Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Phật Đản PL 2567 của HT Hội Chủ Thích Tâm Minh

10/05/202308:50(Xem: 3263)
Thông Bạch Phật Đản PL 2567 của HT Hội Chủ Thích Tâm Minh
phat dan-2023-3
letterhead-2022-2026

Số 27-7/HĐĐH/HC/TB                                                Phật Lịch 2567, Sydney ngày 10/05/2023



THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2567



Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni,
Kính thưa quý nam nữ Phật tử,

Ngược dòng thời gian, hơn hai mươi sáu thế kỷ trước, một bậc vĩ nhân xuất hiện dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, khi bình minh vừa ló dạng vào buổi ban mai ngày Rằm tháng Tư âm lịch. Đó là Thái tử Tất Đạt Đa, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia.

Sự xuất hiện của Ngài đã chiếu soi các quan niệm sai lầm đương thời, khi con người còn tin vào việc đem cả cuộc đời và sự sống giao phó cho các đấng thần linh quyền năng định đoạt. Con người chỉ biết phủ phục phụng mạng chịu sự ban ơn giáng họa từ các đấng siêu nhiên. Đức Phật đã giành lấy sự quyết định đó là từ sự vươn lên của con người bằng tư duy của trí tuệ và nỗ lực của tự thân. Mình làm chủ tể của chính mình. Vì vậy Ngài đã dạy "hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".

Mỗi chúng sanh là hải đảo của chính mình, là oai linh tối thượng, là Phật chưa hiển lộ của mình. Nếu tinh tấn tu tập sẽ được giác ngộ giải thoát mà không cần nhờ đến một đấng thần linh, thượng đế nào ban bố hay giúp đỡ.

Một người biết tự chủ quyết định đời mình, nhiều người như vậy và rộng ra cả một cộng đồng thì số đông đó sẽ giữ vững được quyền dân tộc tự quyết, sự độc lập của một quốc gia. Chính tư tưởng này đã khai phóng con người không còn chịu dưới sự thống trị của người khác.

Sự xuất hiện của Đức Phật tại thế gian đã xóa tan sự phân chia của bốn giai cấp xã hội lúc bấy giờ, từ quan niệm tín ngưỡng sai lầm cho rằng tầng lớp cao cấp là hàng Giáo sĩ Tăng lữ Bà La Môn và vua chúa quan quyền và tầng lớp hạ cấp là hàng công nhân, nông dân thương gia và hạng tôi tớ nô lệ. Sự bất công phân biệt giai cấp này đang hoành hành đè nặng cuộc sống hai giai cấp thấp kém là một thống khổ cùng cực trong xã hội.

Khi còn sống trong nhung lụa chốn hoàng cung, Thái tử Tất Đạt Đa thường thân cận gần gũi với tất cả dân chúng, bất kể họ thuộc giai cấp nào. Vì Ngài thấy rõ nỗi đau khổ của kiếp người theo luật vô thường sanh già bệnh chết không chừa bỏ một ai nên Ngài đã dạy "không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn".

Vì vậy sau khi đắc đạo thành Phật, trong Giáo đoàn các đệ tử Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni của Ngài đều có thể thăng tòa thuyết pháp cho tất cả cư sĩ nam nữ, từ vua quan cho đến dân chúng mọi thành phần trong xã hội, mà không cần xét đến nguồn gốc xuất thân của vị Tỳ kheo thuyết pháp thuộc giai cấp nào. Vì địa vị được tôn quý hay hèn mọn là xét đến đạo hạnh, phạm hạnh hay thánh hạnh của vị đó. Địa vị cao quý hay thấp hèn không phải xuất thân từ dòng tộc.

Ngài đã tuyên dương giáo lý nhân quả như một định luật tất yếu. Gieo nhân lành được quả tốt, gieo nhân xấu phải gặt hái bất hạnh. Đây là một định đề để đánh thức sự tự chủ của con người, phải tự ý thức và hành động theo tiến trình nhân quả để tự giải thoát kiếp sống nhân sinh, từ khi còn vô minh của chúng sinh cho đến lúc giác ngộ đại giải thoát. Hạnh phúc an lạc là do chính chúng ta biết làm chủ thân khẩu ý của mình, an trú trong chánh pháp của Phật dạy. Hạnh phúc không phải cầu xin ơn trên ban bố. Một người cố công làm việc, tất được nhiều của cải, chăm chỉ học hành tất được hiểu biết rộng rãi, tinh tấn tu tập tất được kiến giải đắc đạo. Đây là kết quả tất yếu của đạo lý nhân quả. Hãy tự mình nương tựa nơi mình để chuyên thân hành đạo, nương tựa nơi chánh pháp để trực hướng Niết bàn đạt ngộ.

Suốt 49 năm ròng rã dấu chân Đức Phật đã trải dài in sâu theo bờ cát sông Hằng. Để rồi 2567 năm qua, kể từ khi Ngài nhập Niết bàn, pháp âm vi diệu hằng lưu truyền qua bao thế hệ của Lịch Đại Tổ Sư, chư Tăng tiền bối. Giáo pháp giải thoát được chuyển tải bằng trí tuệ giác ngộ và công hạnh tu tập hoằng khai do chư Tổ Sư, chư Tăng già thế thế truyền thừa. Phật pháp được mọi người đón nhận kính tín Tam Bảo do tâm tự phát tự nguyện, sau khi đã được tư duy và chọn lựa. Vì vậy lịch sử truyền bá Phật giáo từ ngàn xưa đến nay, chưa bao giờ tổn hại đến xương máu hay tánh mạng của bất cứ một ai. Không bao giờ dùng những kỹ xảo như tình yêu luyến ái, hạnh phúc gia đình, cứu tế vật chất, giúp đỡ khó khăn, thăng quan tiến chức, danh vọng địa vị để áp bức, chèn ép hay bắt buộc một ai phải theo đạo Phật.

Đạo Phật đến với mọi người được tuyển trạch bằng trí và đón nhận bằng tâm hoan hỉ.

Đạo Phật đến với chúng sanh để chỉ rõ bản chất cuộc đời là đau khổ, nguyên nhân của sự khổ và con đường thoát khổ để đi đến cứu cánh
an lạc giải thoát.

Đạo Phật đến với chúng sanh để đem lại giá trị bình đẳng giữa người và người, giữa con người với muôn loài chúng sanh, giữa chúng sanh và Đức Phật. Vì thế Đức Phật đã thường dạy: " Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".

Sự tự do và bình đẳng tuyệt đối này chỉ có trong đạo Phật. Nhưng một khi sự tự do và công bằng bị đe dọa bức hại thì người con Phật chỉ đấu tranh bằng phương thức bất bạo động, thậm chí đôi khi phải tự hy sinh luôn cả thân mạng của mình. Điển hình như sự tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức và các Thánh tử đạo năm 1963.

Kỷ niệm ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta hãy tiếp tục thắp sáng ánh đạo vàng lan tỏa khắp mọi thời gian và không gian. Lấy trí tuệ từ trong giáo pháp của Ngài để xóa tan mê mờ tăm tối của nhân gian. Lấy từ bi như lòng từ của Đức Phật để xoa dịu nỗi đau cho chúng sanh. Lấy tâm đại hùng đại lực để bảo vệ chánh pháp như các bậc tiền nhân đã vị pháp vong thân khi Phật pháp bị cường quyền đàn áp, đối xử bất công.

Chư Tôn Đức Tăng Ni, quý thành viên tự viện, các đạo tràng nam nữ cư sĩ Phật tử tùy duyên theo hoàn cảnh sở tại thiết trí lễ Đản sanh, dâng hương, cúng hoa quả phẩm cụ trần, ca vịnh tán thán cúng dường Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, tụng kinh bái sám thuyết pháp lợi sanh. Nhắc lại công đức bảo vệ chánh pháp của Bồ Tát Thích Quảng Đức.

Cầu nguyện Phật pháp trường tồn, nhân sanh an lạc, thiên tai đại dịch, chiến nạn đao binh sớm tận tiêu trừ. Tất cả chúng sinh đều được thấm nhuần Phật pháp, an vui tu tập, luôn tắm mình trong ánh đạo từ bi.



Nam mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TM. Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ
(Xem bản pdf có ấn ký)
Hòa Thượng Thích Tâm Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2011(Xem: 5746)
Năm 1962, cơ duyên đến, Hoàng tôi "tình cờ" được dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm. Đó là một hoát nhiên đại ngộ chính trị. Không khí trang nghiêm, kỹ luật, thuần thành của biển người trên sân Chùa Từ Đàm hôm đó khiến Hoàng tôi nghĩ rằng, tổng quát ra, Phật giáo có thể là một đoàn thể áp lực có khả năng góp phần giải tỏa những oan khiên khúc mắc lịch sử xứ sở đang kẹt vào. Như thế nào? Thực sự Hoàng tôi chưa có một ý niệm rõ rệt nào cả. Anh chị em chúng tôi thường le lưỡi đùa đó là thời "mã thượng ham vui".
07/07/2011(Xem: 31013)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
28/05/2011(Xem: 6037)
Từ Mỹ, Nguyễn Tri Ân, giáo sưc Đại học Bates (Bates Colleghe) đã nhiều lần về Việt Nam (kể từ năm 1991) để nghiên cứu về văn hoá, mỹ thuật Phật giáo. Ông tâm sự: “Mình không phải là nhà khoa học-công chức bàn giấy nên phải đi, đi thực tế để nghiên cứu, tìm hiểu”. Mới đây, ông có một chuyến về Việt Nam 3 tuần, tham dự Phật đản ở Huế, rồi đi đến tham cứu ở các chùa ở TP.HCM, Cai Lậy (Tiền Giang), Khánh Hoà để tìm thêm những “dấu tích” của Bồ tát Thích Quảng Đức. Nghiên cứu về Bồ tát Thích Quảng Đức chính là 1/57 đề tài nghiên cứu được Hội đồng Hiệp hội Học thuật Hoa Kỳ - American Council of Learned Societies) chọn tài trợ nghiên cứu từ 1136 người nộp đề tài. Trước khi về nước GS Nguyễn Tri Ân đã dành cho Giác Ngộ một cuộc trò chuyện ngắn…
21/10/2010(Xem: 4431)
Ngài sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, tỉnh Khánh Hòa, xuất gia lúc 15 tuổi, tu học tại chùa Linh Mụ Huế. Trước lúc tự thiêu Ngài trú tại chùa Quán Thế Am, Sài Gòn. Sau khi 8 Phật tử bị giết tối ngày 8.5.1963 tại đài phát thanh Huế, và 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo không được chính quyền Ngô Đình Diệm thỏa thuận, Hoà Thượng Thích Quảng Đức người đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, sau nhiều tuần thiền định để tăng trưởng thêm nội lực, đã tự nguyện hy hiến cuộc đời cho đại nghĩa giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt Sài-gòn sáng ngày 11.6.1963.
19/09/2010(Xem: 3367)
Sáng nay 20/4. Kỷ Sủu, tại Chùa Long Sơn, Nha Trang, Trụ sở tỉnh hội Phật giáo Khánh hoà và tại Tượngđài Bồ Tát Thích Quảng Đức, Ban Trị sự đã long trọngtổ chức lễ tưởng niệm 46 năm ngày Bồ Tát Thích QuảngĐức vị pháp thiêu thân ( 20.4 nhuần Quý Mão – 20.4.Kỷ Sửu).
19/09/2010(Xem: 4070)
Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước. Dưới chính sách tàn bạo của Ngô Đình Cẩn, chính quyền họ Ngô đã triển khai chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” rất dã man với mục đích tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng trong nhân dân
19/09/2010(Xem: 4172)
Chùa Từ Đàm bị phong tỏa như thế được gần hai tuần. Khác hẳn với những ngày đầu hết sức căng thẳng, những ngày kế tiếp chúng tôi đã được thao luyện với tính khẩn trương của tình thế nên “thong thả” hơn đối với diễn biến mỗi ngày. Máy phóng thanh vẫn tiếp tục đe dọa và khuyến cáo dân chúng đừng nghe lời Cọng sản và đừng đi theo Cọng sản đang rắp tâm phá rối trị an, nhưng hình như chẳng ai để ý tới. Tuy lệnh phong tỏa dưới đất được chính quyền yểm trợ với 4 phi cơ chiến đấu bay lượn trên không suốt ngày dòm ngó đe dọa, dưới đất tướng Trí ra lệnh gia tăng các chiến xa và quân đội, dùng những đàn chó trận gầm gừ chận đứng ngõ Từ Đàm
19/09/2010(Xem: 5727)
Thế là nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Ý nghĩa của hành động ấy đã được thế giới bàn cải rất nhiều và vị trí lịch sử của bồ tát Quảng Đức trong lòng dân tộc đã được khẳng định từ lâu. Tuy nhiên ngoài bản tiểu sử ngắn ngủi do Uỷ Ban Liên Phái bảo vệ Phật giáo đưa ra sau sự kiện tự thiêu ngày 11 tháng 6 năm 1963, tức ngày 20 tháng tư nhuận năm Quí Mão, mà sau này đã trở thành tư liệu chính thức phổ biến rộng rãi trong các sách báo cho tới tận hôm nay, cuộc đời của bồ tát Quảng Đức trước thời điểm tự thiêu đó vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
19/09/2010(Xem: 5708)
Người xưa nói: “Vật cùng tắc biến, biến tắc thông”. Điều dó khẳng định một chân lý: Muôn vật trong vũ trụ luôn luôn vận động theo một chiều hướng đào thải cái ác và thăng hoa cái thiện. Nhớ lại cách đây 42 năm. tại miền Nam nước ta có một biến cố lịch sử đáng chú ý. Đó là vào năm 1963, Chính phủ Ngô Đình Diệm đã đang tâm vi phạm nhân quyền, chà đạp tự do, đàn áp tôn giáo, ngang nhiên ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo ngay trong dịp đại lễ Phật đản Phật lịch 2507.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]