Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Giáo điển của tông phái nhóm IV

09/05/201311:06(Xem: 8813)
Chương 8: Giáo điển của tông phái nhóm IV
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Chương 8: Giáo Điển Của Tông Phái Nhóm IV

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt. Thượng tọa Thích Nguyên Tạng



Gồm Các Bộ Phái Mahasasaka, Phái Sarvastivada, Phái Dharmaguptaka và các Phái khác

Những bộ phái chính yếu của nhóm này là Vijjputtaka hay Vatsiputriya (Độc Tử Bộ), Dhammuttariyas (Pháp Thượng Bộ), Bhadrayamika (Hiền Trụ Bộ), Channagarika (Mật Lâm Sơn Bộ), và Sammitiya (Chính Lượng Bộ). Trong số này, phái Vatsiputriya mà về sau được gọi là Vatsiputriya-Sammitiyas, trở thành một bộ phái quan trọng nhất của nhóm. Các Tăng Sĩ thuộc những phái này có lẽ là những người của phái Vaiiputtakas tuân theo những quyết nghị của cuộc kết tập lần thứ hai và từ bỏ những quan điểm riêng của mình, khác với những người muốn tách ra lập Tăng Đoàn riêng. Truyền thống Pali cũng như truyền thống Sanskrit đều cho rằng phái Sammitiya xuất hiện vào thế kỷ thứ ba trước Tây-lịch. Chúng ta không nghe nói nhiều về phái này trong lịch sử thời kỳ đầu của PG ngoại trừ một số điều phê bình giáo thuyết của họ về sự hiện hữu của tự ngã hay cá nhân (Pudgala) ngoài năm uẩn. Bộ phái này được phổ biến rộng rãi trong thời vua Harsavadhana (606-647 Tây-lịch). Nhà vua có em gái là Tỳ kheo ni Rajiasni thuộc bộ phái này. Các nhà chiêm bái Trung Hoa cũng làm chứng cho sự phổ thông của phái Sammitiya ở Ấn-độ. Hai văn bản khắc trên đá thuộc thế kỷ thứ hai và thế kỷ thứ tư Tây-lịch là những văn bản xưa nhất ghi nhận sự có mặt của bộ phái này ở thành Mathura và thành Sarnath. Văn bản thế kỷ thứ hai là văn bản khắc trên tảng đá thứ năm của Mathura nói về việc đặt một bức tượng Bồ Tát được dâng cúng cho các tăng sĩ Sammitiya thuộc tu viện Sirivihara bởi một tăng sĩ có vị thầy tên là Dharmaka. Văn bản này còn nói đến ba tu viện khác, đó là Pravarikavihara, Suvarnakara-vihara và Cuttakavihara, nhưng tu viện sau cùng này được hiến cúng cho Đại Chúng Bộ. Đây là loại chữ Brahmi thuộc thời đại Kushan, rất có thể trong thời vua Huviska (111 Tây-lịch), với sự pha trộn hai ngôn ngữ Prakrit và Sanskrit. Văn bản thứ hai nói tới phái Sammitiyas được tìm thấy ở Sarnarth và được khắc trên trụ đá của vua Asoka, ở bên dưới sắc chỉ của nhà vua và một văn bản khác. Văn bản này nói về một tặng phẩm dâng cho các vị thầy thuộc phái Sammitya, còn được gọi là Vatsiputrika. Rất có thể bản khắc này thuộc thế kỷ thứ ba hay thứ tư Tây-lịch, khi phái Sammitya trở nên phổ thông hơn phái Sarvastivada do đã tuyên truyền quan điểm của họ và thu nhận nhiều tăng ni.

(còn tiếp, sẽ đăng toàn bài sau)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2010(Xem: 6575)
"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
28/08/2010(Xem: 63045)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
16/05/2010(Xem: 5252)
Trải qua chiều dài lịch sử, Phật Giáo Việt Nam hòa hợp với cuộc sống dân tộc để trở thành Việt Phật đầy tính dân tộc, thể hiện trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị và văn hóa. Bài này, trích trong một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai, chỉ đủ thời lượng để trình bày một khía cạnh, “Tính dân tộc của Việt Phật trong lãnh vực chính trị”, xét theo nhãn quan của khoa chính trị-xã hội học mới.
11/04/2010(Xem: 3306)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn. Khi Phật chứng Niết bàn tối hậu, 500 vị tỳ kheo A la hán họp lại để hệ thống hoá giáo điển (kiết tập).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]