Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Việt Nam Tại Pháp

10/04/201314:25(Xem: 6311)
Phật Giáo Việt Nam Tại Pháp


Phật giáo Việt Nam tại Pháp
Từ Khoa

Phật giáo được truyền vào Âu châu vào cuối thế kỷ 19 và phát triển sớm nhất tại Anh quốc. Sau đệ nhị thế chiến, Phật giáo bắt đầu được đặt chân vào các nước trong lục địa Âu châu, tại Đức nhiều trường thiền nhỏ nhoi được hoạt động trong những phạm vi rất khiêm tốn. Trong khi đó tại Pháp, vẫn chưa thấy bóng dáng Phật giáo. Mãi đến đầu thập niên 60, thế kỷ 20, tại thủ đô Ba Lê, người ta mới thấy xuất hiện trên niên giám điện thoại vài trung tâm thiền nhỏ bé Nhật Bản. Và đến cuối thập niên 60 thì hội Phật giáo Việt Nam mới nhen nhúm hình thành do một số Phật tử Việt Nam đang cư ngụ tại Pháp thời bấy giờ thành lập. Tuy nhiên hội Phật giáo Việt Nam rất ít được ai biết đến, thậm chí chính cộng đồng người Việt ít ỏi thời bấy giờ cũng ít người biết đến.

Đầu thập niên 70, một vài ngôi chùa Việt Nam được hình thành tại thủ đô Ba Lê, và tiếp đến do biến cố tang thương của đất nước, số người Việt Nam định cư tại Pháp tăng vọt sau năm 1975. Người Việt ra đi mang theo tín ngưỡng, văn hóa, tập quán cùng nỗi nhớ quê hương khôn nguôi trong lòng. Các chùa được hình thành ngày càng nhiều tại Ba Lê và sau đó lan cùng khắp nước Pháp. Thuận duyên với Phật giáo Việt Nam tại Pháp, Phật giáo Pháp cũng phát triển nhanh chóng. Phật giáo Việt Nam với 3 tông phái : Tịnh Độ, Thiền, Nguyên Thủy hòa nhịp cùng với tông phái Tịnh Độ của người Trung Hoa, Thiền của Nhật, Mật của Tây Tạng, Nguyên Thủy của cộng đồng người Lào và Khmer đã đẩy mạnh số Phật tử Pháp ngày càng tăng. Theo thống kê của cơ quan điều tra dân số tại Pháp thì tính đến năm 1997, dân số Pháp không tăng bao nhiêu so với thập niên 50, nhưng Phật tử Pháp đã lên đến 2 triệu người trên 55 triệu dân Pháp; một con số tín đồ đáng kể trong vòng 20 năm qua. Trong khi vào thập niên 70 Phật tử Pháp chỉ là một con số không, hoặc lèo tèo vài trăm người không đáng kể. Với hai triệu Phật tử, Pháp quốc dẫn đầu Âu châu là nước có người theo đạo Phật đông nhất, vượt xa nước Đức chỉ có nửa triệu Phật tử Đức và Anh quốc chỉ có 300 ngàn Phật tử mà thôi !!

Tính đến nay rải rác khắp Pháp quốc đã có hàng trăm tu viện, tự viện, hoặc các trung tâm Phật giáo lớn nhỏ của bốn tông phái : Tịnh Độ, Thiền, Mật và Nguyên Thủy. Bài viết chỉ cô đọng giới thiệu đến bạn đọc 27 ngôi chùa Việt Nam lớn nhỏ trên lãnh thổ Pháp quốc và một trung tâm Thiền Việt Nam lớn nhất Âu châu cùng các chi nhánh rải khắp Pháp quốc. Vì chưa đủ tài liệu nên chưa thể giới thiệu Phật giáo tại Âu châu. Thêm nữa, chỉ dám nói khái lược về các chùa của cộng đồng Việt Nam chúng ta. Theo đồ hình nước Pháp, bài viết sẽ đi từ bắc xuống nam, từ ngôi chùa nằm gần biên giới Pháp - Đức, xuống các chùa gần biên giới Pháp - Tây Ban Nha và đến biên giới Pháp - Ý :

Chùa Phổ Hiền do sư bà Thích Nữ Như Tuấn cùng chi hội Phật giáo Strasbourg thành lập năm 1998, tọa lạc ngoại ô thành phố Strasbourg, một thành phố sát biên giới Đức có dòng sông Rhin chảy qua, và là thủ phủ của Liên bang Âu châu. Đoàn quán GĐPT Phổ Hiền được đặt tại đây.

Chùa Linh Sơn - Mulhouse do ni sư Thích Nữ Trí Minh thành lập năm 1992, tọa lạc tại thành phố Mulhouse, cũng là thành phố nằm gần biên giới Đức, nhưng thuộc về phía thượng nguồn sông Rhin, con sông dài thứ nhì Âu châu bắt nguồn từ Áo quốc chảy qua 6 nước và đổ ra biển Đại Tây dương ở Hòa Lan.

Chùa Hoa Nghiêm do Hòa thượng Thích Trung Quán thành lập năm 1981 tại Villeneuve Le Roi, ngoại ô Ba Lê. Đoàn quán GĐPT Hoa Nghiêm được đặt tại đây.

Chùa Khánh Anh do Hòa Thượng Thích Minh Tâm thành lập năm 1974 tại Bagneux, ngoại ô Ba Lê. Trong tương lai chùa Khánh Anh sẽ dời về Evry, cũng ngoại ô Ba Lê, nhưng sẽ to lớn và đồ sộ hơn. Chùa là trụ sở chính của GHPGVNTN tại Âu Châu. Đoàn quán GĐPT Quảng Đức được đặt tại đây. Kể từ năm 1992 đến năm 1999, văn phòng hành chính của Ban Hướng Dẫn GĐPT VN tại Pháp quốc cũng được đặt tại đây.

Chùa Linh Sơn - Paris do Hòa Thượng Thích Huyền Vi thành lập năm 1976 tại Joinville Le Pont, ngoại thành Ba Lê. Chùa hiện là tổ đình và trụ sở chính của Giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế giới. Đoàn quán của GĐPT Linh Sơn được đặt tại đây.

Chùa Trúc Lâm - Paris do cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu thành lập năm 1980 tại Villebon sur Marne. Cũng từ năm này, chùa chính thức gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày nay do Thượng Tọa Thích Phước Đường trụ trì.

Chùa Quán Âm do cố Hoà Thượng Thích Chân Thường thành lập năm 1976 tại Champigny sur Marne. Hiện tại do hai ni sư Thích Nữ Diệu Minh và Thích Nữ Đàm Đoan đồng trụ trì.

Chùa Tịnh Độ Đạo Tràng do cư sĩ Lê Đình Hy sáng lập năm 1985 tại khu Kremlin Bicêtre, sát với nội thành Ba Lê. Cư sĩ là đệ tử tại gia của cố Tăng Thống Thích Tịnh Khiết.

Tinh xá Phật Bảo do Sư Thích Đức Minh kiến lập năm 1985 tại Savigny sur Orge. Sư hành trì giáo pháp theo hệ thống Nguyên Thủy Thái Lan.

Tinh xá Minh Đăng Quang do Sư Thích Trí Thâm thành lập, tọa lạc tại Logne, ngoại thành Ba Lê, thuộc Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Việt Nam.

Tinh xá Thích Ca Mâu Ni tọa lạc tại thị xã Fontainebleau, tại đây các sư hành trì theo hệ thống Nguyên Thủy Miến Điện.

Chùa Pháp Vương do Hoà Thượng Thích Trung Quán thành lập tại Noyant d'Allier, hiện chùa đang do Đại Đức Thích Đức Thắng trụ trì.

Chùa Vạn Hạnh do Hội Phật giáo miền Tây Pháp quốc thành lập tại Nantes, chùa được cống hiến cho GHPGVNTN, và hiện nay do Đại Đức Thích Nguyên Lộc trụ trì.

Đại Tùng Lâm Linh Sơn do Hoà Thượng Thích Huyền Vi kiến lập năm 1986 tại ngoại ô tỉnh Limoge, đây là một tu viện lớn nhất của Tịnh Độ Tông tại Pháp, hiện tại do Thượng Tọa Thích Trí Tu điều hành.

Chùa Thiện Minh do Thượng Tọa Thích Tánh Thiện sáng lập năm 1986 tại Sainte Foy Lès Lyon, ngoại ô thành phố Lyon, thành phố công nghiệp hàng thứ 2 nước Pháp, là nơi hai sông lớn Rhône và Saon nhập làm một. Đoàn quán của GĐPT Thiện Minh, và hiện nay văn phòng chính của BHD Pháp quốc đặt tại đây.

Chùa Phật Quang cũng do Thượng Toạ Thích Tánh Thiệt thành lập, toạ lạc tại tỉnh Valence, một tỉnh nằm về phía hạ lưu sông Rhône.

Chùa Phước Bình do hội Phật giáo Bordeaux thành lập năm 1986 tại thành phố Bordeaux, hiện chùa đang do Thượng Tọa Thích Minh Đức điều hành.

Chùa Liên Hoa do hội Phật giáo Bordeaux thành lập tại Villeneuve d'Ormon, ngoại ô Bordeaux. Chùa hiện do hai ni sư Thích Nữ Tịnh Hiền và Thích Nữ Tịnh Hiếu trụ trì.

Chùa Siêu Nhật Nguyệt Quang Minh do một cố cư sĩ (không nhớ tên) thành lập tại thị xã Villeneuve sur Lot, gần thị trấn Agen, nơi dòng sông Lot chảy qua.

Chùa Bát Nhã hiện do Đại Đức Thích Phước Toàn trụ trì, chùa toạ lạc tại một ngôi làng Việt Nam thuộc thị xã Saint Livrade. Làng trước kia là một trại lính, sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương năm 1954, trại lính này được chính phủ Pháp phân phát cho người tỵ nạn Việt Nam đã làm việc cho chính phủ bảo hộ tại Đông Dương, về cư trú tại đây. Từ đó làng Việt Nam Saint Livrade được hình thành, và cũng chẳng biết từ bao giờ từ một Niệm Phật đường Bát Nhã, kiều bào Việt đã kiến tạo thành chùa Bát Nhã trong làng, làm điểm tựa cho tâm linh và duy trì tín ngưỡng của mình.

Chùa Linh Sơn - Cugnaux do Ni sư Thích Nữ Trí Lạc kiến tạo và hoàn tất năm 1994 tại thị xã Cugnaux, ngoại ô thành phố Toulouse, một thành phố được xem như một "Nam kinh" của nước Pháp, chỉ cách biên giới Tây Ban Nha 50 km đường chim bay.

Chùa Linh Sơn - Carnon do Đại Đức Thích Trí Tạng thành lập năm 1994 tại Carnon, ngoại ô thị trấn Montpellier, một thị trấn phồn thịnh bên bờ biển Địa Trung Hải.

Chùa Pháp Hoa do cố Hòa Thượng Thích Thiền Định khai sơn lập tự, tọa lạc tại thành phố Marseille, một thành phố hải cảng lớn nhất Pháp quốc bên bờ Địa Trung Hải.

Chùa Phổ Đà Ni Tự do Sư bà Thích Nữ Như Tuấn kiến tạo, cũng tọa lạc tại thành phố Marseille, đây là chùa Ni đầu tiên tại Pháp quốc, nằm không xa chùa Pháp Hoa.

Chùa Trúc Lâm - Marseille hiện do Thượng Tọa Thích Tâm Trường trụ trì, chùa được kiến tạo năm 1987 tại thành phố Marseille, lý do tại sao tại Marseille đã có hai chùa trên mà chùa Trúc Lâm lại được kiến tạo thêm, sẽ được nói khái lược trong phần đúc kết.

Chùa Hồng Hiền do một nhóm Phật tử thành lập năm 1972 tại thị xã Fréjus, hiện chùa do Ni sư Thích Nữ Diệu Liên trụ trì. Sau, chùa được cống hiến cho Giáo hội Phật giáo Tăng già Thế giới.

Chùa Từ Quang do Hoà Thượng Thích Tâm Châu thành lập năm 1976 tại thành phố du lịch đông nam nước Pháp : Nice, một thành phố sát biên giới Ý Đại Lợi.

Và sau cùng là Trung tâm Thiền tông Việt Nam Làng Mai và các nhóm thiền tại Lyon, Ardèche, Nice, Toulouse, Cournonternal và Strasbourg. Trung tâm được kiến tạo do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vào khoảng năm 1980. Làng gồm 5 thôn (hoặc xóm), mỗi thôn có một chùa và các thiền đường để các tăng thân và Phật tử các nơi về tu tập. Ngoài các khoá tu tập định kỳ hàng năm qui tụ đông đảo Phật tử, trung tâm Làng Mai hiện là một tu viện có đông tăng ni nhất Âu châu, hơn 200 sư chú và sư cô tu học tại đây. Sự sinh hoạt tại Làng do Sư Cô Chân Không điều hành.

Ngoài hệ thống Thiền tông làng Mai, 3 tinh xá theo Nam Tông, 24 chùa kể trên phần lớn đều theo Tịnh Độ tông, nhưng không hẳn đều nằm trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Âu châu.

Các chùa mang tên Linh Sơn đều thuộc hệ thống Giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế giới.

Bốn chùa : Siêu Nhật Nguyệt Quang Minh, Phước Bình, Hồng Hiên và Từ Quang thuộc Giáo hội Phật giáo Tăng Già Thế giới.

Ba chùa : Hoa Nghiêm, Pháp Vương và Quán Âm không phân định chính xác thuộc giáo hội nào, nhưng đều do chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam cư trú tại Lào trước khi định cư tại Pháp thành lập. Một điểm đặc biệt đáng chú ý là dù không trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), nhưng 3 chùa đều thường gắn liền sinh hoạt hoằng pháp và Gia đình Phật tử với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ba tinh xá Nam Tông tạo nên nền Phật giáo Việt Nam tại Pháp một nét đặc thù đầy tính bao dung và phong phú trong các pháp môn của đức Phật. Hệ phái Nam tông từ các tinh xá này cũng thu hút được sự chú trọng và hướng tâm của Phật tử Pháp.

Hai chùa Trúc Lâm tại Paris và Marseille hiện nay trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà Thượng Thiện Châu cùng một tổ chức ngoại vi mang tên "Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp" thành lập. Các tổ chức này là hậu thân hoặc chi nhánh của tổ chức mang tên "hội Việt kiều yêu nước" (sau này đổi danh xưng là "Hội Liên hiệp Việt kiều cư trú tại Pháp") do toà đại sứ Hà Nội tại Paris chỉ đạo hình thành từ năm 1960.

Như vậy 10 chùa còn lại và hệ thống Làng Mai thống thuộc vào GHPGVNTN tại Âu châu hoặc Hải ngoại, và bao trùm toàn bộ sinh hoạt Phật giáo cùng hoạt động xã hội, thanh niên, Gia đình Phật tử tại Âu châu. Riêng mặt hoằng pháp Phật giáo Việt Nam cho người bản xứ, hệ thống Thiền tông Làng Mai hoằng bá rất mạnh trong suốt hai thập niên cuối thế kỷ 20 vừa qua.

Tại Pháp, còn nhiều chùa, tinh xá khác, nhưng vì tầm hiểu biết của người viết có giới hạn nên chỉ khái lược qua 27 chùa và tinh xá trên mà thôi.

Ngoài các tổ chức Phật giáo thuộc hai chùa Trúc Lâm có liên hệ với chính quyền Việt Nam, còn lại hầu hết người Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Pháp đều gắn liền đời sống tâm linh của mình trong sự quy kính tam bảo không phân biệt giáo hội, tông phái, hệ phái. Tuy sự hành hoạt Phật sự tùy theo sinh hoạt mỗi chùa, nhưng hầu hết tất cả Phật tử đều một lòng hướng về Giáo hội truyền thống và khối đồng bào Phật tử tại quê nhà đang trong cơn Pháp nạn và Gia đình Phật tử nạn.


---o0o---

Chân thành cảm ơn chị Tâm Minhđã tặng bản điện tử bài viết này.
Trình bày: Nhị Tường

Ý kiến bạn đọc
10/08/201620:40
Khách
Con muốn liên hệ với Quý Thầy phụ trách giáo hội tại Pháp thì con phải liên hệ địa chỉ nào ạ? Con cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6473)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 60127)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5750)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10684)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22965)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16951)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8758)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2503)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4750)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
28/03/2013(Xem: 4714)
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên dễ hiểu vì sao Tam giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc không phải chỉ trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]