Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu

10/04/201317:00(Xem: 3489)
Lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu

Bài mới nhất

Lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu

Dương Kinh Thành

Nguồn: www.quangduc.com

buddhist_flag


Kỷ Niệm 50 năm Pháp Nạn Lịch Sử 2507 – 3557 (Bài 4)
“LÁ CỜ CHỈ LÀ MỘT MIẾNG VẢI BA XU…”



Đó là lá cờ Phật giáo quốc tế, đồng thời Phật giáo VN cũng dùng làm lá cờ cho Phật giáo nước mình. Tầm vóc và ý nghĩa tự thân lá cờ to lớn như thế nhưng tại sao có người lại cho đó chỉ là miếng vải ba xu ?
Tác giả câu phát ngôn để đời ấy chính là Giám mục Ngô Đình Thục trong buổi nói chuyện với đại diện quân cán chính tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Huế sau vụ thảm sát tại Đài Phát Thanh Huế vừa xảy ra. Nguyên văn “Lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu có chi mà phải tranh đấu..”
Lần giở lại những trang sử ố vàng nhưng nét mực vẫn luôn còn sáng tỏ, năm 1950 khi Phật giáo Việt Nam là thành viên sáng lập Hội Phật Giáo Thế Giới (Họp tại Colombo ngày 26/5/1950), sau đó nghiễm nhiên là một thành viên Chi bộ Phật giáo Thế Giới hợp pháp đầu tiên của tổ chức mang tính quốc tế này, và Thượng Tọa Tố Liên là trưởng đại diện tại Việt nam, văn phòng đặt tại chùa Quán sứ Hà Nội. Và cũng tại nơi đây, ngày 13/5/1951-tức ngày mùng 8 tháng tư âm lịch- Lễ Phật Đản, chùa Quán sứ thay mặt Phật giáo cả nước, tiên phong kéo lên lá cờ Phật giáo thế giới tung bay phất phới giữa bầu trời Hà Nội .
Không chỉ riêng giới nghiên cứu lịch sử, những ai quan tâm đến sự kiện này đều có chung nhận định rằng sự kiện Pháp nạn năm 63 bắt nguồn từ Dụ số 10 ( Đây chỉ nói đến giai đoạn gọi là độc lập của chính quyền thời ấy, nhất là khi Ngô Đình Diệm mon men ngồi vào ghế Thủ tướng), Phật giáo Việt Nam đã âm thầm nhẫn nại, chịu đựng với nhiều bất công, chèn ép từ phía chính quyền, nhất là từ khi đã hình thành nên khối thống nhất Phật giáo Bắc, Trung, Nam dưới danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Từ giai đoạn này trở đi, chùa Từ Đàm Huế như tiếp nối tinh thần Quán Sứ Hà Nội, cùng Chư Tôn ba kỳ (Bắc Trung Nam) lèo lái vận mệnh Phật giáo VN và củng cố tinh thần chấn hưng rạng rỡ.
Thế nhưng sự kham nhẫn ấy dường như đối trước các thế lực u minh là một sự cam chịu, klhuất phục như các quan thầy Phú-lang-sa của họ đã thành công việc đô hộ đất nước này. Vì vậy trước ngày lễ Phật Đản 2507-1963 không xa, các tỉnh thành đều nhận được công điện số 9195 ngày 6/5/63 của Phủ Tổng thống nhắc lại lệnh cấm treo cờ tôn giáo nơi các tư gia cũng như nơi công cộng. Công điện này đến Huế ngày 7/5/63. Tổng Hội Phật giáo VN ngay chiều hôm đó đã họp khẩn, một phái đoàn gồm Chư Tôn giáo phẩm Trưởng Lão được cử đến gặp trực tiếp ông Thị Trưởng kiêm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Đằng với yêu cầu duy nhất: Thu Hồi Công Điện 9195 về việc cấm treo giáo kỳ. Cuộc đấu tranh của PGVN từ lá cờ Phật giáo bắt đầu từ đây(Ảnh Chư Tôn Trưởng Lão Huế xuống đường tuần hành).
Nhà nghiên cứu H.Nguyên Nhuận đã nhận định sự việc này rất tinh tế và chính xác: “Nếu tinh ý chính quyền hẳn thấy quyết tâm của Phật giáo qua hành động xuất tướng bằng phái đoàn Trưởng lão đó để rồi có thể đối phó thức thời và uyển chuyển hơn. Đáng tiếc là chính quyền không chịu nhận thấy điều đó cho nên phái đoàn đại diện Phật giáo chỉ nhận được những giải thích quanh co và những hứa hẹn mơ hồ tự thị. Phần lớn cũng vì uy quyền quốc gia trong chế độ này không nằm trong một hệ thống minh bạch nào cả…” Chỉ cần qua đó lịch sử dễ dàng nhận ra sự kham nhẫn của PGVN là vì sao và tại sao sau đó trong và ngoài nước đều ủng hộ cuộc đấu tranh vô tiền khoáng hậu này của PGVN.
Giọt nước đã tràn ly. Nếu sự kham nhẫn của một lợi ích cá nhân thì ý nghĩa đó là một cách rèn luyện thân tâm ứng phó với nghịch duyên và có thể uyển chuyển theo từng nghiệp dĩ, nhưng với cơ đồ hai ngàn năm PGVN, liên tiếp trải qua nhiều hưng vong, PGVN vẫn luôn là nạn nhân của mọi nghịch duyên, và khi nghịch duyên ấy phát khởi từ một thời đại VĂN MINH TIẾN BỘ cần một sự chung sống trong hòa bình, bình đẳng, thì sự kham nhẫn này là một đại sự cần có lời nhắc nhở. Cho nên cuộc rước Phật ngày lễ Phật Đản năm ấy, với nhiều thủ thuật khôn khéo, những lời nhắc nhở ấy đã được xuất hiện qua các biểu ngữ giăng cao giữa trời đất Thần Kinh, đanh thép mà rất hòa ái:
- Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng. Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào.
- Phản đối chính sách bất công tàn ác.
- Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ.
- Phật giáo đồ chỉ ủng hộ chính sách bình đẳng tôn giáo.
- Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng.
- Phật giáo đồ nhất trí bảo vệ Chánh Pháp dù phải hy sinh.
Lửa đã cháy, máu đã đổ và không ít sinh mạng Tăng-Ni Phật tử đã hy sinh vì đại cuộc, vì lá cờ chỉ đáng ba xu này. Để sau đó luật Nhân Quả cũng kịp góp phần quyết định cho lẽ phải, một lẽ phải mà công cuộc đấu tranh của PGVN lại chỉ cho rằng Bình Đẳng Tôn Giáo ! Rồi đây hậu thế sẽ thay mặt PGVN nói lên điều đó như lời giáo sư Cao Huy Thuần đã nói, trong một đất nước mà Phật giáo đã trở thành nếp sống không thể thiếu của dân tộc, lại đi đòi quyền bình đẳng tôn giáo, nghe rất trái tai.
Ngày nay, hình dáng lá cờ Phật giáo được no gió tung bay khắp nơi nhưng không phải ai cũng biết đến và trân trọng nó đúng mực để xứng đáng với những gì các bậc tiền nhân ngày ấy đã quên cả thân mình bảo vệ. Có không ít người còn lạ lẫm ngây ngô hỏi “Cờ nước nào vậy?” đã khiến chúng ta phải nghĩ đến và đặt ra câu hỏi với những vị trong vai trò hoằng pháp và văn hóa của Phật giáo thời hưng thịnh bình an.
Đã qua rồi thời kỳ mỗi khi treo cờ Phật giáo lại luôn lo sợ hay bị nhắc nhở, còn lại chỉ là ý thức tự thân mỗi cá nhân, nhất là Phật tử cư sĩ tại gia. Cứ nhìn vào lễ Phật đản hằng năm sẽ thấy, ngoài các chùa, tự viện và chung quanh đó, sẽ rất thất vọng để tìm thấy nhà tư gia nào có treo cờ Phật giáo. Thế nên với chúng tôi mỗi khi nhìn thấy tư gia nào dũng cảm treo cờ Phật giáo thì đó mới chính là người Phật tử tròn đầy ý nghĩa hơn bất kỳ nhản hiệu Phật tử nào.
Lẽ ra những ai còn thờ ơ với việc treo cờ ngày Phật đản mới chính là người lạc lõng, đàng này những ai có treo cờ lại trở nên kẻ lạc lõng giữa những cặp mắt thờ ơ, vô cảm ấy. Chúng ta có biết không, những lúc như vậy họ cô đơn khủng khiếp vì chẳng có ai bên mình, dù chỉ là một lời động viên. Thậm chí họ còn dành dụm, tự bỏ tiền túi ra mua cờ đèn đem biếu không thiên hạ treo mà không được cảm ơn, chỉ nhận lại toàn là sự hồ nghi lẫn cười mỉa! Những việc lớn thì còn hỏi trách nhiệm của hoằng pháp, của văn hóa Phật giáo, nhưng với cá nhân họ chúng ta hãy tự hỏi các đạo hữu Phật tử chung quanh đâu, các Ban đại Diện Phật giáo nơi đó đâu cả rồi?

cophatgiaotranchungngoc
Ôi! Lẽ nào lá cờ Phật giáo của chúng ta chỉ đáng ba xu thật đấy ư?
Nhân đây chúng ta hãy xem tấm ảnh căn nhà của Giáo sư Trần Chung Ngọc (ở Hoa kỳ), không cứ gì đến ngày Phật đản, nhà của vị Giáo sư đáng kính, đáng trân trọng này luôn có treo lá cờ Phật giáo trước ngỏ (ảnh đính kèm của sachhiem.net), để từ đó tự đặt ra cho mình một trách nhiệm cũng như lòng biết ơn với chư Thánh tử đạo và Phật tử mùa Pháp nạn năm 63.

Dương Kinh Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2022(Xem: 6341)
Nhân kỷ niệm đúng 50 Hòa Thượng Quảng Đức tự thiêu, người viết bài này xin đóng góp bốn vấn đề để làm sáng tỏ thêm cuộc đời và hành hoạt của Ngài. Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ 20 được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ Tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật Giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của Ngài ở Saigon vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó. Trải qua gần nữa thế kỷ, tên tuổi của Ngài đã viết thành sách, và đã khắc trên đá. Phật giáo đồ đã, đang và sẽ xây dựng bảo tháp, công viên và nhiều tượng đài để tưởng niệm đến công ơn của Ngài. Nhiều ngôi chùa, tu viện và trung tâm văn hóa Phật Giáo đã vinh danh ngài bằng cách dùng tên Quảng Đức để đặt tên cho cơ sở. Tên của Ngài đã đư
09/01/2021(Xem: 13014)
Quảng Đức, hương thơm khấn nguyện cầu Mong cho nhân loại bớt khổ đau Nguyên niên Tân Sửu nhiều an lạc Thành tựu muôn phần ta chúc nhau. Lại một lần nữa mùa Xuân dân tộc lại trở về với tất cả niềm hoan hỷ trong nụ cười của Đức Phật Di Lặc, một Bậc Giác Ngộ giáng sinh trong ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa quan trọng rằng: Mùa Xuân Di Lặc sẽ đem đến cho mọi người, mọi nhà cùng muôn loài những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhân dịp đầu năm mới, xin thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, các cấp Chính quyền Úc-Việt, các Hội đoàn, Đoàn thể, quý vị đại diện các cơ quan Truyền thông, Báo chí, quý vị thân hào nhân sĩ, quý ân nhân, thân hữu, quý đồng hương Phật tử xa gần một năm mới Tân Sửu 2021: Đạo tâm kiên cố, Đạo niệm tinh chuyên, Đạo quả viên thành, sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý. Thay mặt Ban Trị Sự Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT. Thí
01/10/2020(Xem: 10313)
Như Cổ đức từng dạy: "Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa Thiền môn hưng thịnh do đàn việt phát tâm" Thật vậy, truyền thống "Truyền Đăng Tục Diệm, Phật Pháp Xương Minh, Hộ Trì và Tam Bảo vệ Chánh Pháp" là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của người đệ tử Phật chúng ta. Như quý vị đã biết, hơn chín tháng qua, đại dịch Vũ Hán Covid-19 đã mang đến sự tác hại và khủng hoảng từ tinh thần đến vật chất cho mọi người trên toàn thế giới nói chung, và cho những người con Phật nói riêng.
01/09/2020(Xem: 17346)
Kỷ Yếu 31 năm (1990-2021) Chu Niên Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
16/05/2020(Xem: 3965)
Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Mỹ - Diệm, chiếc xe ô tô Austin A95 Westminster chở Ngài ra nơi tự thiêu đã đi vào huyền thoại. Hiện chiếc xe đang được trưng bày, bảo quản tại chùa Thiên Mụ linh thiêng nơi cố đô Huế.
14/05/2020(Xem: 7443)
Video: Chiêm bái tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức trong bảo tháp tại Việt Nam Quốc Tự
01/01/2020(Xem: 9356)
9.00: Phật tử vân tập, thanh tịnh thân tâm, 9.30: Tụng kinh cầu nguyện, đọc danh sách Kỳ An – Kỳ Siêu 10.30: Cung thỉnh Hòa Thượng Thích Minh Hiếu thuyết pháp, Tổng Vụ Trưởng TV Hoằng Pháp & Viện chủ TV Minh Quang tại NSW, SA, WA. 11.15: Cử hành Đại Lễ Phật Đản &Tắm Phật (có chương trình riêng) 12.30: Siêu tiến chư Hương linh ký tự 12.45: Khoản đãi thanh trai Quan khách – Phật tử dự Lễ 14.30: Thí thực – Hoàn mãn.
13/08/2019(Xem: 4606)
Hoà thượng Thích Quảng Đức người đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, sau nhiều tuần thiền định để tăng trưởng thêm nội lực, đã tự nguyện hy hiến cuộc đời cho đại nghĩa giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt Sài-gòn sáng ngày 11.6.1963.
19/11/2018(Xem: 4099)
Con là đệ tử Chúc Anh có vài cảm nhận xin trình lên quý vị. Được đọc bản Thông Tư của Hòa Thượng cho đăng tải trên báo Việt Luận và bài loan báo cộng Đồng Người Việt tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Ô Paul Huy Nguyễn. Con nhận thấy sự lên tiếng nhắc nhở cho ông chủ tịch Cộng Đồng Paul Huy Nguyễn của Hòa Thượng rất là hợp lý hợp tình, vì bao nhiêu năm qua, không ai muốn khơi lại biến cố đau thương của năm 1963 nữa, chỉ gây thêm chia rẽ giữa hai tôn giáo mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567