Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về Phật Giáo dân gian Việt Nam

10/04/201314:08(Xem: 4618)
Vài nét về Phật Giáo dân gian Việt Nam


VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO DÂN GIAN VIỆT NAM

Giáo sư Trần Quốc Vượng

Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay.

Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau :

- Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.

- Con đường bộ từ Tây Tạng-Vân Nam mà xuống, theo đôi bờ sông Nhị, chảy qua đất Hà Tây (xứ Đoài và xứ Sơn Nam Thượng ngày xưa) mà xuôi mãi xuống vùng biển. Đến cuối đời nhà Lý vẫn còn các sư từ Tây Tạng-Vân Nam xuống kinh đô " Thăng Long (Hà Nội). "Tam Thánh" (ba thiền sư lớn) của đời Lý là Không Lập, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh, gặp nhau kết nghĩa ở xứ Đoài (La Phù-La Dương - Ngã Cầu) rồi ngược sông Hồng lên Vân Nam học Phật.

- Con đường từ Nam Trung Hoa (Triết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng) vừa theo đường bộ, vừa theo đường ven biển mà tới xứ Đoài, xứ Bắc và cả miền Trung Bộ.

Rồi từ khi thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội được hình thành thì trung tâm Phật Giáo được hội tụ về Thủ đô rồi từ đó lại lan tỏa ra 9 phương trời, 10 phương Phật của nước Việt chúng ta. Các vị "Quốc sư" đều về Thăng Long giảng Đạo Lý, Phật Pháp.

Trên diễn trình lịch sử Phật Giáo Việt Nam như thế, đạo Phật đã hấp thụ nhiều dòng phái Phật Giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Trung Á... rồi hợp lưu lại, được Việt Nam hóa và dân gian hóa mà thấm đượm vào lòng (tâm) từ vua quan, vương hậu, vương phi, công chúa... cho đến người dân thường ở làng xã.

Đạo Phật tới đất Việt vào lúc tổ tiên ta đang rên xiết dưới ách thống trị của nền quân chủ chuyên chế phương Bắc. Dân ta tiếp thu được ngay tinh túy tự do, bình đẳng, tinh tấn của đức Phật. Đức Phật dạy : "Ta là Phật đã thành (Buddha, tức là giác ngộ) còn toàn thể chúng sinh là những đức Phật sẽ thành" (ai cũng có thể giác ngộ). Nhân dân ta tiếp thu được ngay tinh thần Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí, Đại Từ, Đại Bi... của đức Phật nên một mặt rất anh dũng đấu tranh lật đổ mọi ách đô hộ thực dân của giặc ngoài, mọi "hôn quân ám chúa", quan tham lại những ở trong nước, một mặt khác củng cố, phát triển tình thương trong gia đình, họ hàng, xóm làng, vùng miền, đất nước, mà đỉnh cao nhất là : "Thương người như thể thương dân, Người trong một nước phải thương nhau cùng". Một mặt, trong đời sống thường ngày dân ta cố gắng ăn ở hiền lành ("hiền lành như Bụt"), nhưng một mặt khác, khi trong xã hội còn những thế lực Dữ-Ác thì dân ta cũng biết phát huy trí tuệ (Trí Huệ) và tinh thần, sức lực Hùng-Dũng để diệt trừ Dữ-Ác, từ con hổ dữ ở rừng núi, con thuồng luồng ác ở sông biển đến kẻ ngoại xâm, nội thù. Chẳng phải lìa xa tinh thần Phật Giáo mà từ thế kỷ VI (542-602) Lý Phật Tử (Phật tử họ Lý) tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Lý Bí khi trở thành Lý Nam Đế (vị hoàng đế đầu tiên của nước Nam), việc đầu tiên là xây dựng chùa Khai Quốc (Chùa Mở Nước, sau đổi là chùa Trấn Quốc, nay ở sát Hồ Tây, Hà Nội). Giới nghiên

cứu Phật học đều nhất trí cho rằng chính các thiền sư như Cảm Thành (860), Định Không (808) cùng trưởng lão La Quý An, Thiền Ông (936) v.v... đã chuẩn bị cho nền tự chủ lâu dài của nước Việt từ thế kỷ X (938) và trước đó "Đạo Phật đã ngấm vào lòng người dân như nước ngấm vào lòng đất". Biết bao vị thiền sư (Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Đa Bảo, Viên Chiếu...) mà đứng đầu là đại sư Khuông Việt (933-1011) đã góp phần tích cực vào việc củng cố và giữ gìn nền độc lập dân tộc, trong mọi lãnh vực đối nội, ngoại giao, văn hóa, xã hội.

Giới sử học hiện nay đã thống nhất gọi nền quân chủ Đại Việt thời Đinh-Lê-Lý-Trần (968-1400) là nền Quân Chủ Phật Giáo với sự xuất hiện của nhiều vị vua nhân từ, hỉ xả... như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông... Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông v.v... cùng các bậc lãnh đạo khác, thời ấy, như Thái úy Lý Thường Kiệt vị nguyên soái "phạt Tống, bình Chiêm" mà văn bia của một vị thiền sư viết : "Ông Lý tuy thân phải dấn trong cõi đời bụi bặm, nhưng tâm từ lâu đã thuộc Phật", như thái hậu Ỷ Lan bàn

bạc cùng quốc sư Thông Biện và bậc đại thiền sư khác về lịch sử và yếu chỉ của Phật Giáo Việt Nam, trị quốc thay vua đi đánh giặc, cấm lạm sát trâu bò để phát triển nền sản xuất nông nghiệp, bỏ tiền kho để chuộc các cô gái nhà nghèo bị gán nợ cho nhà giàu làm tôi tớ, rồi gả chồng cho họ -- đúng với tinh thần "bố thí" của Phật giới...

Như vậy, đại Phật nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng đâu phải là "tiêu cực", "xuất thế" như đã có lúc nhiều người mê lầm, tưởng bậy, mà có đủ tinh thần "nhập thể" dấn thân tích cực cứu đời. Biết bao nhiêu vụ -- mà chỉ xin phép kể một vị điển hình : Thượng sĩ Tuệ Trung (Trần Quốc Tung sinh năm 1230), "ngọn đèn tổ của Phật Hoàng" (Trần Nhân Tông) thời bình thì mặc áo cà sa ở chùa núi, lúc có giặc Nguyên-Mông thì khoác áo tướng quân đi dẹp giặc, giặc lui thì cởi "giáp binh" trở về chùa núi... đạt tới tột cùng "Phật đẳng hằng sa"...

Đạo Phật, cũng như bất cứ tôn giáo lớn nào khác đều có Giáo chủ (Phật), có giáo lý (Pháp), và các vị tinh thông giáo lý kinh điển và nhất là có đạo đức cao cả để hoằng dương giáo lý mà đức giáo chủ khởi xướng (Tăng). Còn ở dưới người dân theo Phật Giáo đều gọi chung là Phật tử (con cái đức Phật).

Ngay một số tăng, như đại sư Tô Huệ Năng của thiền phái Nam Tông - người Việt phương Nam, không biết chữ, vào chùa chỉ chuyên đi gánh nước giã gạo xay thóc -- đâu có giỏi chứ, giỏi giáo lý như Tổ Thần Tú của thiền phái Bắc Tông (Bắc Trung Hoa) song ở thế kỷ VII lại được coi là vị tổ chính, phát huy tính chất thiền.

Thiền Phật vốn phóng khoáng, cởi mở, tự do, dung nạp mọi tín ngưỡng, cổ tích dân gian (như Kinh Bách Dụ), dung nạp cả tín ngưỡng thờ mẹ (mẫu) của dân gian nước Việt, nào chùa Man Nương (Mãn Xá), nào chùa Bà Dâu, Bà Đậu (Hà-Bắc, Hà Tây), Bà Nành, Bà Ngô (Hà Nội), đã biến đổi từ Đức Bồ Tát Quán Âm (Avalokitesvara) của Ấn Độ (theo truyền thống Ấn Độ là đàn ông) thành Phật Bà Quán Âm, thành Bà

Chúa Bà của Chùa Hương Tích "Nam Thiên Đệ Nhất Động", thành Bà Quán Âm Thị Kính của Phật Giáo dân gian Việt Nam v.v.... Và trong khuôn viên nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Keo (Thái Bình), chùa Tổng (La Phú), chùa Thày (Sài Sơn), chùa Láng (Hà Nội) v.v... đều được xây theo kiểu kiến trúc "tiền Phật hậu Thánh" hay thậm chí "tiền Thần hậu Phật". Có sao đâu ? Vì Phật giáo vốn "dung Tam Giáo" (1) thậm chí còn có lý thuyết "Tam giáo đồng nguyên") ba tôn giáo ấy cùng chung một cội nguồn). Xưa nay trong lịch sử Việt Nam, chỉ

thấy nhà Nho bài Phật (rồi về già lại hối hận như Trương Hán Siêu đời Trần) song các bậc đạo Nho như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Trạng Trình, Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan, quê Phùng Xá, Hà Tây), cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến v.v... là đều chống gậy lên chùa thăm các sư, đàm đạo giáo lý và việc đời cùng các sư. Lý Thánh Tông là đệ tử của Thiền sư Thảo Đường song lại chính là người sai xây dựng Văn Miếu thờ đức Khổng Tử. Còn con ông cùng đức Bà Ỷ Lan là vua Lý Nhân Tông, rất sùng Phật nhưng lại là người tổ chức kỳ thi Nho giáo đầu tiên ở nước ta (1075). Thí dụ còn nhiều lắm, kể sao cho xiết.

Phật và đạo Phật là rộng lượng, bao dung, Lý Nhân Tông ca ngợi Thiền sư Giác Hải ("Giác Hải tâm như biển") và cả chân nhân đạo sư Thông Huyền ("Thông Huyền đạo rất huyền") vì cả hai đều thần thông và biến hóa như "Một Phật, một thần tiên".

Chùa không phải chỉ là nơi dân đến cúng dường đức Phật cùng chư vị Bồ Tát... Theo bài văn bia của Trần Minh Tông khắc trên núi Non Nước (Ninh Bình) thì các ngôi chùa thời ấy còn là nơi trồng cây thuốc Nam, mở y viện ngay trong khuôn viên chùa để chữa bệnh cứu dân.

Chùa có giống cây trồng nào mới thì lại "bố thí" cho chúng sinh Phật tử đem về nhà, về làng trồng gây giống, truyền bá cho toàn dân như cây mít, cây hoa dại, cây bồ đề v.v...

Người dân -- nhất là người đàn bà Việt Nam -- sống ở đời theo phép ứng xử : "Trẻ vui nhà, già vui chùa". Lúc còn trẻ, phải gáng giang sơn nhà chồng, "ghé vai gánh vác sơn hà" cùng nam giới, vả lại theo giáo lý của thiền phái Bách Trượng thì ai ai cũng phải lao động, làm lấy mà ăn, còn dư thì bố thí cho người nghèo, người tàn tật, cúng dường cho chùa, đền, miếu... Khi về già, con cái đã trưởng thành, ở riêng, ăn riêng và còn biết phụng đường bố mẹ già để mẹ già được nghỉ ngơi, lên chùa, cúng Phật, cầu nguyện cho con cháu cùng đất nước an lạc, thái bình.

Vả lại thiền tông chủ trương "Tâm tức Phật, Phật tức tâm". Dân gian ta thường nói "Phật tại tâm" (Phật ở trong lòng mình) cũng như nhà đại thi hào Nguyễn Du trong truyện Kiều đã tổng kết vô cùng chí lý "Thiện căn ở tại lòng ta, chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài". Cho nên dân gian Việt Nam, với lối nói bóng bẩy, ngoa dụ đã dám bảo rằng : "Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa", "Dù xây chín đợt phù đồ (2), không bằng làm phúc cứu cho một người".

Trong ba vị tam thánh (ba đại thiền sư đời Lý) được thờ ở chùa Tổng (Thiện Hưng tự, La Phù, Hà Tây) và ở nhiều nơi khác, thì ngài Từ Đạo Hạnh hào hiệp, phóng khoáng, kết bạn thân với nho sĩ Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa, và người kép hát là Vĩ Ất. Ban đêm miệt mài đọc sách, ban ngày thổi sáo, đá cầu, vu chơi (3). Tu Phật đâu cần làm ra vẻ nghiêm trang hình thức, các sư có thể chơi với người mà quan niệm chính thống khi ấy coi là "xướng ca vô loài".

Thiền sư Giác Hải từ nhỏ làm nghề đánh cá, thường lấy thuyền làm nhà, lênh đênh trên sông biển (4). Thiền sư Không Lộ nhà mấy đời làm nghề đánh cá sau ngài "cùng đạo hữu là Giác Hải đi vân du cõi ngoài" (5). Quốc sư Minh Không (trong truyền thuyết dân gian và một số thư tịch cổ có sự trình bày lẫn lộn giữa Minh Không và Không Lộ, còn gọi là "Khổng Lồ", "Khổng Minh Không", cũng làm nghề đánh cá, chữa bịnh cuồng (hóa hổ) cho vua Lý Thần Tông. Cả ba (5) vị đại thiền sư này đều tu đường (đi chơi), đi chợ (dấu kín tông tích, ăn rau mặc

lá, vui chơi thoải mái mà kỳ lạ thay đều đắc đạo ("đốn ngộ" thành Phật) trước khi về tu hẳn trong những ngôi "chùa làng" (đất của Vua, chùa của Làng, lời dân gian Việt Nam).

Trên đây là mấy "lời quê góp nhặt dông dài" của kẻ còn lấm lem nơi gió bụi Đất Trời, không có được cơ duyên về (quy) "ăn mày cửa Phật".

Kính xin Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, cùng thể Tăng Ni, Phật tử tỉnh Hà Tây cùng cả nước "mở lượng hải hà" rộng dung và xá tội cho.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Ghi chú:

(1) Vua Lý Nhân Tông (1072-1128) có bài kệ truy tán Thiền sư Vạn Hạnh (viên tịch năm 1018) câu mở đầu là : "Vạn Hạnh dung tam tế", có người dịch là "Vạn Hạnh dung ba cõi" (hay dung ba giáo).

(2) Tức xây tháp chín tầng để cúng dường đức Phật, nhà chùa.

(3) (4) (5) Xem Thuyền Uyển Tập Anh trang 105, 18, 197, 213.

(Bài nói chuyện tại trường Cơ Bản Phật Học Hà Tây, ngày 24-5-1992).


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2011(Xem: 3613)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 13059)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 5224)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 21909)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2587)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 5420)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 5842)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4201)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4386)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
22/03/2011(Xem: 5017)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567