Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Kyabje Trulshik Rinpoche (1924 – 2011)

16/04/201210:52(Xem: 6792)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche (1924 – 2011)

KYABJE TRULSHIK RINPOCHE (1924 – 2011)

KyabjeTrulshikRinpoche

Bậc thầy người với lòng bi mẫn lớn lao mà chúng ta hằng nhớ tưởng và biết ơn, Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, là một trong số những bậc đạo sư cuối cùng hoàn thành nghiêm túc sự nghiên cứu mở rộng, các giáo huấn và thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng trong môi trường văn hóa đặc sắc của Tây Tạng trước thời kỳ Trung Quốc xâm lăng. Là đệ tử thân thiết của các hành giả Phật giáo vĩ đại của thế kỷ, bao gồm đức Dilgo Khyentse Rinpoche và đức Dudjom Rinpoche, ngài là một trong số các bậc thầy mà đức Đạt Lai Lạt Ma hằng kính trọng, ngài nắm giữ một truyền thừa giới luật quan trọng và là người thừa kế của rất nhiều các giáo huấn và sự trao truyền quý giá.

Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù. Kể từ thời của Đức Phật, để làm lợi lạc cho chúng sinh toàn cõi Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng, ngài đã liên tục thị hiện một chuỗi dài các hóa thân, bao gồm vị đệ tử của đức Phật, ngài A Nan; vị đạo sư vĩ đại người Ấn Độ Āryadeva; Thönmi Sambhota, một trong số các vị Bộ trưởng của Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo), và tác giả của bộ sách đầu tiên về ngữ pháp tiếng Tạng (Ba mươi đoạn và sự ứng dụng của các kí hiệu); đức tu viện trưởng Śāntarakṣita; đại dịch giả Vairochana; ở Nepal, Phamthingpa Vāgīśvarakīrti (Ngawang Trakpa); Rechungpa, vị đệ tử thân cận của Milarepa; thành tựu giả vĩ đại Lékyi Dorje ở xứ Lhodrak; và đức Zhadeu Trulshik Kunga Rinchen. Đây chỉ là một vài trong số các hóa thân đời trước của đức Trulshik Rinpoche, nhiều hơn trong số các hóa thân được đề cập đến trong lời cầu nguyện cho lần tái sinh tiếp theo của ngài – nhưng thực tế là, phạm vi các hành động của một bậc giác ngộ là không thể nghĩ bàn, cho dù là với các vị Đại Bồ Tát, chứ đừng nói gì là những người sơ cơ như chúng ta.

Gia đình phía cha của ngài trong lần hóa thân này, Tenzin Chödar, có thể truy nguyên từ một thành viên của bộ tộc Licchavi ở Ấn Độ, người mà đã được đưa đến Latö ở Tây Tạng trên lưng của vị nữ bảo hộ Palden Lhamo cải trang thành một con gấu. Mẹ của ngài, Jamyang Wangmo, là con gái trong một gia đình có tổ tiên là đức Önré Dharma Senge, cháu trai của tổ sang lập dòng Drukpa Kagyu, Tsangpa Gyarepa. Gia đình vẫn cư ngụ tại ngôi nhà của đức Onre ở vùng Nakartsé gần Yamdrok Taklung ở vùng hạ Tsang, và ở đó, trong một hang động nơi mà Önré đã thực hành phía bên trên ngôi nhà, đức Trulshik Rinpoche đã ra đời vào ngày mùng 10 của tháng 9 trong năm con Chuột Gỗ (tức ngày 6/11/1924), với nhiều dấu hiệu kỳ lạ.

Lên bốn tuổi, Trulshik Rinpoche đi thăm một vùng được gọi là Dzarong Phu, ở quận Shelkar ở Latö, theo lời đề nghị của Dzatrul Rinpoche, Ngawang Tenzin Norbu, vị đệ tử thân thiết của lần hóa thân trước đó, Trulshik Donga Lingpa, và cũng được biết đến như là Zhadeu Kunzang Thongdröl Dorje. Khi mà ngài ở đó, trí nhớ về các sự kiện trong đời trước bỗng trào dâng trong tâm trí ngài. Ngài kể lại chúng một cách chi tiết – trước sự ngạc nhiên của Dzatrul Rinpoche, người đã chứng kiến tân mắt những sự kiện này. Tin chắc rằng, cậu bé chính là hóa thân của Trulshik Donga Lingpa, Dzatrul Rinpoche công nhận và làm lễ đăng ngôi cho ngài, và kế đó, truyền lại cho ngài mọi giáo pháp của người tiền nhiệm.

Trulshik Rinpoche đã nghiên cứu sâu rộng ở tu viện Mindrolling, nơi tu học vĩ đại của truyền thống Cựu Dịch. Cũng ở đó, từ bậc thầy Trikhen Chung Rinpoche và Minling Khenchen Khyentse Norbu Rinpoche, ngài nhận trọn vẹn giới Cụ túc từ một dòng truyền thừa giới luật từ đức Lachen Gongpa Rabsel, và ngài trở thành một trong các vị trì giữ dòng truyền thừa đó. Ngài cũng nổi tiếng vì tính kỷ luật của mình.

Ngài đã nhận và nghiên cứu chi tiết rất nhiều kahma, terma và các kiến thức khác, từ hơn 30 vị thầy quan trọng, trong đó có các vị đạo sư của Dòng Nyingma, như đức Minling Dodzin Rinpoche, vị nữ lama nổi tiếng Shuksep Jetsun Rinpoche, đức Dudjom Rinpoche Jikdrel Yeshe Dorje, và đức Dilgo Khyentse Rinpoche; và với các đạo sư của dòng Gelug như đức Lhundrup Tsöndru Rinpoche của tu viện Ganden, đức Phurchok Jamgon Rinpoche, đức Gendun Tashi Rinpoche của tu viện Drepung, và bậc nắm giữ pháp tòa Ganden đức Ling Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma và vị phụ tá đức Serkong Rinpoche; từ đức Sakya Drolma Podrang Rinpoche, Phuntsok Podrang Rinpoche, Ngor Luding Khenchen Jamyang Tenpai Nyingma Rinpoche và đặc biệt từ vị đạo sư bất bộ phái Dzongsar Khyentse Rinpoche Chökyi Lodrö.

Ngài không chỉ nghiên cứu mà còn thực hành tất cả các giáo huấn và trao truyền quan trọng. Ngài hoàn thành rất nhiều đợt nhập thất ba năm cẩn mật, và sử dụng mọi thời gian có thể để thực hành và nghiên cứu. Tựu chung lại, Trulshik Rinpoche đã giành ít nhất là 60 năm trong cuộc đời để nhập thất.

Theo lời khuyên của Dzatrul Rinpoche, ngài tiếp quản nhiệm vụ tu viện trưởng ở tu viện Dzarong Dongak Chöling, gìn giữ, bảo vệ và hoằng dương các giáo pháp. Đặc biệt, mỗi năm ở Tây Tạng (và sau đó là ở tu viện ở Nepal, Thubten Chöling), ngài hướng dẫn cho các đệ tử - tăng, ni và Phật tử trong các khóa nhập thất theo mùa về sự thực hành theo các sắp xếp của Dzatrul Rinpoche về Ba mươi bảy Pháp hành Bồ tát đạo của Gyalse Thogme, các sự thực hành tiên yếu của Jowo Thugje Chenpo và của Kho tàng Phương bắc Zer Nga.

Khi Tây Tạng bị xâm chiếm vào những năm 1950, Trulshik Rinpoche rời khỏi đất nước và xây dựng một tu viện ở miền hẻo lánh Khumbu của Nepal, gần núi Hy Mã Lạp Sơn, nơi mà ngài đã thiết lập vị trí cơ bản như là người đứng đầu của một cộng đồng tăng, ni và Phật tử lớn và phát triển.

Khi Trulshik Rinpoche ở tuổi 38, ngài nhận các quán đảnh, trao truyền qua sự đọc và sự giải thích toàn thể Kahma của dòng Nyingma từ đức Dudjom Rinpoche ở Kalimpong, Đông Bắc Ấn Độ, ngài cũng là người bảo trợ cho các giáo pháp quan trọng đó. Đây là cơ hội đầu tiên ngài được gặp đức Dilgo Khyentse Rinpoche. Chính trong cuộc gặp gỡ đầu tiên này, từ vị đạo sư vĩ đại, ngài nhận được, như là một sự kết nối quan trọng, những chú giải về Bức thư gửi đệ tử của ngài Long Thọ. Khyentse Rinpoche sau đó tham vấn ngài về các kho tàng do chính ngài (Trulshik Rinpoche) phát lộ, như Nyakluk Phurba, và sau đó, trở thành bậc thầy thân thiết của ngài. Trulshik Rinpoche coi Dilgo Khyentse Rinpoche là một vị đạo sư đặc biệt theo đúng nghĩa, và đồng thời với việc nhận các giáo lý, ngài cũng trao truyền cho Dilgo Khyentse Rinpoche một vài trong số các giáo huấn hiếm có mà ngài nắm giữ. Mối quan hệ đạo sư – đệ tử mà các ngài phát triển thật là phi thường, giáo pháp được truyền từ người này sang người khác như là những thứ bên trong chiếc bình được rót sang một chiếc bình khác. Trulshik Rinpoche nhận từ Dilgo Khyentse Rinpoche một lượng lớn các giáo pháp, bao gồm Dam-ngak Dzöhoàn thiện, và các bộ pháp quan trọng khác. Trulshik Rinpoche trở thành người nắm giữ các giáo pháp của chính đức Dilgo Khyentse Rinpoche và như là một trong số các đệ tử thân thiết và thành tựu nhất của ngài, người đã đảm nhiệm công việc tìm kiếm hóa thân và tổ chức lễ đăng quang cho vị hóa thân mới.

Trước khi nhập Niết Bàn nhiều năm, Dilgo Khyentse Rinpoche đã trao truyền một bộ các giáo pháp quan trọng của dòng Nyingma cho đức Đạt Lai Lạt Ma, bao gồm các bộ pháp cơ bản về Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga trong Mật thừa. Vinh dự tiếp tục trao truyền các phần còn lại của giáo pháp chính là của đức Trulshik Rinpoche, người sẽ tiếp tục các quán đảnh và giáo pháp cho đức Đạt Lai Lạt ma, bao gồm bộ pháp của Druptap Döjo’iPumzang, được tích tập bởi Minling Terchen Rinpoche (người đã trao truyền các giáo lý của dòng Nyingma cho đức Đạt Lai Lạt Ma thứ V), và các cuốn sách quan trọng của Longchen Rajampa, như là Ngalso Khorsum, Bảy Kho Báu, và Nyingtik Yabzhi. Đồng thời với những giáo huấn quan trọng từ dòng Nyingma, còn có rất nhiều các giáo huấn của dòng Gelug mà đức Trulshik Rinpoche là bậc nắm giữ duy nhất cũng được truyền cho đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trulshik Rinpoche đã dạy rất nhiều vị thầy vĩ đại khác. Ví dụ, ngài là một trong số các đạo sư của Đức Sakya Trizin; ngài truyền bộ pháp Rinchen Terdzo cho đức Pháp vương Gyalwang Drukpa ở tu viện Thubten Chöling; và ngài cũng truyền các tập giáo lý quan trọng cho Dilgo Khyentse Yangsi Rinpoche, Dudjom Yangsi Rinpoche và nhiều bậc trì giữ các dòng truyền thừa khác của Tây Tạng ở tu viện Shechen ở Nepal, bao gồm Dam-ngak Dzö, kinh điển dòng Nyingma và Nyingtik Yabzhi.

Ngài tiếp tục thúc đẩy sự bảo tồn và hoằng bá giáo lý và sự thực hành Phật pháp, ngài đi đến khắp nơi trên thế giới trong những năm cuối đời, và được các vị Lama của mọi truyền thống coi như là một hình mẫu của sự tham chiếu, sự nghiên cứu rộng lớn, tính trung thực, sự giản dị và trên tất thảy là những kinh nghiệm và sự chứng ngộ sâu sắc của ngài mà không ai có thể sánh nổi trong thời đại hiện nay.

Trulshik Rinpoche đi đến rất nhiều nơi ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Thái Lan và Malayxia, cũng như ngài đã đến Hoa Kỳ. Ngài đi thăm châu Âu rất nhiều lần, ngài đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Phần Lan và Hà Lan, và đặc biệt ngài đã từ bi chấp thuận lời mời đến thăm nước Pháp nhiều năm trước và coi sóc tất cả chúng tôi, ban các giáo huấn cho các đệ tử may mắn trong cuộc nhập thất ba năm nghiêm mật, song song với các cuộc nhập thất theo nhóm, và cộng đồng. Ngài đã hoàn thành sự trao truyền của Druptap Küntücũng như là các quán đảnh từ terma được phát lộ bởi Kangyur Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Dudjom Rinpoche. Trong một lần, khi mà đang ban quán đảnh trong kho tàng của Kangyur Rinpoche, Trận mưa của sự gia trì (Tsikdun Ladrup), pháp tu mà ngài đã nhận được từ đức Dilgo Khyentse Rinpoche, ngài nhận thấy ngài đã nhận nó trực tiếp từ đức Kangyur Rinpoche – vì khi lần đầu tiên gặp Kangyur Rinpoche và nghe thấy giọng nói của ngài (ở Kalimpong, trong buổi giảng pháp về Kahma dòng Nyingma), ngài nói rằng ngài đã nhận được sự gia trì về thân, khẩu và ý, và tâm của các ngài đã tan hòa.

Bước sang tuổi tám mươi, Trulshik Rinpoche vẫn tiếp tục các hoạt động giác ngộ một cách không mệt mỏi để làm lợi lạc cho giáo Pháp và giúp đỡ tất cả chúng sinh có kết nối với ngài, với một năng lượng và lòng nhiệt thành không hề suy giảm. Trong những năm cuối đời, dù sức khỏe dần dần suy giảm, ngài tiếp tục ban các giáo huấn cho chúng đệ tử ở châu Á, châu Âu, và giành thời gian ở tu viện Thubten Chöling để hướng dẫn một cộng đồng lớn tăng, ni và các hành giả nhập thất ở đó.

Ngài cũng đảm trách việc xây dựng tu viện mới, Dzarong Mindrol Thubten Dongak Choling ở trên Sitapaila, ngoại ô Kathmandu, tự mình tiến hành các buổi lễ quan trọng cùng với quá trình xây dựng, ví dụ như lễ ban phước cho đất hay là việc đặt các bình, hình ảnh, thần chú, linh phù (yantra) vào trong cột trụ và xà của ngôi chùa chính… Ngài thường dạy rằng, việc ngài xây tu viện này là để xua tan chướng ngại cho thế giới nói chung và đặc biệt cho dân chúng quanh vùng Hy Mã Lạp Sơn – vì vậy, ngài chọn vị trí đặc biệt này, mà từ đó có thể nhìn thấy ba tháp quan trọng ở thung lũng Kathmandu, Swayambhūnāth, Namo Buddha, và Boudhanāth. Từ trên ngọn đồi mà tu viện có thể bao quát toàn cảnh thung lũng được gắn kết với Phật Vairocana, ngọn đồi gần đó ở Swayambhūnāth gắn liền với đức Vajrasattva, ngọn đồi của tu viện Tergar là đức Ratnasambhava, và ngọn đồi của đức Amitabha ở phía sau, ngọn đồi cao, đầy cây cối của ngài Long Thọ hướng về phía Bắc thì gắn liền với Amogasiddhi.

Cũng ở đó, phía bên trên tu viện, nơi ngài cư ngụ ở Phakmai Gatsal (khu vườn của đức Tara vĩ đại), cuối cùng, vào ngày 2 tháng 9 năm 2011, ngài đã thị tịch một cách an lành ở tuổi 87.

Bất kỳ ai có kết nối với bậc đạo sư vĩ đại này, dù đã gặp ngài hay chưa, sẽ được ngài hướng dẫn cho đến khi đạt giác ngộ. Vì vậy, việc quan trọng là phải cầu nguyện đến ngài, hòa tâm mình với tâm ngài. Các lời cầu nguyện hay thực hành chúng ta làm không phải vì Trulshik Rinpoche, chúng là vì chính chúng ta, cốt để chúng ta có thể tiếp tục nhận được lợi lạc từ các hoạt động giác ngộ của ngài. Trulshik Rinpoche là một đạo sư giác ngộ, ngài đã thị hiện xuống trái đất này để hướng dẫn chúng ta với lòng từ bi cho đến ngày chúng ta có thể không tách rời với tâm giác ngộ của ngài.

Trulshik Rinpoche luôn luôn nói rằng, các thực hành của ngài là theo đoạn thơ của ngài Santideva:

Hư không còn,

Chúng sinh còn,

Thì ta còn,

Để xua tan những khổ đau của thế giới này.

Chúng ta biết rằng đây là lời phát nguyện của Đức Trulshik Rinpoche, vì thế chúng ta tự tin ngài sẽ nhanh chóng trở lại tiếp tục các hoạt động giác ngộ vì lợi lạc của chúng sinh.

Dựa trên bản tiểu sử của đức Trulshik Rinpoche viết bởi cháu ngài, cũng là thị giả chính, Kusho Ngawang Tsephel, bản tiểu sử này được chỉnh sửa lại bởi đức Jigme Khyentse Rinpoche và đức Pema Wangyal Rinpoche vào tháng chín năm 2011. Dịch và chỉnh sửa sang Anh ngữ bởi nhóm Padmakara.

Mọi công đức xin hồi hướng cho tất thảy hữu tình chúng sinh.

Mọi sai sót xin sám hối trước chư Phật cùng chư vị đạo sư.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2018(Xem: 7043)
Ý đồ của Hốt-tất-liệt, dựa trên Phật giáo Tây Tạng để thống trị Trung Quốc không chỉ bằng vũ lực mà còn cả về tư tưởng, tôn giáo, chính trị xã hội; nếu suy luận này của chúng ta không lạc hướng, thế thì lịch sử chứng tỏ ý đồ này đã thất bại. Ý nghĩa của sự thất bại này thuộc phạm vi nghiên cứu của các nhà văn hóa và sử học.
01/01/2018(Xem: 42228)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9451)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
26/10/2017(Xem: 9770)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
18/10/2017(Xem: 7498)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
06/06/2017(Xem: 9298)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
22/05/2017(Xem: 53813)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
18/04/2017(Xem: 10981)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
09/11/2016(Xem: 9390)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
06/07/2016(Xem: 8688)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]