Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Trung Á

24/12/201005:06(Xem: 6445)
Phật Giáo Trung Á
Phat Giao Trung A_Tran Quang Thuan



PHẬT GIÁO VÙNG TRUNG Á

 

PHẦN DẪN NHẬP

 

Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.

 

Yếu tố chung của những vùng đất ở vòng ngoài là gần biển, nhiều mưa, những con sông nước chảy quanh năm, thuận lợi cho việc trồng trọt, thương mãi, di chuyển. Trái lại tại vòng trong, biển Bắc Cực suốt năm hầu như đóng băng, mưa ít, di chuyển khó khăn. Tại phía nam, từ A Phú Hãn đến Miến Điện dãy núi Hindu-Kush và Hy Mã Lạp Sơn là một trường thành ngăn cách. Giữa hai khu vực đá đông lạnh và rừng núi cheo leo là vùng đất rộng do những con sông không chảy ra ngoài đại dương. Ba con sông lớn cắt Trung tâm Tây Bá Lơi Á, đó là sông Ob, sông Yenisei và sông Lena chảy về hướng bắc. Về phía tây, con sông Volga chảy đến đến biển Caspian, thu và phân phối nước cho một vùng rộng lớn hơn nước Hoa Kỳ. Về phía đông, con sông độc nhất chảy ra đại dương, đó là sông Amur chảy xuống biển Okhotsk, cuối cùng đến Thái Bình Dương . Tại phía nam sông Syr Darya (Jaxartes) và sông Amu Darya (Oxus) chảy đến biển Aral. Từ Mông Cổ sông Selenga chảy xuống hồ Baikal, sông Ili chảy xuống hồ Balkash. Một trong những con sông lớn cuối cùng chảy vào đất liên là sông Tarim chảy qua vùng sa mạc và cuối cùng ngưng lại tại vùng đất lầy lội quanh hồ Lop Nor.

 

Hình thể khác biệt nên thảo mộc ở những vùng này cũng khác nhau. Từ bắc đến nam có bốn vùng thảo mộc khác biệt. Phía bắc, thời tiết lạnh quanh năm, cỏ cây không mọc được ngoại trừ vào mùa hè ngắn ngủi, vài cụm hoa dại mọc trên sườn đá, trên những ngọn đồi nâu trọc . Ở đây chỉ có những con chồn Bắc cực sinh sống. Đi về hướng nam, vùng kế tiếp là vùng rừng núi chảy dài từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, nơi sinh sống của con sóc, beo, những thú vật có lông dày, của những con hải cẩu, hải ly, chàng be. Vùng thứ ba xanh tươi hơi, đó là vùng đồng cỏ, chảy dài từ đông sang tây, từ Mãn Châu đến Hung Gia Lợi, nơi nhiều loài súc vật sinh sống, nhưng ở triền phía nam lại là nơi cằn cõi, núi đá, sa mạc. Những sa mạc như  Kara Kum, Kyayl Kum, Ust-Urt là những xa mạc trống vắng, u tịch nhất thế giới. Đi xa nũa về hướng nam lại là những dãy núi cao như Thiên Sơn, Côn Lôn Sơn, rồi sa mạc Taklamakan với con sông Tarim chảy ngang qua. Về hướng đông bắc giữa Mãn Châu và sa mạc Taklamakan là sa mạc Gobi, mưa ít, đất đai cằn cõi. Tiếp theo đó là vùng khí hậu tương đối điều hòa, nơi những nền văn minh nhân loại xuất hiện: văn minh Sumer, Akkad, Do Thái ở Cận Đông, văn minh Ai Cập, Syria, Canaan ở Trung Đông, văn minh Minoan, Mycenaen, văn minh Ấn Độ, Trung Hoa ở Á Châu, văn minh Hy Lạp, Ba Tư, La Mã v.v. . .

 

Giữa vùng đồng bằng, gần lưu vực sông, gần bờ biển và vùng sa mạc khô nắng cháy là vùng đồng cỏ chảy dài khắp lục địa Á Châu. Chính nơi đây - vùng đồng cỏ-  mà mọi biến thiên lịch sử đã xẩy ra. Dân ở đây là người sống trên lưng ngựa và chết trên lưng ngựa- “da ngựa bọc thây” - đi từ nơi này đến nơi khác trong vùng đất mênh mông đầy cỏ.  Sức mạnh của họ là di chuyển, di chuyển mau chóng trên lưng ngựa, di chuyển mau chóng trên những cỗ xe ngựa thường và xe ngựa chiến. Cánh đồng cỏ là xa lộ. Đế quốc của họ xây dựng không kiên cố , không sáng tạo mà chỉ là những liên minh tạm thời, lên xuống, thăng trầm nhanh chóng.

 

Tại sao phải xâm lăng nước ngoài ? Tại sao phải bành trướng lãnh thổ ? Tại sao xây dựng đế quốc ? Trong một xã hội nông nghiệp đây là phương thức trực tiếp và giản dị nhất mặc dầu tốn kém nhất về tài nguyên cũng như nhân mạng, để làm giàu. Kết quả từ thiên niên kỷ thứ hai trước kỷ nguyên đến giữa thế kỷ thứ hai, đế quốc chủ nghĩa là nấc thang đánh giá thành quả chính trị. Sau Cách Mạng Tín Học, kinh nghiệm cho thấy hòa bình là phương tiện hữu hiệu nhất để đạt được kết quả mong muốn.

 

Đế quốc Hittites. Vào thiên niên kỷ thứ hai trước kỷ nguyên tại Tây Á, các sắc tộc nói tiếng Ấn Độ- Âu Châu, gốc du mục, đồng cỏ, đã xâm nhập Tiểu Tế Á, thành lập nước Hittite, thủ đô đặt tại Hattusas (hiện nay là Boghazkoy, 110 dặn nh, phía đông Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ). Trong gần 200 năm họ là quyền lực đáng kể tại Trung Đông. Dân Hittites giỏi về chiến tranh, chiến xa của họ thật đáng sợ, nhưng họ không để lại tàn tích văn hóa nào đáng kể. Lịch sử của họ đã bị quên lãng suốt 3,000 năm cho mãi gần đây qua công trình nghiên cứu khảo cổ người ta mới nhắc lại một thời oanh liệt của dân tộc này.

 


pdf-icon
Phật Giáo Trung Á - Trần Quang Thuận



tranquangthuan
***

Nam Mô A Di Đà Phật,

Chân thành cảm ơn Giáo Sư Trần Quang Thuận

& Huynh Trưởng Nguyên Từ (Hưng)
đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này.
(Chủ biên Trang Nhà Quảng Đức, TT Thích Nguyên Tạng, 4-1-2017)










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 63043)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
16/05/2010(Xem: 5251)
Trải qua chiều dài lịch sử, Phật Giáo Việt Nam hòa hợp với cuộc sống dân tộc để trở thành Việt Phật đầy tính dân tộc, thể hiện trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị và văn hóa. Bài này, trích trong một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai, chỉ đủ thời lượng để trình bày một khía cạnh, “Tính dân tộc của Việt Phật trong lãnh vực chính trị”, xét theo nhãn quan của khoa chính trị-xã hội học mới.
11/04/2010(Xem: 3304)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn. Khi Phật chứng Niết bàn tối hậu, 500 vị tỳ kheo A la hán họp lại để hệ thống hoá giáo điển (kiết tập).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]