều vị tăng duy trì nếp sống nghiêm trì giới luật, khắc khổ và theo đuổi về tâm linh. Theo các ngài Pháp Hiển và Huyền Trang, Tích Lan đã từng nổi tiếng trong các nước theo Phật giáo.
Trong thế kỷ 5, có ba học giả đã dịch những bộ luận giải Tích Lan cổ xưa ra tiếng Pli. Tất cả đều đến từ Nam Ấn, không phải người Tích Lan. Đó là các vị Phật-đà Đạt-đa,2 Phật Âm và Pháp Hộ.3 Người nổi tiếng nhất trong cả ba là ngài Phật Âm, đã trình bày phần khảo sát tuyệt vời của ngài về giáo lý Phật giáo trong quyển luận Thanh tịnh đạo.4 Quyển luận này là bản tổng quan về Tam tạng kinh điển, và là một trong những kiệt tác vĩ đại của nền văn chương Phật giáo, trong đó trình bày một cách xác thực, rõ ràng và chi tiết những phương pháp thực hành thiền quán chính yếu của các vị tăng Du-già.
Vào cuối thế kỷ 5, một hội đồng đã xem xét san định lại các bản kinh điển một lần nữa. Từ đó trở về sau, giáo lý và truyền thống của Thượng tọa bộ đã được cố định dứt khoát. Và khoảng năm 400, kinh điển bằng tiếng Pli lần đầu tiên được dịch sang tiếng Tích Lan.
Để duy trì sức sống của mình, Phật giáo Tích Lan tiếp tục phụ thuộc vào mối quan hệ với Ấn Độ. Nhưng tính chất của mối quan hệ này đã thay đổi vào thời kỳ thứ hai. Sự liên lạc với các cảng ở miền Tây đã bị bãi bỏ, và được thực hiện qua các cảng ở cửa sông Hằng. Như vậy, ảnh hưởng của các vị tăng vùng Ma-kiệt-đà1 tự nhiên được bộc lộ.
Trong thời kỳ này có nhiều sự bất hòa và mâu thuẫn giữa hai tự viện chính: Mah-vihar2 và Abhayagiri-vihar.3
Abhayagiri-viharā được thành lập từ năm 24 trước Công nguyên. Chư tăng ở đây có một thái độ cởi mở hơn đối với cư sĩ, tiếp xúc nhiều hơn với Ấn Độ, có quan điểm tự do, đón nhận những tư tưởng mới từ bên ngoài và cấp tiến hơn so với những vị tăng bảo thủ ở Mah-vihar. Ngay sau khi thành lập, họ tiếp nhận các vị tăng thuộc phái Độc tử bộ từ Ấn Độ sang. Về sau, họ còn thêm vào giáo lý căn bản của Thượng tọa bộ những phần mở rộng gồm giáo lý và kinh điển Đại thừa. Vào cuối thế kỷ 3, chúng ta nghe nói đến một trường phái mới xuất phát từ phái này, gọi là Phương đẳng bộ.4 Đây có lẽ là một hình thức của Đại thừa. Và vào thế kỷ 4, họ tiếp nhận một vị ni sư Đại thừa Ấn Độ là Tăng-già-mật-đa,5 thông thạo phép trừ tà, được nhà vua ủng hộ, và tự viện Mah-vihar bị đóng cửa một thời gian. Nhưng không bao lâu sau, Tăng-già-mật-đa bị một người thợ mộc giết chết, và sau năm 362 Mah-vihar bắt đầu hoạt động trở lại. Vào năm 371, một chiếc răng hàm trái của đức Phật được mang đến Tích Lan từ vùng Dantapura ở Kalinga, và phần xá-lợi quý giá này được giao cho Abhayagiri-viharā, vì khuynh hướng Đại thừa ở đây sẵn lòng hơn trong việc khuyến khích sự sùng bái. Vào đầu thế kỷ 5, Ngài Pháp Hiển tính được có 60.000 vị tăng ở Tích Lan. Trong số đó có 5.000 vị thuộc Abhayagiri-viharā và 3.000 vị thuộc Mah-vihar. Khuynh hướng chính thống của Tích Lan đã thành công trong việc ngăn chặn hoàn toàn các tác phẩm văn chương của những người ở Abhayagiri-viharā, nhưng một trong những tác phẩm của họ được giữ lại trong bản dịch tiếng Trung Hoa. Đó là cuốn Giải thoát đạo luận của ngài Ưu-ba-để-sa,1 có cùng chủ đề như cuốn Thanh tịnh đạo luận của ngài Phật Âm và đã được viết ra trước đó. Thật lạ lùng khi có thể nhận ra là quyển sách ấy không bắt nguồn từ bất cứ nền tảng nào trong giáo lý của Thượng tọa bộ.
Gửi ý kiến của bạn