Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1973

20/07/202419:53(Xem: 254)
Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1973


HT Thich Tinh Khiet_4

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT


Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất 
(viết tắt là GHPGVNTN) là một trong những tổ chức Phật giáo tại Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại.



Lịch sử thành lập


Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Công giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Sự kiện Phật Đản năm 1963 khi Phật tử ở Huế khai trương cờ Phật giáo ngày 8 tháng 5 bất chấp lệnh cấm treo cờ là ngòi thuốc nổ cho một chuỗi xung đột liên tục giữa chính quyền và các hội đoàn Phật giáo. Nhiều vụ vây chùa và bắt bớ tăng ni xảy ra trong cơn "Pháp nạn". Đến ngày 11 tháng 6 thì Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách bất bình đẳng của chính phủ. Sự kiện này gây chấn động khắp trong và ngoài nước khiến chính phủ Ngô Đình Diệm bị mất tín nhiệm. Năm tháng sau phe quân nhân đảo chính. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.

Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất  chính thức khai sanh tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối. Đại đa số các tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) đều gia nhập Giáo hội. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội.

Vì quan điểm trung lập chính trị, kêu gọi tái lập hòa bình tại Việt Nam, Giáo hội tuy được hoạt động đã gặp nhiều khó khăn với các chính phủ quân sự của tướng Nguyễn Khánh rồi Nguyễn Cao Kỳ trong những năm 1964-1967 và cả sau năm 1968 khi chiến tranh leo thang. Dù trong hoàn cảnh đó Giáo hội hoạt động mạnh trong cả hai lãnh vực Phật sự lẫn xã hội.


Sinh hoạt xã hội

Sinh hoạt dân sự của Giáo hội là một bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa Phật giáo Việt Nam trong tinh thần nhập thế. Trường Đại học Vạn Hạnh thành lập năm 1964[1], nhà xuất bản Lá Bối cùng những trường trung tiểu học, cô nhi viện, bệnh xá và các tổ chức thanh thiếu niên Phật giáo là thành quả của Giáo hội. Tổ chức Gia đình Phật tử được đặt dưới quyền điều hành của Tổng vụ Thanh niên thuộc viện Hóa đạo.

Giáo hội cũng gửi đơn lên chính phủ cho thành lập lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Nha tuyên úy Phật giáo để song hành với Nha tuyên úy Công giáo trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa[2].

Phân hóa

Ngay từ giữa thập niên 1960 Giáo hội đã có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo. Hàng giáo phẩm ngả thành hai khối: "khối Ấn Quang" và "khối Việt Nam Quốc tự". Khối Ấn Quang (do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo) có khuynh hướng thiên tả nên bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thu hồi giấy phép pháp lý.(xem hình ảnh của nhiếp ảnh gia: Co Rentmeester (Life)) Khối Ấn Quang từ đó hoạt động quyết liệt hơn trong việcủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam [BBT TVHS: điều này không được đúng, yêu cầu BKTT Mở Wikipedia dẫn chứng]. Khối Việt Nam Quốc tự do Hòa thượng Thích Tâm Châu chủ trương thì chọn đường lối đấu tranh ôn hòa hơn[3].

Thời kỳ 1975-1982

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Khối Ấn Quang mặc dù đã ủng hộ Mặt trận Giải phóng cũng không được chính quyền mới chiếu cố. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác[4]. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, Giáo hội Thống nhất phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa[5]. Ban lãnh đạo Giáo hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì chính phủ phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Để phản đối hành động "áp bức" này Hòa thượng Thích Đôn Hậu tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận Tổ quốc và từ chức đại biểu Quốc hội[6].

Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc[7]. Theo "Hồ sơ Thống nhất Phật giáo" của Đỗ Trung Hiếu, đảng viên cán bộ được Ban Tôn giáo chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện việc hợp nhất Phật giáo thì Giáo hội mới sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam[8][9].

Một số lãnh đạo của Giáo hội Thống nhất gia nhập tổ chức mới và trở thành lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới như Hòa thượng Thích Đôn Hậu (Tăng thống GHPGVNTN) làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật GHPGVN đến khi qua đời; Hòa thượng Thích Trí Thủ (Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đến khi qua đời; Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Phó viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, nay là Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Đệ nhất Phó pháp chủ GHPGVN.

Tuy nhiên đa số thành viên khác của Giáo hội Thống nhất không chấp nhận tổ chức GHPGVN và bị chính phủ ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ban lãnh đạo Giáo hội bị quản thúc và trụ sở tại chùa Ấn Quang bị giải tỏa. Mất trụ sở và nhân sự Giáo hội Thống nhất ngưng hoạt động hoàn toàn.


Thời kỳ khôi phục

Bước sang thời kỳ Đổi Mới của thập niên 1990 tại Việt Nam, mặc dù Hòa thượng Thích Đôn Hậu lúc đó là Phó pháp chủ kiêm Giám Luật Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhân danh Tăng thống trụ trì chùa Thiên Mụ của Giáo hội Thống nhất, ông hiệu triệu Phật tử Việt Nam toàn cầu khôi phục lại Giáo hội dưới hiến chương 1964[10].

Hòa thượng Thích Huyền Quang tiếp nhiệm năm 1991 làm Xử lý Viện Tăng thống, năm 2003 được tôn là Đệ tứ Tăng thống lại càng phấn đấu để phục hoạt Giáo hội Thống nhất kể cả việc đối đầu với chính phủ[11].

Giáo hội đòi hỏi toàn quyền hoạt động ngoài sự chỉ đạo của chính phủ[12] nhưng không được. Điển hình là tháng 5 năm 1994 khi giáo hội tổ chức cứu trợ đồng bào tỵ nạn bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.

Vì đã mất cơ sở cũ, Giáo hội lấy tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định, nơi trụ trì của Đức Tăng thống và thiền viện Thanh Minh ở Phú Nhuận, nơi trụ trì của Viện trưởng Viện Hóa đạo để điều hành sinh hoạt. Năm 2007 Giáo hội cũng đặt thêm Văn phòng II Hải ngoại tại Hoa Kỳ để điều hành nhiệm vụ ngoài nước[13]. Trụ sở đặt ở chùa Điều Ngự thuộc thành phố Westminster, California[14].

Vào cuối năm 2007, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có sự chia rẽ và phân hóa sâu sắc sau Giáo chỉ số 9 và bản Thông bạch được cho là phát đi từ Viện Tăng thống và Viện Hóa đạo, tuy nhiên cho đến nay (11/2008) chưa có văn bản chính thức nào từ viện tăng thống và viện hóa đạo quốc nội công nhận những giáo chỉ và thông bạch trên thực sự có giá trị. Hiện nay tại hải ngoại, phản ứng của đa số tăng ni Phật tử cho rằng Giáo chỉ số 9 là tiếm xưng[15][16]. Nội dung giáo chỉ số 9 và thông bạch xuất hiện vào năm 2007-2008 loại bỏ hầu hết tăng ni Phật tử hải ngoại ra khỏi giáo hội, chỉ còn một vài cơ sở như chùa Diệu Pháp tại California (Thích Viên Lý trụ trì), phòng thông tin Phật giáo quốc tế (do Võ Văn Ái làm giám đốc), chùa Như Lai Colorado (Thích Chánh Lạc), Chùa Pháp Vân (Thích Hộ Giác và Giác Đẳng) và Thích Thiện Tâm ở Canada. Hiện nay thành viên của giáo hội Phật giáo thống nhất trong cũng như ngoài nước đa số đều có gốc hoặc liên hệ đến chùa Di Đà Thập Tháp tại Bình Định và có khuynh hướng tông môn lãnh đạo hơn là giáo hội lãnh đạo, điều này có thể dể dàng nhận thấy qua danh sách thành viên giáo hội được công bố trong thời gian gần đây.


Tổ chức

Giáo hội được chia thành hai bộ phận:

Viện Tăng thống: trông coi hàng giáo phẩm, có thể coi như ban nội vụ, 
Viện Hóa đạo: đảm nhiệm liên hệ với Phật tử, tức ban ngoại vụ. 
Hội đồng Lưỡng viện giám sát cả hai.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ khi thành lập đến nay đã có năm vị tăng thống.

Đệ nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973)[17] 
Đệ nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979)[18] 
Đệ tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991)[19] 
Đệ tứ Tăng thống (1991-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1919-2008) 
Đệ ngũ Tăng thống (2008- ) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928- )[20] 


Chú thích

1 http://www.nguyenhuynhmai.com/default.asp?FAQID=2160&page=1  
2 http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=136394  
3 Civic Education Service. Two Viet Nams in War and Peace. Washington, DC:  
4 Civic Education Service, 1967. Trang 86-87.  
5 Dommen, Athur J. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. Trang 956.  
Dommen, Athur J. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. Trang 956.  
6 http://www.hrw.org/reports/1995/Vietnam.htm  
7 http://www.asia.msu.edu/seasia/Vietnam/religion.html  
8 http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2934  
9 Templer, Rober. Shadows and Wind, A View of Modern Vietnam. New York: Penguin Books, 1998. Trang 279-280.  
10 http://www.hrw.org/reports/1995/Vietnam.htm  
11 http://www.hrw.org/reports/1995/Vietnam.htm  
12 http://www.hrw.org/reports/1995/Vietnam.htm  
13 http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=846  
14 http://www.chuadieuphap.us/tintuc_chuongtrinh/Tcbc_100908.asp  
15 xem mục DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN  
16 http://haitrieuam.com/noidung/  
17 http://www.thuvienhoasen.org/danhtang1-giaidoan4-51.htm  
18 http://www.quangduc.com/English/figure/17mostvengiacnhien.html  
19 http://linhmu.com/httdh.htm  
20 Giáo hội bị cấm có tân lãnh đạo”, BBC Tiếng Việt, 17 tháng 8 năm 2008. Truy cập 17 tháng 8 năm 2008. 


Nguồn:
 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 
http://vi.wikipedia.org/wiki/


Dưới đây là văn bản thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:



Ngày 31 tháng 12 năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi. Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964 Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo. Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định. Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 


HIẾN CHƯƠNG 
 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI MỞ ĐẦU 

Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

Chương thứ Nhất  
Danh hiệu, huy hiệu và giáo ký 

Điều thứ 1: Tổ chức thống nhất của các tông phái Phật Giáo Việt Nam lấy danh hiệu "GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT" viết tắt "GHPGVNTH". 

Điều thứ 2: Huy hiệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là hình pháp luân (có 12 căm) theo hình vẽ: 

Điều thứ 3: Giáo kỳ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là cờ Phật giáo thế giới. 

 Chương Thứ Hai  
MỤC ĐÍCH 

Điều thứ 4: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất điều hợp các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằnh dương chính pháp. 

Chương Thứ Ba  
THÀNH PHẦN 

Điều Thứ 5: Thành phần của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gồm Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông và Nam tông chấp nhận bản Hiến Chương này. 

Chương Thứ Tư  
HỆ THỐNG TỔ CHỨC 

Điều thứ 6: Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất là một trong những quốc gia Phật Giáo sáng lập và là trung tâm điểm địa phương của Phật giáo thế giới. 
Điều Thứ 7: Tại trung ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất có hai viện: 

1) Viện Tăng Thống 
2) Viện Hóa Đạo 

VIỆN TĂNG THỐNG  
ĐỨC TĂNG THỐNG  
HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG  
VÀ  
VĂN PHÒNG VIỆN TĂNG THỐNG 

Đức Tăng thống và Đức phó Tăng thống. 

Điều thứ 8: Ngôi vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất là Đức Tăng thống và Đức Tăng thống. 

Điều thứ 9: Đức Tăng thống và Đức phó Tăng thống do Hội Đồng Giáo Hội Trung Ương suy tôn trong hàng trưởng lão của Hội đồng. Nhiệm kỳ là trọn đời. Đức phó Tăng thống không cùng một tông phái với Đức Tăng thống. 
Điều thứ 10: Đức Tăng thống được suy tôn phải là vị đồng chân xuất gia, ít nhất sáu mươi lăm tuổi đời, bốn mươi tuổi hạ và có thành tích phụng sự Đạo pháp từ hai mươi năm sắp lên. 

Nhiệm vụ Đức Tăng thống 

Điều thứ 11: 

1) Ban hành Hiến Chương GHPGVNTH 
2) Chỉ định thành phần văn phòng viện Tăng thống với sự hiệp ý của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương. 
3) Ban Giáo chỉ tấn phong ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo sau khi Đại hội GHPGVNTH bầu cử. 
4) Triệu tập và chủ toạ Đại hội GHPGVNTH bất thường trong trường hợp đặc biệt, liên quan đến sự tồn vong của Đạo pháp. 
5) Cấp chứng điệp cho hàng Giáo phẩm cao cấp, từ thượng tòa sắp lên. Ký Giáo điệp vào dịp lễ Phật đản hàng năm. 
6) Chuẩn y khai Đại giới đàn. 
Nhiệm vụ đức phó Tăng thống. 

Điều thứ 12: 
1) Thay thế Đức Tăng thống khi được ủy nhiệm. 
2) Sau khi Đức tăng thống viên tịch, trong vòng 100 ngày, Đức Phó Tăng thống triệu tập Hội đồng Giáo Phẩm Trung Ương để suy tôn Đức tân Tăng thống. 

Thành Phần Hội Đồng  
Giáo Phẩm Trung ương 

Điều thứ 13: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương gồm các vị trưởng lão và các vị thượng tọa thuộc các tông phái Phật Giáo tại Việt nam, giới luật thanh tịnh, có thành tích phục vụ Chính pháp, số lượng từ 60 vị sắp lên. 
Trưởng lão là các vị có 60 tuổi đời sắp lên, trong đó có 30 tuổi hạ, thượng toạ là những vị có 50 tuổi đời, trong đó có 20 tuổi hạ. Hội viện Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương lúc đầu do viện Hóa Đạo đề cử, do Đức Tăng thống duyệt y và thỉnh mời. Về sau, các vị trưởng lão và thượng tọa được tăng thêm sẽ do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tự quyết định. Nhiệm kỳ của hội viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương vọ hạn định. Hội viên HĐGHTƯ có thể bị giải nhiệm do quyết nghị của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và được Đức Tăng thống phê chuẩn. 
Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng GHTU 

Điều thứ 14: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương có quyền hạn: 
1) Suy tôn Đức Tăng thống và Đức phó Tăng thống. 
2) Giám sát mọi Phật sự của Giáo Hội. 
3) Đề cử ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo (danh sách gồm nhiều vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức trong và ngoài Hội D0ồng) cho Đại hội GHPGVNTN bầu cử. 
4) Soạn thảo và trình Đức Tăng thống phê chuẩn và ban hành những Qui Chế liên hệ Tăng, Ni Việt nam. 
Điều thứ 15: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương do Đức Tăng thống triệu tập hai (2) năm một kỳ, trước và cận ngày Đại hội GHPGVNTH. Trong trường hợp đặc biệt, Đức Tăng thống sẽ triệu tập Đại hội bất thường Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương đặt dưới sự chủ tọa của Đức Tăng thống, Chánh thư ký và phó thư ký viện Tăng thống là thư ký của Hội Đồng. 
Điều thứ 16: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương bầu cử các Hội đồng Giám luật, Nghi lễ và phiên dịch Tam tạng. 
Điều thứ 17: Văn phòng viện Tăng Thống gồm các phụ tá Đức Tăng thống, Chánh thư ký, phó thư ký do Đức Tăng thống tuyển trạch trong hàng hòa thượng và thượng tọa của HĐGHTƯ. Văn phòng viện Tăng thống chịu trách nhiệm trước đức Tăng thống về việc điều hành Phật sự thuộc viện Tăng thống: 
1) Trình Đức Tăng thống phê chuẩn và ban hành Hiến Chương GHPGBNTN; 
2) Trình Đức Tăng thống tấn phong ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo; 
3) Điều hành văn phòng viện Tăng thống; 
4) Phối hợp các Hội đồng Giám luật, Nghi lể và phiên dịch Tam tạng: 
5) Quy lập danh sách Giáo phẩm Tăng, Ni. 

VIỆN HÓA ĐẠO 

Điều thứ 18: Điều hành các ngành hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là viện Hóa Đạo. Thành phần viện Hóa Đạo gồm có: 
 1)VIỆN TRƯỞNG (tăng sĩ) 
 2 hay 3 phó Viện trưởng 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ tăng sự 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục 
1Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Cư sĩ 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Xã hội 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chính 
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Kiến thiết 
1 Tổng thư ký 
1 Phó Tổng thư ký 
1 Tổng Thủ quỹ 
(Các vị này họp thành ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo) 
Ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo do Hội Đồng Giáo Hội Trung Ương đề cử, đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bầu cử Đức Tăng thống tấn phong. 
Ngoài thành phần ban Chỉ đạo viên Hóa Đạo còn có một ban Cố vấn, do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thỉnh mời, gồm từ một (1) đến ba (3) vị hòa thượng, thượng tọa. 
Nhiệm vụ và quyền hạn của các vị trong ban Chỉ đạo được ấn định bằng một qui chế có tính cách nội qui của viện Hóa Đạo 
Điều thứ 19: Viện trưởng viện Hóa Đạo thay mặt Giáo Hội trước pháp lý. 
Điều thứ 20: Văn phòng viện Hóa Đạo do Viện trưởng chịu trách nhiệm và vị Tổng thư ký văn phòng viện Hóa Đạo điều hành. Văn phòng này sẽ tùy như cầu mà thiết lập các ban hay phòng. Mỗi Tổng vụ có các Vụ và mỗi Vụ do một Vụ trưởng trông coi. Các Vụ trưởng do Tổng vụ trưởng đề cử và do ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo chấp thuận. Phó Tổng vụ trưởng và các vị Vụ trưởng có thể là Tăng sĩ hay Cư sĩ. 

THÀNH PHẦN CÁC TỔNG VỤ  
ĐƯỢC QUI ĐỊNH NHƯ SAU: 

1. Tổng vụ Tăng sự có các vụ: 
-Tăng bộ Bắc tông vụ 
-Tăng bộ Nam tông vụ 
-Ni bộ Bắc tông vụ (Y chỉ Tăng bộ B8ác tông) 
-Ni bộ Nam tông vụ (Y chỉ Tăng bộ Nam tông) 
2. Tổng vụ Hoằng pháp có các vụ: 
 -Trứ tác, Phiên dịch vụ 
 -Truyền bá vụ 
 -kiểm duyệt vụ 
 3. Tổng vụ Văn hóa có các vụ: 
 -Văn mỹ nghệvụ 
 -Lễ nhạc vụ 
 4. Tổng vụ Giáo dục có các vụ: 
 -Phật học vụ 
 -Giáo dục vụ 
 5. Tổng vụ Cư sĩ có các vụ: 
 -Phật tử Chuyên nghiệp vụ 
 -Phật tử Sắc tộc vụ 
 -Thiện tín vụ 
 6. Tổng vụ Xã hội có các vụ: 
 -Từ thiện vụ 
 -Y tế vụ 
 -Huấn nghê vụ 
 7. Tổng vụ Thanh niên có các vụ: 
 -Gia đình Phật tử vụ 
 -Sinh viên Phật tử vụ 
 -Học sinh Phật tử vụ 
 -Thanh niên Phật tử vụ 
 -Hướng đạo Phật tử vụ 
 -Thanh niên Phật tử Thiện chí vụ. 
8. Tổng vụ Kiến thiết có các vụ: 
-Thiết kế vụ 
-Kiến tạo vụ 
Điều thứ 22: Phó Tổng vụ trưởng và Vụ trưởng hợp cùng ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo thành Hội đồng viện Hóa Đạo. 
Điều thứ 23: Để đôn đốc và thành Phật sự tại các tỉnh, Viện trưởng viện Hóa Đạo bổ nhiệm Đại diện tại 8 miền sau khi ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo chấp thuận tám miền lấy pháp hiệu của 7 vị Cao Tăng Việt nam như sau: 
-Vạn Hạnh (Bắc Trung Nguyên Trung phần) 
-Liễu Quán (Nam Trung nguyên trung phần) 
-Khuông Việt (Cao nguyên trung phần) 
-Khánh Hòa (Đông Nam phần) 
-Khánh Anh (Hậu Giang Nam phần) 
-Vĩnh Nghiêm (Phật tử miền Bắc) 
-Quảng Đức (đô thành, Sài Gòn Gia Định) 
Điều thứ 24: tại mỗi tỉnh, thị xã (biệt lập hành chính) hay quận tại thủ đô, có một Giáo Hội tỉnh, thị xã hay quận đô thành, trực thuộc viện Hóa Đạo được điều khiển bởi một ban Đại diện gồm có: 
- 1 Chánh đại diện (Tăng sĩ) 
- 2 Phó đại diện 
- 1 Đặc ủy Tăng sự 
- 1 Đặc ủy Hoằng pháp 
- 1 Đạc ủy Văn hóa 
- 1 Đặc ủy Giáo dục 
- 1 Đặc ủy Cư sĩ 
- 1 Đặc ủy Xã hội 
- 1 Đặc ủy Thanh niên 
- 1 Đặc ủy Tài chính 
- 1 Đạc ủy Kiến thiết 
- 1 Thư ký 
- 1 phó Thư ký 
- 1 Thủ quỹ 
- 1 phó Thủ quỹ 
Các chức sự trên phải là những vị có thành tích phục vụ Giáo Hội, được bầu lên bởi đại hội Giáo Hội tỉnh, thị hay quận đô thành. Trong trường hợp đặc biệt, viện Hóa Đạo sẽ chỉ định chức vụ Chánh đại diện. Ban Đại diện xã, phường cũng theo thể thức này. Ban Đại diện tỉnh có thể mời các vị Tôn túc làm chứng minh Đạo sư và mời một ban cố vấn kiểm soát. Các Tiểu ban của ban Đại diện tỉnh, thị hay quận đô thành được thiết lập theo nhu cầu và vị điều khiển được coi là Trưởng ban. 
Điều thứ 25: Thành phần ban Đại diện tỉnh, thị hay quận đô thành phải được viện Hóa Đạo duyệt y và chấp thuận bằng một quyết nghị. Thành phần ban Đại diêen xã, phường do ban Đại diện tỉnh, thị hay quận đô thành duyệt y. 
Để đôn đốc và kiểm tra Phật sự tại các quận, tỉnh hoặc thị Giáo Hội bổ nhiệm các đại diện quận do Giáo Hội tỉnh cử. Tại tỉnh nào, ban Đại diện xét cần thiết lập ban Đại diện quận thì trình viện Hóa Đạo ra quyết định thành lập. 
Điều thứ 26: Đơn vị của Giáo Hội là xã, ấp (tại các tỉnh) và phường , khóm (tại các đô thị). 
Tất cả các chùa, Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc các Tông phái tại các đơn vị này liên hiệp với nhau thành lập GHPGVNTH tại các xã, ấp hay phường, khóm. Trụ sở đặt tại một chùa hay tại một nơi thuận tiện. Tại các xã, ấp và phường, khóm có một ban Đại diện gồm có: 
- 1 Chánh Đại diện 
- 2 phó Đại diện 
- 1 Thư ký 
- 1 phó Thư ký 
- 1 Thủ quỹ 
- 1 phó Thủ quỹ 
- 4 cố vấn Kiểm soát. 
Các tiểu ban đặt ra tùy theo nhu cầu. 
Điều thứ 27: Nhiệm kỳ của viện Hóa Đạo và các ban Đại diện các cấp là hai (2) năm. Viện Hóa Đạo có thể được tái nhiệm thêm một nhiệm kỳ. 
Điều thứ 28: Một trong các chức vị thuộc viện Hóa Đạo có thể bị giải nhiệm: 
- Nếu là chức vị trong ban Chỉ đạo (từ chức Tổng vụ trưởng trở lên) thì do ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo trình Hội đồng Giám luật xét và trình Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương biểu quyết, Đức Tăng thống, duyệt y. 
- Nếu là các chưa vị từ cấp miền trở lên do ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo đề nghị và do Đức Tăng thống chuẩn y. 
- Nếu là các chức vị khác từ cấp tỉnh thì do ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo quyết định. 
- Nếu các chức vị từ quận trở xuống thì do ban Đại diện tỉnh quyết định. 
Điều thứ 29: trường hợp một chức vị trong viện Hóa Đạo bị khuyến tịh hay giải nhiệm: 
-Nếu là Viện trưởng thì ban Chỉ Đạo viện Hóa Đạo đề cử một trong ba vị phó viện trưởng thay thế và do Đức Tăng thống chuẩn y. 
-Nếu là các chức vụ khác thì cũng do ban ấy đề cử và cũng do Đức tăng thống chuẩn y. 
-Nếu là phó Tổng vụ trưởng hay Vụ trưởng thì do Tổng vụ trưởng đề cử và do ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo chấp thuận. Các ban Đại diện tỉnh, thị xã hoặc phường, nếu có chức vụ bị khuyết thì theo thể lệ thông thường và được cấp trên chuẩn y. 

 Chương thứ Năm  
 ĐẠI HỘI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM  
THỐNG NHẤT 

 Điều thứ 30: Đại Hội GHPGVNTH do Viện trưởng viện Hóa Đạo triệu tập hai (2) năm một kỳ, để: 
-Bầu cử hay lưu nhiệm ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo. 
-Kiểm điểm Phật sự 
-Aán định ngân sách thu, chi 
-Aán định chương trình hoạt động mới 

 Thành phần tham dự Đại Hội gồm có: 
-Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương 
-Hội Đồng lưỡng viện 
-Các vị Đại diện miền 
-5 vị Đại biểu của mỗi tỉnh, thị xã (kể cả Tăng sĩ và cư sĩ co Giáo Hội tỉnh, thị xã đề cử) 
-5 Đại biểu của mỗi quận tại đô thành Sài Gòn (mỗi quận tại thủ đô được coi là một tỉnh) 
-10 Đại biểu của miền Vĩnh Nghiêm 

Điều thứ 31: Vị Đại diện Giáo Hội tỉnh, thị xã quận đô thành triệu tập đại hội Giáo Hội tỉnh, thị xã, quận đô thành hai (2) năm một kỳ để bầu ban Đại diện, kiểm điểm Phật sự và ấn định chương trình hoạt động mới. 
Thành phần tham dự Đại hội tỉnh, thị xa và quận đô thành Sài Gòn gồm các đơn vị trực thuộc. Mỗi đơn vị 4 đại biểu. 
Việc triệu tập tại các xã hay phường cũng theo thể thức tương tự như trên. 
Điều thứ 32: Đại hội bất thường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất do Viện trưởng viện Hóa Đạo triệu tập và trong trường hợp đặc biệt, do Đức Tăng thống triệu tập. 
Ban Đại diện tỉnh, thị xã, quận hoặc xã, phường cũng có quyền triệu tập Đại hội bất thường, nhưng phải trình cấp trên biết lý do. 

CHƯƠNG THỨ SÁU  
 TỰ VIỆN 

Điều thứ 33: Được coi là tự viện của GHPGVNTN các Quốc tự, các chùa làng, các ngôi chùa xây dựng bởi: 
a) Các vị Tăng sĩ 
b) Các Hội đoàn Phật giáo 
Giáo hội PGVNTH có nhiệm vụ giám hộ và bảo vệ với sự nhìn nhận chủ quyền của các Tự viện đó. 

Chương Thứ Bảy  
TĂNG SĨ 

Điều thứ 34: Được mệnh danh là Tăng sĩ: Các Tăng, Ni Việt nam đã chính thức thụ Tỳ Khưu giới. 

Chương Thứ Tám  
TÍN ĐỒ 

Điều thứ 35: Mọi người tại Việt nam không phân giai cấp, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, đã thụ qui giới hoặc có đức tin Phật giáo và sống theo đức tin đó thì được gọi là TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO TRONG GHPGVNTN. 

Chương Thứ Chín  
GHPGVNTH TẠI HẢI NGOẠI 

Điều thứ 36: Các Tăng sĩ và Tín đồ Phật giáo Việt Nam tại mỗi quốc gia Hải ngoại kết hợp thành bộ, Chi bộ GHPGVNTH đều bởi một ban Đại diện trực thuộc viện Hóa Đạo. 

Chương thứ mười  
 TÀI SẢN 

Điều thứ 37: Tài sản của Giáo Hội phật Giáo VNTN gồm có: 
-Động sản và bất động sản hiến cúng 
-Động sản và bất động sản do Giáo Hội tự tạo. 

Chương Thứ Mười Một  
PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG 

Điều thứ 38: Để áp dụng Hiến Chương này, viện Hóa Đạo soạn thảo và đệ trình viện Tăng Thống duyệt y ban hành nhiều bản qui chế có tính cách nội quy. 
Điều thứ 39: Mọi dự án tu chính Hiến Chương này do lưỡng viện Tăng Thống, Hóa Đạo soạn thảo, trình đại hội GHPGVNTN cứu xét và biểu quyết. Nguyên tắc biểu quyết phải được 2/3 tổng số đại biểu hiện diện chấp thuận. 
Điều thứ 40: Những dự án được đại hội biểu quyết phải do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương duyệt xét và để trình Đức Tăng thống phê chuẩn, ban hành mới được thi hành. Nếu toàn bộ hoặc điều nào không được phê chuẩn thì phải xét lại. 

Bản Hiến Chương GHPGVNTN tổng cộng có mười một (11) chương, bốn mươi (400 điều đã được đại hội GHPGVNTN kỳ V tu chính và biểu quyết ngày 12 tháng 12 năm 1973. Phật lịch 2517. 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5095)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4470)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5032)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4538)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5847)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4602)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6134)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5242)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 6004)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8532)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]