Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

10/04/201317:09(Xem: 5911)
Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

labode_2

Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Uy Linh - Uyên Viễn

Nguồn: Uy Linh - Uyên Viễn

33 năm trước, ngày 11-6-1963, Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu, phản đối sự kỳ thị và đàn áp tôn giáo của Chính phủ Ngô Đình Diệm. Hình ảnh sáng ngời bất khuất đó đã được kịp ghi lại qua ống kính của một nhà nhiếp ảnh Việt Nam nổi tiếng, nhắc nhở một thời kỳ lịch sử của phong trào Tăng Ni Phật tử đấu tranh chống lại chế độ này. Trong một chiều tháng 5, chúng tôi đã đến thăm tác giả của bức ảnh - thầy Nguyễn Văn Thông, nghệ sĩ nhiếp ảnh, giảng viên Hội Nhiếp ảnh TPHCM...

Đã quá tuổi "thất thập cổ lai hi", mái tóc đã bạc nhưng trông thầy Nguyễn Văn Thông (NVT) vẫn còn khỏe mạnh, hồng hào. Nhiều thế hệ học trò đã đến rồi đi và hiện nay, thầy vẫn còn thường lên lớp, truyền cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh đến mọi người. Nhà của thầy nằm trong một con hẻm trên đường Cư xá Đô Thành. Tại phòng khách, mặc dù không hiểu biết gì nhiều, nhưng chúng tôi thực sự thích thú với các tác phẩm ảnh nghệ thuật được treo trên tường. Nắng đã tắt. Trong căn phòng ấm cúng ấy, thầy như nhớ lại những gì đã chứng kiến, nhớ về bức ảnh đã thực hiện...

Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt bớ Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Thầy NVT kể : lúc đó, tôi là nhà nhiếp ảnh nhưng cũng là một phóng viên tự do hay gởi ảnh thời sự cho Ảnh Xã (một cơ quan nghề nghiệp lúc bấy giờ, chuyên cung cấp ảnh cho báo chí). Do một vài nguồn tin, tôi được biết sẽ có một cuộc biểu tình lớn của Tăng Ni Phật tử sắp tới. Và, ... ngày 11-6 ấy đã đến. Từ tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8). Tại đây Bồ tát Thích Quảng Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao dần.... Chen chân trong các vòng rào Tăng Ni, tôi cùng một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, đã thực hiện bức ảnh....

botat5

Bức ảnh lịch sử

Dừng lại giây lâu, thầy bồi hồi nói tiếp : lúc đó tay bấm máy nhưng trong lòng tôi có một sự xúc động. Tôi thực sự thấy kính phục. Đó là hành động của một chiến sĩ - một "chiến sĩ" Phật giáo vô úy đấu tranh vì sự hòa bình cho nhân loại.

Lục trong các tập album ảnh, thầy NVT tặng chúng tôi bức ảnh Bồ tát TQĐ tự thiêu. Không phải con mắt nhà nghề, nhưng chúng tôi cảm nhận bức ảnh thật "sống", như đã được thổi cái hồn vào đó. Mặc dù vậy, thời gian đó, ảnh không được đưa ra để tránh sự khó dễ của chính quyền. Năm 1964, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tổ chức một cuộc triển lãm ảnh về phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử năm xưa. Thầy NVT đã tặng bức an3h này và đó là lần đầu tiên nó được phổ biến rộng rãi. Đối với thế giới, cũng bức ảnh Bồ tát TQĐ tự thiêu, chụp từ góc độ khác, đã được Peter Brown - người Mỹ - phóng viên hãng thông tấn UPI đưa ra ngay trong năm 63 và đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới. Riêng tại Việt Nam, bức ảnh được biết đến với tác giả Nguyễn Văn Thông. Lịch sử đi qua nhưng còn đọng lại nỗi ray rứt âm i, bức ảnh đưa ra đã gây xúc động và quan tâm của hầu hết mọi người đến dự cuộc triển lãm năm đó.

72 tuổi và có hơn 40 năm cầm máy, năm 1951 thầy là một trong những người thành lập Hội nhiếp ảnh Việt Nam. Ngoài những ảnh thời sự báo chí, thầy có khả nhiều những tác phẩm ảnh nghệ thuật đã đoạt các giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có hai tác phẩm thầy đặc biệt yêu thích nhất. Đó là tác phẩm "Ra khơi" diễn tả một con thuyền chòng chành trong sóng dữ, bầu trời mây vần vũ, và những ngư dân đang chống chỏi điều khiển con thuyền. Tác phẩm đã đoạt giải danh dự trong nước năm 1958 và nhiều giải tiếp theo tại một số nước trên thế giới. Bức ảnh thứ hai mà ông thích chúnh là ảnh Bồ tát TQĐ tự thiêu. Bức ảnh này đã được các giải thưởng cao tại Phần Lan và New Zealand năm 66-67. Năm 1988, trong cuộ thi ảnh "Chân dung thời đại" tại TPHCM, Ban tổ chức đã đề nghị đưa bức ảnh này ra chưng bàu. Năm 1995, một phóng viên nước ngoài đến Việt Nam cũng quan tâm đến bức ảnh, đã gặp gỡ tác giả để được hiểu rõ thêm....

Có thể nói, không chỉ là những giá trị về mặt nghệ thuật, mà hơn thế, bức ảnh đã mang lại một ý nghĩa nhất định về một giai đoạn không thể quên được trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hơn 30 năm rồi, vẫn như chợt hiện về một nhà Sư trong lửa đỏ, ngồi kiết già, trầm mặc với lời đại nguyện : "Phật giáo Việt nam được trường tồn, đất nước được thanh bình và chúng sanh an lạc"..../.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7655)
Sau Thế Chiến Thứ II (1939-1945) hàng hóa và vũ khí của Mỹ để cung ứng cho chiến tranh bị tồn đọng rất nhiều. Mỹ thay chân Pháp ở Đông Dương biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống Cọng với khẩu hiệu “Để chận đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cọng sản tại vùng Đông Nam Á”, nhưng thực tế cũng còn để tiêu thụ hết số hàng hoá và khí giới thặng dư.
10/04/2013(Xem: 4780)
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay làhuyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Thơ ông sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
10/04/2013(Xem: 4444)
Trên một nghìn năm trước, do Tứ chúng bất đồng làm Phật giáo suy tàn trên đất Ấn. Nhưng may mắn thay, Ðại thừa giáo cũng đồng thời phát triển, làm cho đạo Phật trở thành ngọn Ðuốc vĩnh cửu soi sáng nhân loại qua mọi thời đại. Ngẫm việc xưa ngăn ngừa việc nay, người Phật tử Việt Nam không thể để cho Phật Pháp suy tàn trên đất Việt, không thể chuyên lo cúng bái làm công cụ cho các tư tưởng thời đại, các tổ chức thế tục.
10/04/2013(Xem: 3805)
Sắp tới mùa Phật Ðản rồi, Tôi lại lẩm nhẩm một mình mấy câu hát của nhạc sỹ Nguyễn Hiền ca ngợi Quách Thị Trang từ 38 năm về trước-Những câu hát một thời vang dội cả Sài gòn, làm xao xuyền bao trái tim sinh viên học sinh (SVHS) chúng tôi.
10/04/2013(Xem: 5312)
Từ đó đến nay suốt thời gian ngót 37 năm qua, người Việt Nam luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: Tại sao trái tim của Ngài không bị đốt cháy? Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình.
10/04/2013(Xem: 8045)
Kẻ thiêu thân cúng dường vì Chánh Pháp Kính dâng Thập phương chư Phật Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình Làm đèn soi sáng nẻo vô minh Khói thơm cảnh tỉnh ai còn 'ngốc'
10/04/2013(Xem: 40887)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
10/04/2013(Xem: 4467)
TT - Gần nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963, ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.
10/04/2013(Xem: 3816)
Lời Tòa Sọan: Câu chuyện về trái tim của Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã đuợc nói nhiều trên các báo, và đã đi vào lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tòa Sọan Nguồn Đạo vừa hân hạnh nhận được bài viết của Cư Sĩ Minh Lạc Vũ Văn Phường (Seattle, USA) đã ưu ái gửi cho, . . .
10/04/2013(Xem: 3619)
Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức xuất gia từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]