Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Bốn Mươi Tám Năm Xin Đừng Quên

31/10/201816:14(Xem: 4416)
01. Bốn Mươi Tám Năm Xin Đừng Quên

bo tat quang duc tu thieu

Bốn mươi tám năm, xin đừng quên!
 Dương Kinh Thành

Hôm rời Nữu Ước về Stpokholm, tôi gặp một nữ bác sĩ người Hoa Kỳ cùng đi một chuyến máy bay. Bà hỏi tôi rất nhiều chuyện về Việt Nam. Bà rất tán thán quan điểm của những cuộc vận động chầm dứt chiến tranh tại Việt Nam nhưng bà cực lực phản đối việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức. Theo bà chỉ có những người tâm trí không bình thường mới đi làm cái công việc tự thiêu ấy. Bà cho sự tự thiêu là dã man, là bạo động, là cuồng tín, là mờ ám, là mất thăng bằng. Dù tôi đã nói hết lời cho bà biết (…), bà cũng không tin. Tôi đành im lặng vì biết rằng bà không thể hiểu. Bà không thể hiểu, không phải là bà không muốn hiểu hoặc không có khả năng để hiểu. Bà không thể hiểu vì bà chỉ có thể ở một quan điểm khác để nhìn, thế thôi…(1).

Trên là những dòng của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh viết trong “HOA SEN BIỂN LỬA “ năm 1965. Chưa đầy hai năm sau sự kiện Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu. Người viết bài này xin mạn phép mượn dùng làm đoạn mở đầu để để cập đến một vấn đề, không chỉ với vị nữ bác sĩ người Hoa Kỳ Hòa Thượng Nhất Hạnh đã gặp lúc ấy, mà mãi cho đến hôm nay – thế kỷ 21 – 48 năm, non một nửa thế kỷ, những cái nhìn, cái hiểu ấy vẫn còn tồn tại trong một bộ phận vốn từ lâu không thiện cảm lắm với Phật giáo. Có khác chăng là những cái nhìn, cái hiểu ấy từ nơi những người Việt Nam chính hiệu chứ không còn là của vị nữ bác sĩ người phương tây nữa. Cũng có thể, vị nữ bác sĩ nọ giờ đây đã thay đổi quan điểm và góc nhìn của mình, nhưng tự thân câu chuyện thì vẫn còn dai dẵng, và tất nhiên nó tồn tại được từ nơi những người thiếu thiện cãm với Phật Giáo kia. Đáng buồn hơn họ đã dùng những hình ảnh đó để đi tuyên truyền, chiêu dụ tín đồ một cách không hổ thẹn.

Bốn mươi tám năm trôi qua, thời gian của hơn phân nữa tuổi thọ đời ngưởi, tính theo tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay .

Ngày ấy, nhà tôi ven sông Sài gòn, cả một vùng bến nước cũng xôn xao. Không phải thủy triều lên xuống hay do sóng vỗ đôi bời mà chính do cơn bão táp trần ai đang phủ chụp lên thân phận Phật giáo Việt Nam. Với một chú bé mới bảy, tám tuổi đầu, những gì đang diễn ra hằng ngày ở bờ sông bên kia – tức nội thành, có tiếng súng , có người ngã gục, máu và nước mắt v…v.. đã quá sức nhận thức đầy đủ hay tường tận mục kích những cái nghiệt ngã vô tiền khoáng hậu của Phật giáo Việt Nam thời đại văn minh tiến bộ. Nhưng những điều trước mắt, gần gủi, tôi đã thấy và hiểu được. Đó là những nỗi lo sợ của gia đình, nét mặt hốt hoảng của Bà tôi khi phải ngậm ngùi đem bàn Phật vô buồng ngủ mà thờ! Đốt nhang phải lén lút, nói chi đến bàn thờ Ông Thiên ngoài sân. Các Đạo hữu từng đi chùa chung với Bà mọi khi, dù là háng xóm khít bên ai cũng tự lo bảo vệ lấy thân, không còn dám liên lạc với nhau, và tôi đã phải nhận hai cái bạt tay – sức mạnh của tất cả mọi lo âu đó – do đã khóc hoài bởi không còn được Bà dắt đi lễ chùa như mọi bữa. Đường ven sông, chỉ độc đạo một lối đi về, khu vực ngang một thánh đường và gần một đồn bót cảnh sát ; gậy gộc, hàng rào kẻm gai được chặn ngang! Nào ai dám bước qua để đến chùa, về với Phật và về với cội rễ con Hồng cháu Lạc! Tất cả những hình ảnh đó,cho đến cuối cuộc đời khó có thể phai mờ trong tâm trí tôi. Và chính những hình ảnh đó thôi thúc tôi tiếp cận với đạo Phật một cách mãnh liệt hơn theo từng độ tuổi lớn lên.

Cộng vào đây còn có một nhân tố nữa. Suốt cả một quảng đời tuổi thơ, tôi “được” học trong một ngôi trường tôn giáo ở địa phương. Từ Mẫu giáo cho đến hết lớp nhất bậc tiểu học. Nơi đó tôi không được dạy một tầm nhìn mỹ cảm tốt đẹp về một nhà truyền giáo đứng đắn, một nhà mô phạm đúng nghĩa, và đặ biết một tinh thần thượng tôn dân tộc (một vị nữ tu – một vị giáo viên . và một người Việt Nam máu đỏ da vàng).Người ta gọi những học sinh không cùng tín ngưỡng với họ là “mấy người”. Hằng ngày, người ta không cần phải ngại ngùng “dạy” rằng : ông Phật của mấy người là kẻ phàm tục nên mới để lại xương cốt, dấu vết ( các Xá Lợi được tìm thấy và các di tích khảo cổ Phật giáo ). Lần khác thì dạy rằng (nguyên văn): Ông Phật của mấy người là bịa đặt, không có thật trong lịch sử (sic).Mấy tấm hình xanh đỏ cha mẹ mấy người thờ lạy ở nhà do tưởng tượng ra rồi vẽ lên mà thờ. Cái bông sen có chút xíu như vầy (chúm bàn tay lại và giơ lên), mấy người ra chợ mua một ký thịt bò để lên xem có bẹp dúm hông, huống hồ cái thây ông Phật (sic) chần dần ( dang hai cánh tay thẳng ra) ngồi lên đó!Với những đứa thuộc thành phần mấy người có lỡ đóng tiền học phí chậm, hoặc tiếp thu bài vở chểnh mãng thì bị cho là “như ông Bụt,Đui-Điếc-Câm cả lủ”.(người ta cũng khgo6ng ngại ngần chạm đến cổ tích rồi đấy). Khó lòng tưởng tượng hơn , khi nhắc đến cuộc xuống đường của Tăng Ni tín đồ Phật giáo năm 1963, ngườii ta nói rằng “Có mấy ông sư, sợ cảnh sát, bị rượt chạy, chạy rới cái áo cà sa, còn cái quần tà lỏn mà hỏng hay…”. Xin được nhắc lại , toàn bộ giáo viên trường tiểu học này đều là nữ tu.

Với những quan điểm – góc nhìn và giọng ngữ đó, khiến chúng ta nhớ lại bà Trần Lệ Xuân , phu nhân cố vấn Ngô Đình Nhu. Như được bật đèn xanh bởi chồng mình khi ông “Nhu công khai công khgai phát biểu những điều trâng tráo đến kinh tởm, đề nghị cung cấp xăng và diêm quẹt cho những vụ tự thiêu khác. Trong một buổi phỏng vấn có thu hình, bà Trần Lệ Xuân tuyên bố một cách lố bịch rằng sự hy sinh đầu tiên lẽ ra đã hiệu quả hơn nếu các tín đồ Phật giáo dùng xăng trong nước thay vì xăng nhập khầu. Về sau bà còn phát biểu về những vụ tự thiêu tiếp theo như “ món thấy chùa nướng”và “Cứ để họ tự thiêu, chúng ta sẽ vỗ tay”(2).

Ai cũng rõ “tin tức về vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã lan nhanh khắp nước Việt Nam, nhưng có một chuyện khác không được dự đoán trước đã xảy ra : Tin tức cũng đã lan nhanh khắp thế giới. Vào những ngày này, Việt Nam là mảnh đất béo bở của các nhà báo, phóng viên ảnh, nhân viên điện tín. Đối với nghề nhà báo,đây quả là tin sót dẻo. Ngay sau ngày Hòa Thượng Quảng Đức tự thiêu, những bức hình về sự kiện này xuất hiện trên các trang nhất các tờ báo lớn trên khắp thế giới, bên cạnh những bài viết lý giải nguyên nhân của thảm kịch. Cả thế giới bị sốc, và tổng thống Hoa Kỳ J.F.Kenedy cũng vậy. Quả thật, chỉ qua một đêm cả thế giới nhận ra Hoa Kỳ chỉ là kẻ vô tích sự, đã chọn dúng một tên bạo chúa để hà hơi tiếp sức, một kẻ không khác gì Hitles ? Việc ủng hộ một người công giáo cuồng tín, cứ tập trung khủng bố những người theo tôn giáo khác đã khiến Kenedy trở thành miếng mồi ngon trước miệng hổ đói trong kỳ bầu cử vào tháng 11.1964”(2a). Kenedy hoang mang đến cực điểm ngây ngô khi sáng hôm ấy (12/6/1963) ông họp khẩn cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, mà câu đầu tiên phá vở tiền lệ khai mạc bằng câu hỏi “Phật giáo là cái gì ?”!

Ngọn lử Bồ Tát Quảng Đức ít ra cũng làm cho vị Tổng thống Hoa Kỳ lần đầu tiên trong đời được nghe và biết đến hai từ “Phật Giáo”.

Rõ ràng, các thế lực xâm lược nước ta, họ không cần biết nơi đó có truyền thống, lịch sử và đời sống tâm linh, văn hóa ra sao, nơi mà hai đời họ tộc nhà Ngô Đình (Tổ phụ của Ngô Đình Khả) trước đó cũng đã từng sống chan hòa trong cội nguồn dân tộc, từng biết thắp nhang thành kính tưởng nhớ Tổ Tiên. Và Phật giáo, vâng , chính Phật giáo bằng bề dày của lịch sử hai ngàn năm đã un đúc nên truyền thống, phong tục và văn hóa ấy cho dân tộc qua bao nhiêu thăng trầm vinh nhục cùng đất nước. Vì vậy, cho mãi đến ngày nay, Phật giáo Việt Nam luôn tự hào và luôn nói – nói những điều mình có, đó là Đạo Pháp - Dân Tộc ! Đó cũng là câu trã lời cho mộ vị giáo sư Sài gòn từng phát biểu trong cuối thập niên 60 thế kỷ trước rằng “Không thể dùng tính tử dân tộc để chống lại người Việt Nam(sic), bất luận thuộc khuynh hướng nào. Chì có một trường hợp sử dũng chính đáng tính từ dân tộc là trường hợp chống thống trị ngoại bang mà thôi”. Với lịch sử, Phật giáo Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục và còn xuất sắc hơn thế nữa, để cho các thế lực, khuynh hướng khác noi theo . Vẫn chỉ là con đường Phật giáo Việt nam đã và đang đi ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC hơn hai ngàn năm qua, không hề thay đổi hay xét lại.

Đó là một vấn đề lớn, rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong Pháp nạn năm 63 mà không nghe vị nữ bác sĩ người Hoa Kỳ, vị giáo viên tiểu học của tôi và vị giáo sư vừa nêu đưa ra để làm mấu chốt cho câu chuyện. Đó là chưa nói đến giá trị một tôn giáo lớn ở Việt Nam như vậy mà phải chịu khép mình khiêm nhường trong Dụ số 10 (1950) từ thửo Ngô Đình Diệm còn là thủ tướng; bị cho là một Hội đoàn cỏn con khjo6ng hơn không kém và cầm phải kiểm soát gắt gao hơn . Cũng vậy, đó còn là chưa nói đến “Hệ tư tưởng của Đảng Cần lao và của phong trào cách mạng quốc gia là thuyết Nhân vị. Chỉ có một trường đào tạo duy nhất là “Trung Tâm Đào tạo nhân Vị “ do người anh cả của Tổng thống là Tổng Giám Mục địa phận Vĩnh Long Ngô Đình Thục sáng lập. Là công giáo hay không , không cần biết, tất cả công chức đều phải trãi qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớphọc đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo,giảng về những lầm lạc của Phật giáo, Khổng giáo. Về các tội ác của Công sản..”(3).

Do vậy mà từ sau ngọn lửa của Bồ tát Quảng Đức bùng cháy, Mỹ lo sợ trước tiên, “Mỹ sợ rằng Diệm-Nhu sẽ phạm thêm sai lầm sau khi đã biến lễ Phật Đản ngày 8.5.1963 trước đó thành thảm kịch đẩm máu bởi lệnh cấm treo cờ Phật giáo ở nơi công cộng theo ý của Thục, lúc đó là Tổng Giám Mục Huế. Làm sao cấm treo cờ Phật giáo trong khi đã từng cho treo cờ Tòa thánh Vatican ở nhiều nơi công cộng? Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, Mỹ sợ rằng lễ cầu hồn cho cố Giáo hoàng John XXIII sẽ bị Diệm mù quáng biến thành một quốc lễ, và điều này sẽ càng đổ thêm dầu vào lửa. Mỹ có lý do để sợ Diệm làm điều càn dở đó, do lẽ ‘Từ tháng ba, một ủy ban ngân khánh đã được thành lập do chủ tịch quốc hội làm chủ tịch với nhiều vị bộ trưởng và nhân vật tên tuổi làm ủy viên. Người ta tổ chức tại Sài gòn một bữa tiệc mà mỗi thực khách phải đóng 5.ooo đồng (tương đương nữa lượng vàng vào thời điểm đó-CT:TTCN). Người ta muốn biến lễ ngân khánh này thành quốc lễ “(3a).

Bộ Ngoại giao Mỹ cụ thể nỗi lo của mình bằng điện tín ngày 8.6.63 gởi Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài gòn rằng: “Một,đích thân đại sứ hoặc khâm sứ Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam khyến cáo chính phủ Việt Nam tránh cử hành lễ tưởng niệm chính thức Giáo HoàngJohn XXIII (vừa qua đời hôm 3.6.1963) Hai, Cần khuyến cáo chính phủ Việt Nam tạm thời hảy bớt công khai tuyên truyền cho thuyết nhân vị để tránh việc dân chúng đồng hóa thuyết nhân vị với công giáo”. Sự việc sáng tỉ dần khi vở kịch sắp hạ màn. Đó là lúc một điện tín khác của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam gởi bộ ngoại giao lúc 6 giờ tối ngày 31.8.1963 với nội dung “Bà Nhu cần rời khỏi đất nước này. Nên giới hạn chức trách của Nhu trong chương trình ấp chiến lược . Tổng gíam mục Thục cần rời khỏi đất nước (stop)”(3b).Sau khi bàn bạc với Vatican, vào lúc 10 giờ 48 phút tối hôm ấy Bộ ngoại giao gởi điện tín cho Tòa Đại sứ tại Việt Nam nội dung ngắn gọn : “Đại sứ có nghĩ rằng việc chúng ta ra sức yêu cầu Vatican gọi Tổng giám Mục Thục qua La Mã để tham khảo lâu dài là hữu ích?”(3c).

Trên đây là một ít tư liệu lịch sử của chính nước Mỹ vừa được giải mã. Điều này xét ở góc độ -quan điểm – tầm nhìncủa vị nữ bác sĩ người Hoa Kỳ kia, vị giáo viên tiểu học của tôi và vị giáo sư nọ, có khác và có khó hiểu lắm chăng?

Trên cơ sở những liệu ấy , chúng ta thấy rằng Pháp nạn năm 63 là một nỗi đau chua chát, nếu không muốn nói là một sư sỉ nhục đối với Phật giáo Việt Nam. Vậhì ngọn lửa Bồ Tát Quảng Đức và chư Thánh tử đạo có phải “tiêu cực”-“không bình thường” và có xứng đáng phải hy sinh,và hy sinh bằng cách đó không? Hay là góc độ - quan điểm – tầm nhìn ấy muốn Phật giáo Việt Nam lẽ ra phải đấu tranh tích cực bằng cách dàn trận với súng đạn, gươm đao, có chém giết đầi máu đổ mới làbình thường?

Tinh thần hy sinh cao cả của Bồ Tát Quảng Đức dựa trên nền tảng đấu tranh Bất Bạo Động . “Hãy bồi dưỡng lòng can đãm, bình tĩnh đón nhận cái chết, và nếu cần, chết về tau anh em mình, nhưng không bao giờ giết lại anh em…Tình yêu không thiêu đốt kẻ khác mà chỉ thiêu đốt chính nó, chịu đựng một cách vui vẻ ngay cả cái chết (…)Sự chống đối bất bạo động không phải dựa vào những bắp thịt rắn chắc, những khí giới tàn phá, những hơi độc và hóa chất giết người mà dự vào tinh thần đạo đức dụng cãm, sự tự chủ vào niềm tin vững chắc rằng trong mỗi con người, dù có tàn bạo đến đâu đi nữa, dù có mang mối tư thù thâm độc biết mấy đi nữa, đều có một ngọn lửa của lòng nhân hậu, của tình yêu công lý,của niềm tôn trọng điều thiện và lẽ thật mà bất cứ ai biết sử dụng những phương pháp thích đáng đều có thể làm cho ngọn lửa ấy bùng cháy”(4).

Như vậy ngọn lửa của Bồ tát Quảng Đức đều được hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng . Do vậy không có sự thù hận mà chỉ có lòng bao dung quảng đại, chan hòa khắp tất cả. Lá thư Tâm Huyết và nhiều bài kệ để lại của Bồ tát Quảng đức trước lúc tự thiêu, không hề có một dòng chữ oán hận thế lực đàn áp, chỉ cầu xin chư Phật gia hộ cho họ. Tiêu nhất có thể nói đến bài kệ sau :

Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình

Làm đèn soi sáng nẽo vô minh

Khói thơm cảnh tỉnh bao người ác

Tro trắng phẳng sang hố bất bình.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 48 năm Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu. Đó dây vẫn còn vài thành kiến không thiện cảm, dùng kiến thức thực dụng đánh giá, thậm chí xúc phạm và bẻ cong lịch sử. Điều này một phần lỗi nằm về phía chúng ta đã buông xuội sự kiện trong chính ý niệm bao dung mà lẽ ra phải tách bạch giữa ý nghĩa sự kiện và ý nghĩa lịch sử. Với trách nhiệm cho thế hệ mai sau,chúng ta cần nên nhắc lại nhiều hơn nửa ; nhắc lại không vì mục đáich đào sâu ranh giới thù hận ,rẽ chia bởi tự thân công cuộc đấu tranh năm 1963 của Phật giáo Việt Nam vốn không xuất phát từ thù hận rẽ chia.

Việc các thế lực chính trị, quyền bính xâu xé nhau, lật đổ, đảo chánh, hay “thay ngựa giữa dóng” v…v..đó là việc của thế gian ,những khuynh hướng tùy theo khái niệm chính trị mà nhận định khác nhau ,bổ sung sử sách với những nét mực đậm nhạt khác nhau. Còn Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu , hoàn toàn đứng ngoài các thế lực ấy ,các thế lực của thế gian sự. Ngài tụ thiêu chỉ với mục đích duy nhất là cứu nguy đạo pháp đang hồi nghiêng ngữa, nguy vong. Chính vì giá trị cao đẹp của việc làm ấy mà sự kiện Bồ tát Quảng Đức tụ thiêu lại có sức cuốn hút và ảnh hưởng đến tất cả mọi thế lực chính trị đương thời.

Cho nên, nhắc đến sự kiện Bồ tát Quảng Đức tụ thiêu, là nhắc đến sự bao dung cao cả, là nhắc đến cái đẹp của cuộc đấu tranh Bất Bạo Đông và là nhắc đến một giai đoạn chí Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi của Phật giáo Việt nam được thể hiện rõ nét nhất. Một ý nghĩa cao cả khác cũng cần được nhắc đền là sự tự thiêu của Bố Tát Quảng Đức và cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt nam năm 1963 là không chỉ vì tôn giáo mình mà là cuộc đấu tranh đói quyền bình đẳng tôn giáo ,mặc dù vẫn trong tư thế là một “Đạo Phật từ khi du nhập đã trở thành một tôn giáo của dân tộc”(5).Lịch sử từng chứng minh điều này và quá khứ đã cho chúng ta thấy, ở những quốc độ Phật giáo là đại đa số, các tín ngưỡng khác rất dễ dàng đến và truyền bá hơn là ngược lại, chư không riêng gì ở Việt Nam chúng ta.

botat3

Nhắc đền sự kiện Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu là tự khẳng định trách nhiệm cũng như tự tôn trọng chính mình , một thế hệ biết trân trọng lịch sử và truyền thống dân tộc.Tất cả đều hòa vào một dòng chảy chung như môi hở răng lạnh .Trách nhiệm và lòng tụ trọng ấy được đào luyện qua bao biến thiên của dân tộc và đạo pháp, nhất là lịch sử thời cận đại, với hai cuộc xâm lược , thống trị của ngoại bang. Người ta làm tất cả để đẩy Phật giao vào thế lụi tàn ngay trên đất nước này. May mắn thay đã có chư tôn đức tài ba dõng mãnh, đứng lên dấy động phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ,làm sửng sốt, bàng hoàng các thế lực u minh đen tối thời bấy giờ. Đây có thể em là một cuộc Đại cách Mạng của Phật giáo làm trong sạch nội bộ, để từ đó dùng chính sức mạnh nội bộ đối kháng với các thế lực âm mưu của thực dân. Đến ngọn lửa Bồ Tát Quảng Đức ,cùng mang ý nghĩa một cuộc Đại Cách Mạng nhưng lần này mục tiêu hướng ra bên ngoài và mang tính quyết liệt hơn.Bởi lẻ đây là giai đoạn chín muồi của phong trào độc lập dân tộc trên toàn thế giới, từng bước đó đây xô dạt thế lực thống trị . Trong thời đất nước điêu linh, Phật giáo cũng chung cùng số phận, những mưu mô xảo quyệt, những đàn áp trắng trợn luôn phủ chụp lên thân phận Phật giáo Việt Nam tội nghiệp. Người yên ổ cho rằng quyền hành xâm lược, cai trị đất nước một khi trụ vững ,nhờ vào các thế lực ngoại bang khác nữa thì còn lại, Phật giáo không có gì đáng ngại ! Đơn giản Phật gíao không có giáo quyền thế giới, các tổ chức Phật giáo thế giới, nếu có chỉ mang ý nghĩa tập hợp, không mang màu sắc chính trị hoặc ngang bằng các thế lực cai trị thế gian. Và một điều nữa, các thế lực thực dân đếu là những nước giàu có ở Âu – Mỹ, có chân trong các tổ chức lớn mang tầm vóc quốc tế, và cuối cùng là tất cả họ đều không cùng tín ngưỡng đông phương.

Và ngọn lửa Bồ Tát Quảng Đức bùng lên!

Giá trị và ý nghĩa của ngọn lửa BỒ Tát Quảng Đức đã được nhìn nhận, vượt lên trên sự dè dặt, tránh né mà có thời gian sự kiện này bị cho là chuyện tế nhị ! Ngày nay, vẫn còn một bộ phận, nhất là thế hệ trẻ, vẫn không biết rằng nơi một ngã tư trong thành phố này từng có một ngọn lửa Bi Hùng Lực và Bất Bạo Động đã bùng lên. Sự kiện mà người Phật tử gọi là Pháp Nạn – cái nạn của đạo pháp thời đại văn minh khoa học.Thế mới thấy sự hy sinh cao cả của chư thánh tử đạo, đặc biệt với ngọn lửa Bồ Tát Quảng Đức là cực kỳ vĩ đại, nói lên rất nhiều điều vế Phật giáo Việt Nam với kẻ hậu sinh nào đó còn lang thang trước nhiều ngã ba đường.

Trong căn nhà nhỏ hẹp của tôi,trước khi có bàn thờ Phật đã có ảnh Bồ tát Quảng Đức tự thiêu , trang trọng treo giữa nhà.

Bốn mươi tám năm tròn, còn đó một trái tim.

(Trích Tham Luận Hội Thảo BTQuangDuc)

DƯƠNG KINH THÀNH

----------------------------------------------------------------------------------------

Chú Thích:

1) Hoa Sen Biển Lửa – Nhất Hạnh – Ban Phật Tử Việt Kiều hải ngoại Paris xuát bản lần thứ 4,1966.

2) Tài liệu giải mật của “Vụ Sử Học” Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố mang tựa đề “Foreign Relations of the United States, 19631-1963, VIỆTNAM” (viết tắt là FRUS).

- Báo TTCN từ số 32/2003 đến 43/2003.

- NXB Công An Nhân Dân 2003 dịch từ tài liệu lưu trữ giải mật của CIA-FBI-tác giả Bradley S.O leary & Edward Lee.

- TT từ 23/4/2003 đến 3o/4/2003.

- Về chi tiết Bà Ngô Đình Nhu sống ở La Mã , tác giả Bradly S.O leary và Edward Lee viết như sau :”Khi Diệm và Nhu chết trong cuộc đảo chính, bà Nhu làm rùm beng với báo chí Mỹ,nhưng lúc đó chẵng còn ai quan tâm nữa. Ít lâu sau bà ta bị trục xuất khỏi Mỹ,để lại nhiều hóa đơn khổng lồ chưa thanh toán tại khách sạn Beverly Wilshire. Bà qua Paris, rồi sang Rome để sống với các con ở đó, và suốt từ đó, bà ta im lặng một cách kỳ lạ về cái chết của chồng và anh chồng, chỉ sống ẩn dật trong một biệt thự tối tăm mà người ta đồn là thuộc sở hữu của Giáo hội Thiên Cvhu1a giáo L:a mã..”(TT ngày 24/4/2oo3)

2a ) Tài liệu đã dẫn (FRUS).

3) “Về Tổng Giám mục Ngô Đình Thục” – Báo TTCN ngày 14/9/2003,Hữu Nghị dịch. Và trích từ “Thập Giá Và Lưởi Gươm” của LM Trần Tam Tỉnh,NXB Sud Est Asic-Paris 1978.

3a) -3b)-3c) Tài liệu đã dẫn (FRUS).

4) Chiến tranh và Bất Bạo Động- S.Radhakrisnan-NXB Hoa Muôn

Phương Saigon 1970.Quảng Độ dịch.

(cùng một tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 5888)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
02/06/2013(Xem: 4472)
Với tôi Nha Trang-Khánh Hòa là nỗi nhớ, là vùng đất địa linh, đất Phật, từ quá khứ đến hiện tại và chắc chắn là cả tương lai nữa. Đất Nha Trang - Khánh Hòa là đất lành cho nên các loài chim đến đậu: Phía Phật giáo các các cao tăng Hòa thượng như HT. Trí Nghiêm, HT.Đỗng Minh, HT. Tịch Tràng, HT. Viên Giác, HT. Thiện Bình, HT. Chí Tín... không phải là người Khánh Hòa. Các nhà văn Quách Tấn, Võ Hồng, Quách Giao không phải là người Khánh Hòa, nhưng xem Khánh Hòa là quê hương thứ hai của mình. Trước Năm 1975 Nha Trang có Phật học viện trung phần,viện cao đẳng Phật học Hải Đức, và hiện nay có trường trung cấp Phật học Khánh Hòa.
30/05/2013(Xem: 5740)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/05/2013(Xem: 9762)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
30/05/2013(Xem: 12379)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
29/05/2013(Xem: 6968)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
25/05/2013(Xem: 4688)
Nhà báo Malcolm Browne là một trong những chứng nhân ngoại quốc có mặt tại sự kiện Bồ-tát Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11-6-1963, ông đã lưu được thời khắc lịch sử của Phật giáo Việt Nam qua những bức ảnh làm chấn động tâm tư của nhiều giới, nhiều người. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2013), NSGN trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bản dịch của Hoàng Minh Phú về cuộc trò chuyện giữa nhà báo Malcolm Browne và biên tập viên hình ảnh của Tạp chí Time Patrick Witty, xoay quanh sự kiện lịch sử mà ông là chứng nhân này.
24/05/2013(Xem: 6381)
Năm nay, 2013 là đúng 50 năm pháp nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam. Chi tiết mà nói có 3 sự kiện đáng ghi nhớ: chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 trong cuộc biểu tình của đồng bào Phật tử trước đài phát thanh Huế đòi đài này phát thanh lại các bài thuyết pháp nhân ngày Lễ Phật Đản Phật Lịch 2507 đã có 8 em Phật tử bị xe tăng và súng đạn của chế độ TT Ngô Đình Diệm giết chết;
21/05/2013(Xem: 5049)
Trong khuôn khổ “Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2557” và kỷ niệm 50 năm Pháp nạn (1963-2013) tối ngày mùng 10 tháng Tư Quý Tỵ (19-5-2013) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi thuyết trình với đề tài “Pháp nạn 1963: Tưởng niệm, bản chất văn hóa, tinh thần bất bạo động” do GS Cao Huy Thuần diễn thuyết. Chư tôn Hòa thượng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế, chư tôn Hòa thượng Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni các Tổ đình, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, quý vị lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh, Thành phố Huế, các thân nhân chư anh linh Thánh Tử đạo và đông đảo các giới Phật tử đã đến dự. Buổi thuyết trình xúc động như một buổi tưởng niệm chư vị Thánh Tử Đạo. Bản tin Phật đản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài thuyết trình đến với quý độc giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]