Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ V: Tranh đấu thực thi Thông cáo chung

20/06/201313:39(Xem: 8321)
Phần thứ V: Tranh đấu thực thi Thông cáo chung

Cuốn sách bị bỏ quên: Phật giáo tranh đấu

Phần thứ V: Tranh đấu thực thi Thông cáo chung

Đào Văn Bình

Nguồn: Đào Văn Bình

Do chính quyền Ngô Đình Diệm không thực thi những gì đã ký kết “Nhân dân trong nước nói chung, Phật tử nói riêng, sục sôi, căm hận đến tận cùng độ. Nhất là giới sinh viên học sinh ở Huế và Sài Gòn. Họ bỏ học để hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và phản đối hành động quỷ quyệt phản bội của cường quyền.” (*)

- Ngày 16/7/1963 Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ra tâm thư gửi quý đại đức tăng ni và đồng bào Phật Giáo kêu gọi “Quý liệt vị hãy cùng chúng tôi thề hy sinh đến người cuối cùng cho nguyện vọng chân chính của chúng ta và tung hô Phật Giáo Việt Nam Bất Diệt” (*)

-Nơi trang 103 quý vị có thể thấy tấm hình TT. Thích Tâm Châu và các tăng ni đang đứng biểu tình hơn hai tiếng đồng hồ trước tư dinh Đại Sứ Mỹ Nolting (người hết lòng bênh vực Ngô Đình Diệm, sau bị triệu hồi)

-Nơi trang 105& 106 hình ảnh chư tăng ni tuyệt thực tại Chùa Xá Lợi và Chùa Ấn Quang và nơi trang 107 hình ảnh của cuộc biểu tình khổng lồ của đồng bào tại Đường Phan Thanh Giản, khu vực Chùa Giác Minh cùng với công an, cảnh sát, mật vụ và kẽm gai giăng đầy.

-Rồi hình ảnh Phật tử đi thăm quý thầy, quý cô tuyệt thực rồi biến thành cuộc biểu tình với những biểu ngữ đòi chính quyền thực thi Bản Thông Cáo Chung. (trang 108)

-Nơi trang 111 quý vị có thể thấy hình Đại Đức Thích Quảng Độ đương giải thích cuộc tranh đấu của Phật Giáo trong khi đó xe thông tin của chính quyền oang oang nói chõ vào để quấy nhiễu và lực lượng công an, cảnh sát, mật vụ áp tới “ Gậy gộc, báng súng tới tấp quất xuống đầu, xuống lưng những kẻ vô tội. Tiếng la ó, phản đối, kêu thét phản đối vang lừng. Một số tăng ni chịu chung số phận như các Phật tử: bị bóp cổ, bẻ gẫy tay, đánh vỡ đầu, máu me chảy ròng ròng ướt đẫm cả bộ áo tu hành.” (*)

-Cùng ngày 17/7/1963 vào lúc 8:15 sáng, một cuộc biểu tình khác xảy ra từ Chùa Xá Lợi tới Chợ Bến Thành được mệnh danh cuộc biểu tình “đại tốc hành” bao gồm 400 tăng ni. Khi tới Chợ Bến Thành biểu ngữ “Yêu Cầu Chính Phủ Thực Thi Bản Thông Cáo Chung” được căng lên thì công an, cảnh sát chiến đấu vây chặt và bắt phải hạ biểu ngữ và cờ Phật Giáo xuống. Nhưng “tăng ni sẵn sàng chịu chết chứ quyết không hạ cờ Phật Giáo và biểu ngữ.” (*) (trang 115) và “cảnh sát chiến đấu như đàn cọp dữ ào ào sấn lại đấm đá, đánh đập túi bụi vào đầu, vào mình các tăng ni. Rồi cứ hai, ba tên túm một nhà sư quăng lên xe hơi trong khi các vị này cố níu lấy tay nhau chống đỡ. Cuộc giằng co, níu kéo giữa lũ sát nhân và các nhà tu diễn ra gay go” thì Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành Trần Văn Tư xuất hiện và thi hành độc kế. Y làm bộ thân thiện, bắt tay một vị đại diện tăng ni rồi nói “Tôi lấy danh dự cá nhân và tư cách đại diện chính phủ xin thề với ông rằng chúng tôi sẽ đưa các ông về Chùa Xá Lợi. Nhưng khi quý tăng ni lên xe rồi thì đoàn xe phóng thẳng ra tới Đường Lục Tỉnh rồi phóng vụt tới An Dưỡng Địa nằm giữa cánh đồng hoang vắng có sẵn công an, cảnh sát và hàng rào kẽm gai chờ đón.” (*)

-Vào ngày 18/7/1963 Ngô Đình Diệm đọc một bản thông điệp mục đích làm dịu cuộc đấu tranh của Phật Giáo “Tôi mong đồng bào hãy ghi nhận ý chí hòa giải tột bực của chính phủ…” (*)

-Ngày 19/7/1963 TT. Thích Tâm Châu gửi văn thư kính đệ Tổng Thống VNCH trong đó yêu cầu chính phủ giải quyết 05 điểm:

1) Phóng thích tất cả tăng ni, thiện tín, sinh viên, học sinh, Gia Đình Phật Tử bị bắt bất luận ở đâu trong khắp nước.

2) Tất cả các tăng ni bị bắt nhốt tại An Dưỡng Địa cần phải được trả về Chùa Xá Lợi đầy đủ.

3) Xin chính phủ can thiệp để các báo đăng hoặc các gia đình có người bị bắt hay mất tích mà chưa thấy trở về từ đây tới Chủ Nhật 21/7/1963 kịp thời thông báo cho Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo biết để chuyển đến chính phủ.

4) Xin chính phủ công bố danh sách và truy tố những cán bộ có trách nhiệm trong vụ đổ máu tại Đài Phát Thanh Huế 8/5/1963.

5) Xin chính phủ bồi thường xứng đáng cho các nạn nhân đêm 8/5/1963 và cuộc đàn áp ngày 4/6/1963 tại Huế. Văn thư nói tiếp “Kính thưa Tổng Thống: Toàn thể tăng ni chúng tôi trong Ủy Ban Liên Phái thà chết chứ không chịu để cho lòng tin tưởng của chúng tôi nơi thành tín của chính phủ bị thực tế đánh đổ một lần nữa.” (*)

Tại nơi trang 125 quý vị có thể thấy hình ảnh chư tăng ni rời An Dưỡng Địa sau khi Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành Trần Văn Tư và Bộ Trưởng Ngô Trọng Hiếu và phái đoàn báo chí trong và ngoài nước tới.

Những tin tức về cuộc tranh đấu của Phật Giáo trong những ngày qua đã được các Đài VOA, BBC, các hãng thông tấn AP và Stars And Stripes truyền đi và họ đã dùng những danh từ như “kỳ thị tôn giáo”. Đài VOA trong buổi phát thanh lúc 12:30 ngày 18/7/1963 cho biết trong cuộc họp báo ngày Thứ Tư, một ký giả đã hỏi TT. Kennedy “Chúng tôi xin Tổng Thống cho biết những nỗi khó khăn hiện giờ giữa Phật Giáo đồ ở Việt Nam và chính phủ Việt Nam có làm trở ngại gì đến nhiều năm viện trợ của Mỹ trong công cuộc chiến đấu chống Việt cộng tại đó không?” (*) Và TT. Kennedy đã trả lời “Tôi hy vọng cuộc tranh chấp này sẽ được giải quyết ổn thỏa, vì lẽ chúng ta muốn thấy có một chính phủ vững vàng ở Việt Nam Cộng Hòa để tiến hành cuộc chiến đấu duy trì độc lập quốc gia của họ.” (*)

-Ngày 27/7/1963 Sư Bà Diệu Không, thân mẫu nhà bác học Bửu Hội - đại sứ tại nhiều nước tại Châu Phi mở cuộc họp báo tại Chùa Xá Lợi tuyên bố sẽ noi gương Bồ Tát Thích Quảng Đức để cúng dường Phật pháp. Trong khi đó khoảng 100 người tự xưng là thương phế binh biểu tình dùng máy phóng thanh chĩa vào chùa phản đối và cho rằng Phật Giáo đã bị cộng sản lợi dụng. Một số “thương phế binh” còn nhẩy lên tường rào cao, đạp lên đầu mấy sư đang đứng phía trong, ném tung vào chùa nào là truyền đơn, hình vẽ chiến sĩ đóng khung…ung dung kéo đi diễn hành trên nhiều đường phố trước mắt cảnh sát và cảnh sát chiến đấu đang giữ trật tự cho họ trước chùa. Quý vị có thể thấy tấm hình chụp thương phế bình ngồi trên xe xích-lô biểu tình trên đường phố nơi trang 140.

-Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ra tâm thư gửi anh em thương phế binh đã biểu tình trước Chùa Xá Lợi trong đó có những đọan như sau: (trang 142& 143)

“Chúng tôi không lầm thì trong số anh em tàn tật vì đã hy sinh cho quốc gia, đã có trên 80% Phật tử.”

“Chúng tôi chỉ phản đối những kẻ chủ trương dợi dụng chiêu bài chống cộng để bắt tội những người này, kẻ nọ là thân cộng, là không chống cộng để nhằm tiêu diệt họ dưới nhiều hình thức trong đó có Phật Giáo.”

“Chúng tôi cực lực lên án âm mưu dùng xương máu toàn dân để xây dựng ngai vàng của một nhóm.”

-Ngày 30/7/1963 hằng vạn đồng bào và tín đồ đã kéo tới Chùa Xá Lợi nhân lễ chung thất (49 ngày) của HT. Thích Quảng Đức. Cũng trong ngày hôm đó một bản Tuyên Ngôn do TT. Thích Tâm Châu ký tên đã ra đời trong đó có đoạn “Kiểm điểm lại cuộc vận động nói trên đến nay chỉ mới được giải quyết trên giấy tờ và bằng lời nói. Nhưng trên thực tế chưa có một thực thi cụ thể nào khả dĩ làm dịu nỗi đau khổ triền miên của toàn thể Phật Giáo đồ Việt Nam. Ngược lại những thực tế đau lòng ngày càng dồn dập làm cho Phật Giáo đồ mất hết tin tưởng. Dù vậy Phật Giáo đồ Việt Nam quyết định không lìa bỏ tinh thần thuần túy tôn giáo bằng cách áp dụng nghiêm chỉnh phương pháp bất bạo động để đưa phong trào tới mức thành công.” (*)

-Ngày 12/8/1963 tại Chùa Xá Lợi, nữ sinh Mai Tuyết An tự chặt cánh tay trái của mình để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo với tấm hình nơi trang 149.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2013(Xem: 6325)
Video 1: Đại Lễ Tưởng Niệm 50 năm Bồ Tát Quảng Đức tại Úc Châu
04/07/2013(Xem: 6353)
Ngay từ những ngày cuối của năm 2012 Giáo Hội đã có những cuộc họp để chuẩn bị cho ngày Đại Lễ quan trọng này. Giáo hội đã tiên đoán được những điều khó khăn phức tạp tứ bề nan giải có thể xảy ra khi mà Giáo Hội chúng ta chính thức ra thông báo… Tôi còn nhớ có một lần họp tại Chùa Pháp Bảo, cùng với HT. Huyền Tôn bước vào phòng họp thì thấy HT Quảng Ba nghiêng đầu qua một bên và nói rằng: “Không sao, không sao Quảng Ba này cũng đã tiên đoán và chuẩn bị, nếu có ai muốn hằn học chửi mắng thì Quảng Ba này có cái đầu đưa ra chịu đựng không sao!”. Trong cuộc họp tại chùa Pháp Bảo vào ngày 26/2/2013, HT. Quảng Ba với cương vị là Trưởng Ban, Ngài cung thỉnh Chư Tôn Đức từng phân ban phụ trách rất cụ thể và năng nỗ trong mọi trách nhiệm ròng rã suốt một tháng rưỡi .
27/06/2013(Xem: 4393)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
27/06/2013(Xem: 4091)
Ngày 11 tháng Sáu năm 1963 Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại thủ đô Sài gòn, góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Hôm nay trong khung cảnh trang nghiêm của ngày tưởng niệm, chúng ta có dịp chiêm nghiệm và quán chiếu về một hạnh nguyện Bồ Tát, lấy thân mình làm bó đuốc soi đường, về một hành vi cao cả vị pháp vong thân, vì dân tộc và đạo pháp.
27/06/2013(Xem: 4219)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
27/06/2013(Xem: 4933)
Khi cuộc đấu tranh của Phật Giáo nổ ra vào năm 1963 tôi mới chỉ là cậu sinh viên Đại Học Luật Khoa chuẩn bị thi lên năm thứ hai. Vì ở ngay Quận Ba, Sài Gòn cho nên có dịp theo dõi báo chí, đài phát thanh, tuyền đơn, tài liệu và chứng kiến nhiều diễn biến quan trọng của cuộc đấu tranh
27/06/2013(Xem: 9126)
Cách đây vừa đúng nửa thế kỷ, vào lúc 10giờ sáng ngày 11.6.1963, một vị tăng sĩ PG đã từ trên chiếc xe Austin khoan thai bước xuống ngã tư đường Phan đình Phùng/Lê văn Duyệt Sai gòn, rồi ngồi xuống kiết già, chắp tay niệm Phật. Một vị tăng sĩ khác đứng giúp tưới xăng lên thân thể Ngài.
27/06/2013(Xem: 5293)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
27/06/2013(Xem: 4239)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567