Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa-Một-Cột qua lăng-kính Việt Dịch

10/04/201316:07(Xem: 4294)
Chùa-Một-Cột qua lăng-kính Việt Dịch


Chùa-Một-Cột qua lăng-kính Việt Dịch

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng

51chuamotcot

Từ cuối năm 1995, sau khi đã thấy rõ 36 quân của Trò Khép-Mở KIANO Close-Open Game [một trò-chơi kết-tinh giữa Văn-hóa truyền-thống của Việt-Nam (mà hình ảnh mâm Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn buộc bằng 4 lạt, từ thời Tổ Hùng-Vương truyền ngôi cho con-thứ Lang-Liêu, là chính) và luật đối-xứng quân-bình của thiên-nhiên (mọi sinh-vật đều có trục đối-xứng quân-bình tự-thân để dễ tồn-tại)] là 64 tượng-quẻ của Việt Dịch, tôi nhận ra những di-tích của Văn-Minh Việt-Nam (như Gậy-Thần 9 đốt, Thành Cổ-Loa, Chùa-Một-Cột...) xuất-phát từ Việt Dịch (1). Thí-dụ như quẻ Sơn-Lôi-Di là hình ảnh chiếc-thuyền-con hay cái-võng mà Đại-Đế Quang-Trung đã ra lệnh cho quân sĩ xử-dụng trong cuộc hành-quân thần-tốc ra Thăng-Long đánh đuổi quân Thanh vào năm Kỷ-Dậu 1789. Quẻ Hỏa-Thiên-Đại-Hữu là hình Thập-Tự-giá của Thiên-Chúa-Giáo... Và quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc thì rõ-ràng là hình-ảnh Chùa-Một-Cột, một kỳ-quan của Việt-Nam.

Tôi cho rằng người nghĩ ra và cho xây-dựng Chùa-Một-Cột là một nhà Việt-Dịch, hoặc nếu là một Thiền-Sư thì ít ra vị này cũng làu thông Tam-giáo và Việt-Dịch. Vào tháng 10 năm 1990, trong khi giảng về chữ "Tâm", nhân dịp Thiền-Sư Thích-Thanh-Từ dẫn một phái-oàn Tăng Ni và Cư-Sĩ Phật-Tử ghé thăm Hà-Nội, Hòa-Thượng Pháp-Chủ Phật-Giáo Việt-Nam Thích-Đức-Nhuận có nói:"Cái Thái-Cực trong Dịch chính là Chân-Tâm trong Phật-Học vậy". Suy-xét về tượng-quẻ của Việt-Dịch và hình ảnh thực-tế, ta thấy có sự đồng-nhất:

Tượng-quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc Hình vẽ đơn-giản & theo Việt-Dịch Chùa-Một-Cột

O
0 0
0 0
O
O
O

.
. .
. .
.
.
.

Trước đây, qua cuốn Việt-Nam Văn-học Toàn-thư (3) và gần đây là "Tập Kỷ-Yếu về Hòa-Thượng Pháp-Chủ" (4) có nói đến Sự-tích Chùa-Một-Cột, nhất là trên tấm bia tại chùa Long-Đọi (Nam-Hà Bắc-phần Việt-Nam). Hai tài-liệu cho chúng ta thấy Chùa-Một-Cột có tên chữ là Chùa Diên-Hựu: Vào thời thịnh-đạt của Phật-Giáo (hay nói đúng hơn, Việt dung Tam-giáo), năm 1049, một hôm vua Lý-Thái-Tôn nằm mộng thấy Phật-Bà-Quàn-Âm hiện ra, đưa nhà vua đến một tòa sen rạng-ngời ánh-sáng. Sau khi tỉnh dậy, Vua thuật lại câu chuyện cho triều-thần cùng nghe. Thiền-Tăng Thuyền-Lão, vị Sư đã hướng-dẫn nhà vua trên đường đạo-hạnh, bàn cùng Vua nên dựng một ngôi chùa để kỷ-niệm và nhớ ơn Đức Quán-Âm. Chùa được xây giữa hồ Linh-Chiếu, trong vườn Tây-Cấm gần Kinh-đô Thăng-Long. Về chi-tiết, Chùa Diên-Hựu được dựng trên một cây cột lớn độc nhất, đỉnh cột là một bông sen nghìn cánh, trên bông sen đặt một tòa nhà đỏ-tía và trong nhà có tượng-Phật-mình-vàng. Kiến-trúc ngôi Chùa đặc-biệt này theo nghệ-thuật Đại-La thời Nhà Lý. Bông sen nghìn cánh tượng trưng cho trí-tuệ viên-mãn:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (ca-dao)

Chùa-Một-Cột hàm-chứa ước-vọng của người Việt, đã đồng-nhất Đức-Phật, hiện-thân của trí-tuệ vô-biên với nguồn sinh-lực vĩnh-cửu của Đất-Trời. Nguồn sinh-lực này chảy qua cột đá, truyền xuống Đất và Nước để bừng trở lên một cuộc sống hạnh-phúc cho thế-gian. Ý-thức nọ và biểu-tượng kia đã đủ là một thách-thức hào-hùng đủ trấn-áp và làm triệt-tiêu ảnh-hưởng và vết-tích Cột-Đồng-Mã-Viện của thực-dân Hán ngày trước và máy-chém của thực-dân trắng sau này:

“Đồng Trung-Hoa đến mang làm cột,
Máy Pháp-Lan sang để chém người”

(Lý-Đông-A/ Đ.T.N.)

Chùa-Một-Cột cũng như "Nhà Việt-Nam ở trên Trời" không khác gì ý-nghĩa câu:

"Tuyệt nhiên định phận tại thiên-thư"
(Lý-Thường-Kiệt)

hoàn-toàn phù-hợp với giai-đoạn đầu của thời-kỳ khẳng-định nền Độc-Lập Dân-Tộc. Hiện nay ngôi Chùa-Một-Cột vẫn còn tồn-tại trên đất Thăng-Long, Việt-Nam. Và một ngôi Chùa-Một-Cột khác cũng đã được Hòa-Thượng Thích-Trí-Dũng tôn-tạo tại Thủ-Đức, miền Nam Việt-Nam từ năm 1958 với tên chữ là Nam-Thiên-Nhất-Trụ.

Về phương-diện Lý-Dịch, tượng Sơn-Thiên Đại-Súc trong Việt-Dịch là "núi ở trên Trời" như có ý nhắn-nhủ kẻ thù phương Bắc rằng "Các người không thể tiêu-diệt được Dân-Tộc ta đâu, Trời đã định vậy, Trời nâng-đỡ chúng tao!”. Riêng hai chữ "Diên-Hựu" đã đầy đủ ý-nghĩa của sự "hiện-hữu lâu dài"; nay qua Việt-Dịch, ta còn thấy có thêm ý-nghĩa "chất-chứa đại-thể cao-cả” của tượng-quẻ Đại-Súc nữa, thật là dịêu-kỳ. Các vị Thiền-gia Đạo cao Đức trọng, làu thông Phật và Dịch, luôn có tấm lòng Đại-Bi lo cho sự tồn-vong của Dân-Tộc, một nền Độc-lập và cường-thịnh cho Dân Nước qua những biểu-tượng:

  • Độc-lập (một cột).
  • Diên-Hựu (hiện-hữu lâu bền)
  • Đại-Súc (chất chứa những điều cao-cả, thịnh-vượng)
  • Đạo-hạnh (như hoa-sen trong đầm bùn, như nhà trên Trời, không ô-trọc, cao-cả)

đầy-đủ Chân – Thiện – Mỹ vậy.

Chùa Một-Cột Diên-Hựu, qua lăng-kính Việt-Dịch, như một nhắn gửi, khuyên răn những kẻ theo khuynh-hướng độc-tôn cần biết hối-cải, lo cho đại bộ-phận Dân-Tộc:

Không chỉ độc-lập xuông (thực sự hay chỉ là chiêu-bài?) mà còn phải gồm cả thịnh-vượng cho toàn-dân!

Biểu-tượng Chùa-Một-Cột, vượt thời-gian và không-gian, vẫn mãi mãi là hình-ảnh hào-hùng, một ước-vọng chính-đáng của Dân-Tộc Việt-Nam.

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng

Chú-thích:

  • Xem ‘Văn-Minh Chế-tác của Nòi Việt’, sẽ công-bố, của cùng tác-giả.

  • Tạp-chí Nguồn-Đạo, chùa Giác-Hoàng phát-hành 1994.

  • của Hoàng-Trọng-Miên, xuất-bản 1976 Hoa-Kỳ.

  • Bài "Đôi lần yết-kiến Đức Pháp-Chủ” của G.S. Trần Lâm Biền, trang 126.

Phụ chú:

  • Dường như tại Thành Lục-Niên ở Thanh-Hóa, dưới thời Vạn-Thắng-Vương Đinh-Tiên-Hoàng cũng có di-tích một Chùa-Một-Cột.

  • Thành Đại-La cũng được xây-dựng vào thời Nhà Lý (1009-1225), tiều Lý-Thái-Tổ; khi dời Đô đến, vì thấy Rồng xuất-hiện, Vua mới đổi tên là Thăng-Long-Thành. Thành này có kiến-trúc phối-trí theo hình 8 quái (Văn-Minh Việt-Nam / Lê-Văn-Siêu). Xin đề-cập vào một dịp khác.

  • Tại Thủ-Đức, gần Sài-Gòn, Chùa "Nam-Thiên-Nhất-Trụ" cũng còn được gọi là Chùa Diên-Hựu II. Bề cao xử-dụng trong lòng Chùa cao hơn Chùa chính ở Hà-Nội một chút nên việc đi đứng trong Chùa tương-đối thoải-mái hơn. Chùa do Hòa-Thượng Thích-Trí-Dũng tôn-tạo vào năm 1958. Khuôn viên Chùa có nhiều công-trình phụ, gồm cảtượng Phật lộ-thiên, tháp ‘Báo-Ân’, Nhà Tổ, v.v... Chùa vẫn có tượng-quẻ Đại-Súc và bao-hàm ý-nghĩa Độc-lập Tự-chủ và phồn-vinh cho Dân-Tộc. Được biết, trong tương-lai, Thượng-Tọa Thích-Thanh-Ngọc sẽ là người kế-thừa Trụ-trì Thắng-tích Nam-Thiên-Nhất-Trụ này.


---o0o---
Source: www.mevietnam.org
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2017(Xem: 6197)
Tôi viết “Chấn hưng Phật giáo Việt Nam” không phải từ một nhà học giả, nhà nghiên cứu, mà từ trái tim. Tôi lớn lên dưới nhịp thở mái chùa, dưới bóng Từ Bi, Trí Tuệ và Hùng lực của Đức Phật. Và đây là những gì tôi từng được học hỏi, từng nghe thấy và từng cảm xúc tận đáy lòng. Lịch sử đất nước và lịch sử Phật giáo Việt Nam không thể nào quên những bậc Tăng già chống thiền trượng kiến lập những triều đại vàng son thịnh trị. Chúng ta không thể nào không nhớ đến những bậc tiền bối nhìn thấy sự suy đồi Đạo Pháp mà lên tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Việt Nam; không thể nào không nhớ đến cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức mà ngọn lửa, trái tim đã thành hào quang và sự bất diệt trong lòng dân tộc, nhân loại. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh chư tôn Hòa thượng trưởng lão khi bước xuống đường, nói vào một chính quyền tàn bạo rằng: tăng ni và phật tử Việt Nam nhất quyết bảo vệ đạo - pháp bằng con đường dân tộc, bất bạo động.
16/06/2017(Xem: 5837)
Ảnh Hưởng của Phong Trào Chấn Hưng PGVN (1920)
06/06/2017(Xem: 9352)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
01/06/2017(Xem: 4529)
Phật Giáo Quảng Trị theo dòng lịch sử
16/05/2017(Xem: 3088)
Phong Trào Tranh Đấu của PGVN
20/04/2017(Xem: 5142)
Phật giáo có lẽ được truyền vào Việt Nam bằng đường biển khoảng đầu thế kỉ thứ I Tây Lịch. Tài liệu Trung quốc ghi là thế kỉ thứ II ở Bắc bộ Việt Nam đã có một cộng đồng Phật giáo khá phát triển. Có hai vị tăng rất hoạt động trong khoảng thế kỉ II và III là ngài Mâu Bác (Mou-po) và ngài Khang-Tăng-Hội (K'ang Seng Hui).
18/04/2017(Xem: 11045)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
15/04/2017(Xem: 8218)
Thiền Sư Pháp Loa với công trình văn hóa đời Trần
07/04/2017(Xem: 7367)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 7343)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]